Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Phòng chống kinh doanh hàng nhập lậu tại cục quản lý thị trường hà nội (Trang 99)

3.4.2.1. Những tồn tại

Cùng với những kết quả đạt được trong thời gian vừa qua, công tác phòng chống kinh doanh hàng nhập lậu trên địa bàn thành phố Hà Nội của Cục Quản lý thị trường vẫn còn nhiều mặt hạn chế như:

Một là, hệ thống văn bản, chính sách pháp luật về chống kinh doanh hàng nhập lậu chưa đầy đủ, còn chồng chéo dẫn đến cách hiểu và cách áp dụng khác nhau gây khó khăn cho lực lượng QLTT trong thực thi nhiệm vụ. Ở Việt Nam chưa có luật riêng về chống buôn lậu, hàng giả, vi phạm SHTT, mà nằm rải rác ở các văn bản khác nhau gây khó khăn cho lực lượng chức năng trong thực thi pháp luật.

Nghị định 43/2009/NĐ-CP đã đưa “thuốc lá điếu nhập lậu” vào danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh. Tại Điều 9 của Luật phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2012 cũng quy định “mua bán, tàng trữ, vận chuyển thuốc lá nhập lậu” là những hành vi bị nghiêm cấm. Tuy nhiên Luật Đầu tư 2014 (Sử đổi năm 2020) không quy định cấm đầu tư kinh doanh thuốc lá điếu nhập lậu trong khi lại quy định “kinh doanh sản phẩm thuốc lá” là ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Việc này gây hiểu nhầm là kinh doanh thuốc lá điếu nhập lậu thuộc ngành nghề có điều kiện và tạo ra khó khăn trong công tác xử lý hình sự đối với kinh doanh thuốc lá điếu nhập lậu trong thực tiễn.

Hai là, tổ chức lực lượng còn hạn chế về mặt số lượng, chất lượng chưa cao, đội ngũ cán bộ có độ tuổi từ 40 tuổi trở lên vẫn còn chiếm tỷ lệ lớn (40%) do đó việc ứng dụng công nghệ thông tin có phần hạn chế, hơn nữa địa bàn hoạt động rộng do vậy kết quả kiểm tra, kiểm soát thị trường còn chưa tương xứng với khả năng.

Ba là, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong phát hiện, xử lý vi phạm trên không gian mạng còn hạn chế. Hiện còn tồn tại nhiều vướng mắc trong sử dụng Hệ thống xử lý vi phạm hành chính INS, cần sớm khắc phục.

Bốn là, tồn tại trong công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trong kinh doanh hàng nhập lậu trên mạng Internet, dịch vụ chuyển phát nhanh, các nhà ở bỏ trống tại các khu đô thị, các khu chung cư cao tầng chưa được triệt để.

Năm là, tồn tại trong công tác phối hợp với các cơ quan quản lý liên quan. Công tác phối hợp trao đổi thông tin giữa các cơ quan chức năng vẫn chưa thực sự được chú trọng, việc kết nối thông tin giữa cơ quan Hải Quan trong việc kiểm soát các Doanh nghiệp nhập khẩu nhất là các doanh nghiệp nhập khẩu các mặt hàng thực phẩm, dược phẩm, thời trang, hàng tiêu dùng, điện tử cao cấp.. thông tin giữa Cục thuế về công tác tra cứu hóa đơn điện tử phục vụ công tác kiểm tra hàng hóa lưu thông theo quy định tại Nghị định 119/2018/NĐ-CP ngày 12/9/2018 về quy định hóa đơn điện tử khi bán hàng cung cấp dịch vụ vẫn chưa có sự thống nhất do vậy công tác kiểm tra, xử lý vẫn còn nhiều hạn chế.

Công tác phối hợp trao đổi thông tin giữa các lực lượng chức năng trong và ngoài ngành; giữa các lực lượng chức năng Thành phố và tỉnh khác ở một số nơi, một số thời điểm còn hạn chế, thiếu thường xuyên, chưa tin tưởng lẫn nhau dẫn đến hiệu quả công tác bắt giữ, xử lý chưa cao

Việc phối hợp, trao đổi thông tin trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả giữa các Đội QLTT với các lực lượng chức năng trên các tuyến giao thông, địa bàn giáp ranh các tỉnh còn hạn chế.

Việc phối hợp của mốt số Đội QLTT với các cơ quan chức năng trong công tác quản lý về ATTP chưa được chặt chẽ, thiếu các thông tin cảnh báo, dẫn đến việc kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính chưa kịp thời;

3.4.2.2. Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế

Những tồn tại, hạn chế trong công tác phòng chống kinh doanh hiện nay tại Cục quản lý thị trường Hà Nội xuất phát từ nguyên nhân sau:

Trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình đặc biệt là trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan chưa cao. Các cơ quan ban hành pháp luật chưa kịp thời trong công tác rà soát các văn bản pháp luật để sửa đổi, bổ sung, thay thế.

Năng lực của cán bộ Cục Quản lý thị trường ngày được cải thiện xong vẫn còn một số hạn chế, đặc biệt là lực lượng ngày càng mỏng hơn so với những năm trước đây, về độ tuổi tuy đã được trẻ hóa nhưng tỷ lệ độ tuổi trên 40 tuổi vẫn chiếm tỷ lệ cao ảnh hưởng tới khả năn ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra, xử lý vi phạm.

Sự phát triển nhanh chóng của thị trường kéo theo sự bùng nổ của công nghệ thông tin, trong khi đó cơ sở hạ tầng thông tin tại Cục chưa đáp ứng kịp. Sự phát triển của công nghệ thông tin đặc biệt là các trang mạng xã hội như: facebook, zalo, instagram...với sự dễ dàng tham gia và chưa có nhiều quy định quản lý hoạt động bán hàng trên mạng. Cùng với nhiều khó khăn trong công tác xác minh đối tượng, thiếu hành lang pháp lý, hơn nữa lực lượng cán bộ quản lý thị trường hiện nay đang dần giảm về số lượng dẫn tới không kiểm soát được các hành vi bán hàng nhập lậu trên không gian mạng phát triển.

Nhận thức của một bộ phận đối tượng kinh doanh hàng nhập lậu còn hạn chế, không lường trước được những hậu quả mà nó mang lại từ đó dẫn tới những hành vi vi phạm pháp luật.

CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG PHÒNG CHỐNG KINH DOANH HÀNG NHẬP LẬU TẠI CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG

HÀ NỘI. 4.1. Xu hướng kinh doanh hàng nhập lậu

Sự phát triển của công nghệ thông tin ngày càng mang lại nhiều lợi ích cho xã hội, các hoạt động kinh doanh, mua bán trực tuyến ngày càng phổ biến đã và đang đem lại những giá trị, lợi ích to lớn cho doanh nghiệp, người dân, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế đất nước trong thời kỳ đổi mới. Tuy nhiên nó cũng trở thành công cụ để các đối tượng kinh doanh không chân chính lợi dụng thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật. Theo thống kê của Tổng Cục Quản lý thị trường năm 2020 giá trị giao dịch TMĐT của Việt Nam đạt khoảng 14 tỷ USD, tăng 46%. Việt Nam nằm trong 10 nước ASEAN có lượng người dùng mới internet chiếm đến 40% dân số. Dự báo năm 2025, TMĐT sẽ đạt giá trị giao dịch lên đến 52 tỷ USD. Thông qua các trang web, các trang mạng xã hội facebook, zalo, instagram…dễ dàng cài đặt trên điện thoại hiện nay, doanh nghiệp không phải tốn kém thuê cửa hàng với nhân viên phục vụ, không cần đầu tư nhiều kho chứa hàng mà chỉ cần một khoản tiền nhỏ để xây dựng website bán hàng và chỉ tốn 10% phí duy trì, vận hành website mỗi tháng. Có thể thấy, hình thức thương mại điện tử đã tạo ra sân chơi mới cho các doanh nghiệp, và điều này đòi hỏi cơ quan quản lý nhà nước phải đổi mới, sáng tạo trong phương thức quản lý. Các trang website thương mại điện tử hầu như không cung cấp địa chỉ hoặc địa chỉ không đúng, có nhiều địa chỉ là nhà dân, chung cư… hoặc ghi đúng địa chỉ, đúng mặt hàng kinh doanh nhưng chủ cơ sở không thừa nhận website đó do mình thiết lập, quản lý. Hoặc khi kiểm tra, chủ cơ sở cho dừng, đóng, khóa…

website ngay tại thời điểm kiểm tra, gây khó khăn khi chứng minh vi phạm. Khó khăn lớn nhất khi phát hiện và xử lý các vụ việc trên môi trường thương mại điện tử là phải có sự việc rõ ràng, phải có người mua và có món hàng cụ thể. Trong khi các giao dịch, thanh toán trên mạng đều là ảo, không có địa điểm kinh doanh dẫn đến tình trạng lực lượng QLTT không thể kiểm tra được ngay. Việc thực hiện xử lý vi phạm đối với các doanh nghiệp gian lận cũng rất khó khăn do việc kiểm tra, truy tìm được những doanh nghiệp ảo không đơn giản. Quy mô thị trường ngày càng mở rộng thì công việc của lực lượng QLTT sẽ tăng.

Ngoài ra, cùng với xu thế phát triển thương mại giữa các quốc gia, quá trình hợp tác quốc tế phát triển, trong bối cảnh pháp luật về chống kinh doanh hàng nhập lậu vẫn còn tồn tại kẽ hở thì các đối tượng kinh doanh hàng nhập lậu trong nước sẽ câu kết với các đối tượng trong và ngoài quốc gia để thực hiện các hành vi buôn lậu. Hoạt động kinh doanh hàng nhập lậu không chỉ diễn ra trong phạm vi địa bàn quản lý mà còn hình thành các đường dây, ổ nhóm kinh doanh hàng nhập lậu với quy mô lớn, xuyên quốc gia. Các cơ quan quản lý cần phân tích các yếu tố trong và ngoài nước ảnh hưởng tới công tác phòng chống kinh doanh hàng nhập lậu để có phương án kịp thời và phù hợp.

Năm 2021, dự báo tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn tiềm ẩn nhiều diễn biến phức tạp. Hoạt động sản xuất kinh doanh có dấu hiệu phục hồi, khởi sắc. Tuy nhiên, tình hình buôn bán, vận chuyển, tập kết hàng hóa nhập lậu vẫn tồn tại và ngày càng tinh vi. Các nhóm hàng hóa, mặt hàng, nguyên liệu phục vụ sản xuất vật tư, trang thiết bị y tế phòng chống dịch bệnh Covid 19 tiếp tục được xác định là lĩnh vực nhóm mặt hàng nóng, đòi hỏi, yêu cầu các cơ quan quản lý các cấp phải tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát.

4.2. Quan điểm, phương hướng nhiệm vụ trong phòng chống kinh doanh hàng nhập lậu

4.2.1. Quan điểm

Quan điểm chỉ đạo của Cục quản lý thị trường Hà Nội trong công tác phòng chống kinh doanh hàng nhập lậu là đảm bảo bám sát 5 nhiệm vụ chính của Tổng Cục quản lý thị trường hiện nay là: (i) ổn định kiện toàn tổ chức; (ii) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ; (iii) xây dựng, hoàn thiện hạ tầng pháp lý; (iv) ứng dụng công nghệ thông tin; (v) thông tin truyền thông. Theo đó, trong thời gian tới cần tiếp tục phát huy hiệu quả từ mô hình tổ chức mới. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến phòng chống kinh doanh hàng nhập lậu, hệ thống pháp luật phù hợp sẽ góp phần hạn chế tình trạng kinh doanh hàng nhập lậu. Đồng thời nâng cao chất lượng nguồn lực cán bộ quản lý, trong bối cảnh công nghệ phát triển cần nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý. Hơn nữa, công tác thông tin tuyên truyền cần được chú trọng, tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức người tiêu dùng, nâng cao nhận thức doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong nước đảm bảo nhận thức đúng đắn về quyền lợi hàng hóa của doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu, và kịp thời có phản ánh khi nhận thấy dấu hiệu kinh doanh hàng nhập lậu. Cần có sự phối hợp giữa người sản xuất kinh doanh, người tiêu dùng và nhà quản lý khi đó hiệu quả quản lý mới được nâng cao.

4.2.2. Phương hướng, nhiệm vụ

Để cụ thể hóa, triển khai thực hiện quan điểm đã nêu, trong thời gian tới Cục Quản lý thị trường Hà Nội xác định tập trung vào những nhiệm vụ chính sau đây:

Bám sát quan điểm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công thương. Tổng Cục quản lý thị trường, UBND Thành phố, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Cục Quản lý thị trường Hà Nội xác định phòng chống kinh doanh hàng

nhập lậu là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, trọng điểm thường xuyên. Nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ kép, phối hợp công tác thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, góp phần phát triển kinh tế xã hội, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội gắn với công tác phòng chống dịch bệnh Covid 19 là nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm trong năm 2021.

Trong thực thi nhiệm vụ, kịp thời phát hiện những chồng chéo gây khó khăn cho công tác quản lý, đề xuất cấp trên xem xét, nghiên cứu và có biện pháp xử lý phù hợp.

Làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân, doanh nghiệp sản xuất trong nước nhằm chủ động tự bảo vệ mình và kịp thời báo cáo các cơ quan chức năng. Tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên truyền với các báo đài truyền hình để sản xuất các tin, bài, phóng sự nhằm thông tin, tuyên truyên rộng rãi đến người dân về kết quả đấu tranh phòng chống kinh doanh hàng nhập lậu của các lực lượng chức năng trong BCĐ 389/TP.

Tổ chức các Đoàn công tác của BCĐ 389/TP đi trao đồi kinh nghiệm trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại các tỉnh, thành phổ trên cả nước.

Làm tốt vai trò cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo 389/TP trong việc dự báo tình hình, tổng hợp thông tin, báo cáo, tham mưu BCĐ 389/TP xây dựng kế hoạch công tác hằng năm, kế hoạch kiểm tra liên ngành.

4.3. Một số giải pháp tăng cường phòng chống kinh doanh hàng nhập lậu tạiCục Quản lý thị trường Hà Nội. Cục Quản lý thị trường Hà Nội.

Để góp phần khắc phục những tồn tại hạn chế đã nêu, trong thời gian tới cần có những giải pháp mang tính khả thi, phù hợp với tổng quan tình hình thực tế tại thành phố Hà Nội.

4.3.1. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý lượng đội ngũ cán bộ quản lý

Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục đội ngũ cán bộ. Tuyên truyền những nội dung các quy định pháp luật về phòng chống kinh doanh hàng nhập lậu. Tuyên truyền giúp cho cán bộ nâng cao nhận thức về pháp luật phòng chống kinh doanh hàng nhập lậu, từ đó nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền tới cá nhân người tiêu dùng, doanh nghiệp kinh doanh hàng nhập khẩu. Tuyên truyền về những cách làm hay, sáng tạo, những ứng dụng công nghệ trong kiểm tra xử lý vi phạm, tuyên truyền về kết quả kiểm tra xử lý những vụ vi phạm điển hình.. thông qua đó các cơ quan quản lý có thể học hỏi lẫn nhau, nâng cao hiệu quả công việc. Tuyên truyền kết quả kiểm tra xử lý vi phạm, đặc biệt là những vụ nghiêm trọng qua đó cho thấy chất lượng cán bộ ngày càng chuyên nghiệp hơn. Tuyên truyền bằng nhiều hình thức khác nhau như phối hợp với các cơ quan thông tin viết tin bài, phóng sự về những sự việc thực tế, bằng truyền thanh, bằng các văn bản về quá trình đào tạo cán bộ quản lý thị trường. Tăng cường công tác phối hợp với các nhãn hàng, thương hiệu tổ chức các buổi tập huấn nghiệp vụ chuyên ngành, phân biệt, nhận biết hàng nhập khẩu chính hẵng và hàng nhập lậu.

Nâng cao chất lượng cán bộ để đáp ứng kịp sự phát triển của kinh tế thị trường, trong thời gian tới cần tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức về mọi mặt: chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng, trình độ lý luận chính trị, tác phong, đạo đức nghề nghiệp và đặc biệt là khả năng sử dụng công nghệ thông tin. Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, cần tạo điều kiện cho cán bộ, công chức tham gia các lớp chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp, tăng cường mở các lớp tập huấn thực tế cho cán bộ. Về các kỹ năng, cần đào tạo

cho cán bộ các kỹ năng tin học văn phòng, tập huấn việc sử dụng các ứng dụng mới trong quản lý, tạo điều kiện cho cán bộ nâng cao trình độ ngoại ngữ để có thể nắm được những thông tin cơ bản trên sản phẩm. Bên cạnh đó, yếu tố không thể thiếu trong nâng cao chất lượng cán bộ là rèn luyện, nâng cao đạo đức nghề nghiệp, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, có biện pháp kỷ luật thích đáng đối với những trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện hành vi trái pháp luật, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, đồng thời có những động

Một phần của tài liệu Phòng chống kinh doanh hàng nhập lậu tại cục quản lý thị trường hà nội (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w