Tổng quan về tình hình xã hội Hà Nội giai đoạn 1930– 1945

Một phần của tài liệu fb211025152753 (Trang 27)

Sự tiếp xúc giao thoa giữa văn hóa Việt Nam với văn hóa nhân loại, đặc biệt là với văn hóa phương Tây đã diễn ra mạnh mẽ vào những thập niên đầu thế kỉ XX, trong điều kiện thực dân Pháp xâm lược thống trị và khai thác thuộc địa

Việt Nam. “Xã hội Việt Nam bắt đầu có sự phân hóa và hình thành thêm các giai cấp như công nhân, tư sản, trí thức và tiểu tư sản thành thị. Một cơ cấu xã hội mới được hình thành và phát triển trong bối cảnh văn hóa phức tạp, đây là thời kỳ khởi đầu cho sự tiếp xúc văn hóa cổ truyền Việt Nam với nền văn hóa phương Tây, thông qua văn hóa Pháp du nhập có tính cưỡng bức, vừa có tính tự nguyện” (Đào Duy Anh, 1938)

Theo ghi chép từ các tài liệu lịch sử, sau khi triều đình Huế ký hiệp ước chính thức thừa nhận quyền bảo hộ của nước Pháp. Bắt đầu từ 3/10/1888, Hà Nội chính thức trở thành một thành phố theo chế độ nhượng địa. Trong những năm đầu cai trị, thực dân Pháp thực hiện nhiều chính sách trên mọi lĩnh vực xã hội, biến Hà Nội từ một thành phố phong kiến trở thành một thành phố thuộc địa. Hà Nội là trung tâm đô thị chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất bởi sự canh tân, khai ngộ văn minh của thiên niên kỷ mới. Quá trình chuyển đổi và mai một các nét văn hoá mang đậm bản sắc truyền thống tại thành phố này là điều không thể tránh khỏi. Xã hội thuận theo lối sống tân thời, vừa âu hoá hiếu kỳ, vừa lai tạp mâu thuẫn.

Sau khi nước Pháp ra khỏi chiến tranh thế giới lần thứ I (cuối năm 1918) mặc dù với tư cách là một nước thắng trận, nhưng hậu quả chiến tranh thật nghiêm trọng. Nền kinh tế của Pháp bị tàn phá nặng nề. Để khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục nền kinh tế và củng cố địa vị của mình trên thế giới, thực dân Pháp chủ trương đẩy mạnh đầu tư và khai thác thuộc địa. Chính vì vậy giai

đoạn 1930 -1945 là giai đoạn Pháp đẩy mạnh khai thác thuộc địa lần thứ hai ở

Theo những ghi chép trong cuốn Lịch sử thủ đô Hà Nội của Trần Huy Liệu, tình hình kinh tế, chính trị tại Hà Nội thời kỳ này có thể chia làm ba giai đoạn chính như sau:

Giai đoạn 1930 – 1935 là thời kỳ thoái trào cách mạng và khủng hoảng kinh tế.

Với sự ra đời Đảng cộng sản Đông Dương (1930), thời kỳ phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân lên cao hơn bao giờ hết. Chính vì vậy, chính sách của thực dân Pháp ở Hà Nội trong thời kỳ này vô cùng tàn ác và thâm độc. Chúng ra sức đàn áp, bắn giết, tù đày những chiến sĩ cách mạng hoặc những người cảm tình của cách mạng.

“Theo lời khai của một thiếu tá người Pháp tên là Lăm – be (Lambert) bị đưa ra trước toà án Hà Nội ngày 12/6/1930 vì tội giết tù nhân, thì các ngục thất đông tù phạm quá, tên thống sư Rô – banh (Robin) đã dặn miệng rằng “giết bớt đi”. Chúng hạn chế ngay cả đến số hội viên người Việt trong hội đồng thành phố, năm 1930 rút xuống chỉ còn hai người , một mặt chúng lại lừa bịp phỉnh phờ nhân dân bằng cách cho những tên tay sai như Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh đưa ra thuyết “lập hiến” và thuyết “trực trị” để mọi người nhầm tưởng rằng chúng quan tâm đến lợi ích của dân tộc Việt Nam.” (Trần Huy Liệu, 2000)

Về mặt kinh tế, Thực dân Pháp ra sức bóc lột nhân dân Hà Nội để cứu nguy cho cuộc khủng hoảng kinh tế bên chính quốc chúng và tư bản Pháp ở Đông Dương. Những thủ đoạn vơ vét bóc lột kinh tế của thực dân Pháp cùng với sự tràn lan của kinh tế khủng hoảng khiến cho đời sống của tất cả các giai cấp ở thỉ đô Hà Nội lâm vào một tình trạng gay go.

“Nhân dân Hà Nội cũng bị oằn mình dưới những thủ đoạn bóc lột chung cho toàn Đông Dương hoặc toàn Bắc Kỳ của chúng như dùng hàng rào quan

thuế để giữ độc quyền thị trường Đông Dương cho hàng hoá ứ đọng bên nước chúng, giảm bớt số công nhân viên chức, sử dụng quỹ hưu bổng và quỹ tiết kiệm của công nhân viên chức, giảm lương viên chức Việt Nam, quyên tiền, mở công thải công trái, thu về đồng bạc 27 gờ-ram và tung đồng bạc 20 gờ-ram năm 1932, tung ra tiền chinh Bảo Đại ở Bắc Kỳ, tăng các thứ thuế như thuế rượu, thuế xe kéo, thuế trước bạ, thuế xem chiếu bóng, xem hát, v.v… Ngay cả các cô hầu gái điếm cũng phải nộp thêm thuế gấp năm lần khi trước.” (Trần Huy Liệu, 2000)

Giai đoạn 1936 – 1939 là thời kỳ của các cuộc đấu tranh đòi tự do dân chủ

Mặc dù kinh tế khủng hoảng ở Hà Nội đã chấm dứt năm 1935, nhưng nó còn để lại những dấu vết chưa phải đã xoá được ngay. Đời sống kinh tế của nhân dân, sau khi cơn kinh tế khủng hoảng đã qua rồi, còn đang gặp khó khăn như vậy thì đã phải trải qua những khó khăn mới: bọn trùm phát xít đã xuất hiện ở Tây Ban Nha, nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai đang đe doạ nhân dân thế giới, và bọn thực dân Pháp ra sức bóc lột các thuộc địa hơn nữa để chuẩn bị chiến tranh. Nhân dân Hà Nội một lần nữa lại phải chịu đựng mọi hình thức vơ vét bóc lột của chính quyền thực dân và bọn tư bản Pháp.

Chính bởi sự bóc lột kinh tế của thực dân Pháp, đời sống nhân dân ngày càng khó khăn dẫn đến sự bùng nổ của các phong trào đấu tranh đòi tự do dân chủ. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Đông Dương, nhân dân Hà Nội hăng hái tham gia đấu tranh đòi tự do. Một số phong trào đấu tranh tiêu biểu của nhân dân Hà Nội thời kỳ này có thể kể đến như: Phong trào Đông Dương Đại Hội (1935) , Đấu tranh thành lập Mặt trận dân chủ (1936) và các Phong trào đấu tranh giành tự do, dân sinh, dân chủ khác trải dài suốt giai đoạn 1936 đến 1939. Tuy rằng nhìn chung các phong trào còn một số khuyết điểm nhưng về căn bản,

phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân thủ đô Hà Nội có một ảnh hưởng chính trị vang dội trong toàn quốc, đóng góp một phần quan trọng vào phong trào dân chủ ở Đông Dương.

Giai đoạn 1940 – 1945: Hà Nội thời kỳ Pháp Nhật và phong trào cách mạng

Tổng khởi nghĩa tháng Tám

Tháng 9/1940, quân đội phát xít Nhật vào thủ đô Hà Nội. Nhân dân Hà Nội bắt đầu một giai đoạn lịch sử mới: giai đoạn sống dưới ách thống trị của cả thực dân Pháp lẫn phát xít Nhật.

Phát xít Nhật tại Hà Nội, một mặt vẫn lợi dụng triệt để chính quyền thực dân Pháp làm tay sai cho chúng, một mặt khác vẫn hoạt động ngấm ngầm để đối phó với thực dân Pháp. Trước những hoạt động của Phát xít Nhật để gây cơ sở ảnh hưởng chính trị, thực dân Pháp cũng tìm cách đối phó. Những mâu thuẫn này dẫn đến việc Nhật đảo chính Pháp vào ngày 9/3/1945. Sau khi nắm chính quyền trong tay, Hà Nội hoàn toàn trở thành một thành phố thuộc địa của đế quốc Nhật với bọn tay sai của chúng là các công chức Pháp.

Dưới chế độ tàn bạo của phát xít Nhật, thủ đô Hà Nội đã trải qua một thời gian cực kỳ đen tối.

Tình hình kinh tế của Hà Nội vô cùng khó khăn khi thực dân Pháp ra sức bóc lột nhân dân Hà Nội cũng như nhân dân Đông Dương để cung cấp cho chiến tranh. Với tính chất một thành phố thuộc địa chủ yếu tiêu thụ và phân phối hàng hoá sản xuất tại Pháp, trong hoàn cảnh hàng hoá ngoại hoá đưa sang được rất ít, việc thực dân Pháp ra sức vơ vét để cung cấp cho Phát xít Nhật đồng thời chuẩn bị đối phó với chúng càng làm tình cảnh kinh tế thêm kiệt quệ.

Trước những áp bức, bóc lột, hàng loạt các cuộc khởi nghĩa của nhân dân Hà Nội đã nổ ra trước khi dẫn đến tổng khởi nghĩa giành độc lập từ ngày

19/8/1945 và kết thúc thắng lợi. Ngày 2/9/1945, thủ đô Hà Nội vinh dự chọn làm nơi ra mắt và tuyên bố độc lập của Chính phủ Việt Nam. Đánh dấu sự kiện quan trọng: nước Việt Nam dân chủ cộng hoà chính thức được thành lập.

Về quy hoạch kiến trúc, dưới chính sách của người Pháp, ngoài hình thức tạp nham, lai căng, thành phố Hà Nội chia hai loại khu vực rõ ràng: khu vực người Âu của kẻ thống trị và khu vực bản xứ của nhân dân bị trị. Giai đoạn này, quy hoạch tại Hà Nội đã có những đặc điểm tiến bộ hơn. Từ năm 1930, thực dân Pháp tiến hành quy hoạch mở rộng thành phố về phía nam tạo thành hệ thống đường phố theo dạng ô cờ không đồng đều với các ô phố có quy mô nhỏ. Đây là khu vực được quy hoạch và xây dựng chủ yếu cho người Việt Nam. Họ thuộc tầng lớp tiểu tư sản trung lưu do Pháp đào tạo để làm việc cho bộ máy hành chính của Pháp. Cấu trúc mạng ô trong khu phố này không đồng đều, quy mô các ô phố nhỏ hơn và mật độ xây dựng cao hơn so với khu phố Pháp. Sự khác biệt trong tổ chức không gian quy hoạch các khu vực cư trú với mức độ tiện nghi khác nhau thể hiện sự phân biệt, đối xử bất bình đẳng giữa các tầng lớp xã hội khác nhau trong chế độ thực dân, giữa một bên là người Pháp thực dân và bên kia là người Việt bản xứ (Nguyễn Hồng Chi, 2010)

Về đời sống văn hoá, từ nửa cuối thế kỷ XIX, một cuộc giao lưu tiếp biến khá đặc biệt diễn ra giữa văn hoá Việt và văn hoá phương Tây, chủ yếu là ảnh hưởng của văn hoá Pháp, nhân dân Hà Nội một mặt phải tiến hành đấu tranh chống thực dân để giành độc lập, một mặt phải tiếp nhận nền văn hoá ngoại lai này để phát triển thành phố. Ban đầu là sự giao lưu cưỡng bức, dần dà việc giao lưu chuyển sang chủ động khiến cho diện mạo đời sống văn hoá Hà Nội thay đổi rõ nét. Đặc biệt, giai đoạn 1930– 1945 có thể xem như một thời kỳ cách tân văn hoá xã hội của Việt Nam với nhiều chuyển biến sâu sắc.

Về giáo dục, thực dân Pháp sau những năm đầu đặt nền móng với những chính sách quảng bá văn minh của mình, dẹp dần ảnh hưởng của chữ Nho, lập ra nhiều trường học Pháp -Việt đặt tại Hà Nội, khuyến khích các tầng lớp trí thức, quan lại và nhà giàu ở Hà Nội cho con cháu họ qua Pháp du học. Nhưng từ những năm 1938 trở về sau, do những nhu cầu trong tình hình mới của cuộc đại chiến thế giới lần thứ hai, thực dân Pháp không còn muốn cho học sinh Việt Nam sang Pháp du học. Thời kỳ Mặt trận bình dân 1936 -1939, rất nhiều học sinh, giáo viên tham gia vào các tổ chức và phong trào đấu tranh chính trị sôi nổi ở thủ đô, nhiều trường học trở thành cơ sở tổ chức “Thanh niên dân chủ” dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Đông Dương. Thực dân Pháp lập ra ngạch học quan để tăng cường sự kiểm soát của chúng trong lĩnh vực giáo dục, đồng thời rút bớt một số trường khiến cho các học sinh ở Hà Nội đã thiếu trường lại càng thêm thiếu.

Năm 1941, sau khi Nhật vào Đông Dương, thực dân Pháp buộc lòng phải chú ý đến công tác giáo dục đôi chút ở Đông Dương cũng như ở Hà Nội để cạnh tranh ảnh hưởng với Nhật, nhưng trong thực tế tình hình giáo dục ở Hà Nội từ 1941 trở đi không có chuyển biến gì khác trước. Hơn nữa, sau những trận ném

bom của phi cơ Mỹ những ngày 10, 12 tháng 12 -1943, các trường học ở Hà Nội

đã phải “tản cư” ra khỏi thành phố, hoặc đi theo tỉnh khác khiến cho nhiều học sinh đã phải bỏ học vì không có điều kiện để theo trường (Trần Huy Liệu, 2000)

Về văn học, thời kỳ từ 1930 đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 là thời kỳ phức tạp nhất đồng thời cũng phong phú và vinh quang nhất của lịch sử văn học thủ đô Hà Nội dưới thời thuộc Pháp. Điểm nổi bật trong thời kỳ này là sự đấu tranh của các quan điểm, các xu hướng văn học nghệ thuật khác nhau. Xu hướng văn học nổi bật nhất trong thời kì 1931– 1935 là xu hướng lãng mạn mà

học hiện thực chiếm ưu thế tuyệt đối, những tác phẩm văn học hiện thực ở thủ đô Hà Nội nở rộ. Năm 1940, phái xít Nhật vào thủ đô Hà Nội. Dưới sự kiểm duyệt trực tiếp và gián tiếp của chúng, những tư tưởng văn học tiến bộ phải tạm thời rút lui trong bóng tối (Trần Huy Liệu, 2000)

Cũng như văn học, nghệ thuật ở thủ đô Hà Nội có cả một truyển thống lâu đời. Trong suốt thời gian Pháp thuộc, Hà Nội vẫn là trung tâm nghệ thuật của dân tộc. Nghệ thuật dân tộc một mặt đã phải đấu tranh kiên trì gian khổ với quan điểm văn hoá nô dịch của thực dân thống trị, một mặt khác nó cũng tiếp thu những kiến thức về kỹ thuật và lý luận mới của nghệ thuật Tây phương và nghệ thuật các nước phát triển lên nhằm đáp ứng những nhu cầu của xã hội, của dân tộc.

Nền mỹ thuật của thủ đô Hà Nội có truyền thống lâu đời. Thời Pháp thuộc có điều kiện phát triển hơn và học hỏi thêm của nền mỹ thuật Pháp nhưng cũng không tránh khỏi bị kìm hãm. Năm 1924, thực dân Pháp thành lập trường Mỹ thuật Đông Dương ở Hà Nội nhưng mục đích chỉ là để đào tạo những thợ mỹ nghệ phục vụ cho nhu cầu của người Pháp. Tuy nhiên trường Mỹ thuật Đông Dương lại đào tạo ra thế hệ hoạ sĩ Việt Nam đầu tiên sau này đã có những đóng góp to lớn cho nền mỹ thuật Việt Nam. Nghệ thuật hội họa xuất hiện những thể loại mới có nguồn gốc từ phương Tây như tranh sơn dầu, tranh bột màu,…

Nếu như ở Nam Kỳ, sự ra đời của cải lương đã nhanh chóng làm vừa lòng khán giả với nội dung và hình thức thể hiện mới thì ở Bắc Kỳ, chủ yếu là ở Hà Nội, kịch nói ra đời và khởi sắc nhanh chóng, được công chúng ưa thích. Nghệ thuật sân khấu từ chỗ công diễn các vở kịch nói của Pháp, người Việt Nam cũng đã tự dàn dựng kịch nói của mình. Sau 1930, kịch đã tiến lên một bước đáng kể về mặt sáng tác cũng như về mặt diễn xuất. Trong thời kỳ Mặt trận dân chủ 1936

– 1939, kịch cũng vươn lên một bước quan trọng với những vở phản ánh hiện

thực xã hội như: Kim tiền của Vi Huyền Đắc và Không một tiếng vang của Vũ

Trọng Phụng.

Trong âm nhạc đã xuất hiện các ca khúc lời Việt nhạc Tây, nhạc cụ Phương Tây như đàn ghita đã xuất hiện giữa các nhạc cụ truyền thống. Phong trào khiêu vũ, nghe nhạc Pháp đã làm say mê giới thanh niên chịu ảnh hưởng của văn hóa Tây phương thời bấy giờ, đặc biệt là giai đoạn sau 1930 (Nguyễn Thị Kim Loan, 2015)

Tóm lại, trong một khoảng thời gian không dài 1930 – 1945, Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng đã tạo thành cuộc cách mạng văn hoá xã hội toàn diện biến đổi từ văn hoá Á Châu cổ điển sang hiện đại phương Tây trong sự giằng co giữa cái cũ và cái mới, đồng thời chấm dứt một quá khứ thuộc địa đầy đau thương. Xã hội thay đội, ý thức cũng như nếp sống của con người trong những điều kiện lịch sử đó tất nhiên phải thay đổi để thích ứng. Do vậy trang phục ở thời kỳ này cũng có nhiều biến đổi sâu sắc.

2.2. Giao lưu văn hóa Việt – Pháp và quá trình du nhập văn hóa phương Tây của người dân Hà Nội

2.2.1. Khái niệm “văn minh” và “lạc hậu”

Một phần của tài liệu fb211025152753 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)