Phân hoá xã hội thành thị – nông thôn và hai luồng tư tưởng “đổ

Một phần của tài liệu fb211025152753 (Trang 41)

“đổi mới” – “bảo thủ”

Sự hiện diện của người Pháp đã làm thay đổi cấu trúc xã hội Việt Nam, đô thị lấn át nông thôn, một bức tranh hoàn trái ngược với bức tranh truyền thống. Cấu trúc xã hội Việt Nam từ lâu đời, gồm có đơn vị căn bản là gia đình và làng xã. Sự hiện diện của người Pháp đã thay đổi cấu trúc xã hội ấy. Với sức ép của cuộc sống kinh tế khó khăn do sưu, thuế nặng nề, người nông dân đã rời bỏ các xóm làng để đi mưu sinh ở nơi khác. Việc di dân này, thường chủ yếu tới các trung tâm thương mại và văn hóa mới, hay nói cách khác là các đô thị mới. Những đô thị mới này hoàn toàn khác với đô thị xưa kia trong xã hội cổ truyền, có lối sống khác hẳn với nông thôn, văn minh hơn và hiện đại hơn rất nhiều. Cùng với ưu thế về kinh tế, đô thị dần dần lấn át nông thôn, chuyển trung tâm sáng tạo, bảo lưu và hưởng thụ văn hóa từ nông thôn ra thành thị. Cho nên có thể nói rằng hệ thống đô thị mới xuất hiện từ khi người Pháp đến Việt Nam, đã tạo những thay đổi sâu xa trong cấu trúc xã hội và cả trong sinh hoạt văn hóa Việt Nam (Nguyễn Thị Kim Loan, 2015)

Sự biến đổi trong cấu trúc xã hội Việt Nam đã tạo ra ngăn cách giữa nông thôn và thành thị, tạo ra hai luồng tư tưởng đối nghịch nhau tồn tại mâu thuẫn. Nông thôn vẫn là một xã hội nông nghiệp từ xưa, với nếp sống giản dị tự cung tự cấp không tạo ra các nhu cầu phức tạp và phong phú như trong xã hội nơi thành thị. Chính vì thế nông thôn chính là một xã hội thu nhỏ, dân chúng trong làng sống gắn bó với nhau từ đời này sang đời khác, như một đại gia đình. Những tư tưởng cha truyền con nối và đặc biệt là sự ảnh hưởng của Nho giáo vẫn còn hết

sức nặng nề khiến cho dân quê luôn bảo thủ và khó tiếp nhận sự xuất hiện của một nền văn hoá mới.

Hà Nội tuy là đô thị lớn, nơi tụ hội của nhiều trí thức bấy giờ, có nhiều cơ hội giao lưu tiếp xúc với xã hội hiện đại, có nhiều tư tưởng đổi mới ảnh hưởng từ văn minh đô thị. Nhưng Hà Nội lúc bấy giờ, chỉ cần đi ra ngoài năm cửa ô chút ít đã là những làng mạc rất hoang sơ, cũ kĩ, chính vì thế sinh hoạt ở Hà Nội lúc đó vẫn mang tính nửa nông thôn, nửa thành thị, vẫn giao tranh mạnh mẽ giữa những luồng tư tưởng đổi mới – bảo thủ.

Trần Quốc Vượng nhận xét về tình hình Hà Nội thời Pháp thuộc “Là đô thị đứng đầu cả nước – đúng với nghĩa đen của khái niệm “thủ đô” – nhưng quả thật, trình độ và tốc độ đô thị hoá của Hà Nội chưa cao để có thể lan truyền ảnh hưởng đô thị hoá ra vùng ven đô. Tỉnh Hà Nội thì đã to, nhưng “thành phố” Hà Nội thì nhỏ và sức chứa dân cư nội thành thì “quá tải” từ lâu mà khả năng “tăng thế hiệu” của Hà Nội thì có hạn” (Trần Quốc Vượng, 2009). Chính vì thế, càng lùi ra xa vùng ngoại ô Hà Nội, sự phân hoá của các tầng lớp nhân dân càng thể hiện rõ. Sinh sống ở vùng ngoại ô, đa phần có nguồn gốc nông thôn, họ từ các làng quê nghèo khổ nhập cư vào Hà Nội – nơi tập trung các hoạt động kinh tế đa dạng, hy vọng tìm việc làm để kiếm sống.

Sự phân bố dân cư đó đã tạo nên sự biến đổi của thành phần dân cư đô thị. Nghiên cứu của Nguyễn Hồng Chi trong luận văn Quá trình đô thị hoá của Hà Nội thời Pháp thuộc (1885-1945) đã chỉ ra: Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa cùng các yếu tố văn hoá phương Tây do người Pháp đưa vào Hà Nội thông qua các hoạt động sản xuất công nghiệp và thương nghiệp, tuy ở mức độ hạn chế, nhưng đã làm thay đổi cấu trúc xã hội – dân cư của Hà Nội. Trong thành phần dân cư đô thị của Hà Nội, bên cạnh tầng lớp tư sản còn có tầng lớp công

nhân lao động. Đa số công nhân lao động có nguồn gốc từ nông thôn nhập cư vào Hà Nội để tìm kiếm việc làm. Sự phát triển của Hà Nội đã thu hút được một số lượng dân cư từ các vùng xung quanh, đồng thời trong qúa trình phát triển cũng đã hình thành các giai cấp, thành phần dân cư khác nhau trong phạm vi Hà Nội, mỗi thành phần dân cư có những đặc điểm văn hoá – xã hội khác nhau, tạo nên những nét khác biệt của dân cư Hà Thành (Nguyễn Hồng Chi, 2010). Sự du nhập của những thành phần dân cư này đã tạo nên một cảnh quan đô thị nghèo nàn, tương phản hoàn toàn với các khu phố trung tâm giàu có và đầy đủ tiện nghi của người Pháp. Sự tương phản này được Trần Huy Liệu ghi chép lại trong cuốn

Lịch sử thủ đô Hà Nội như sau:

“Ở những khu phố của người Pháp ở, mặc dù mật độ dân số rất thấp, nhà cao cửa rộng, hầu hết có vườn ở trong nhà, lại có cả đường phố rộng rãi sạch sẽ với cây cao bóng mát, mà lại có nhiều vườn hoa ở ngay cạnh như vườn Bách Thảo, vườn hoa Canh Nông, vườn hoa Chí Linh, v.v…

Trái lại, ở những khu dân cư người Việt ở, đặc biệt ở những khu lao động,

thì mật độ dân số đã quá cao (2000 hay 3000 người một cây số vuông) nhà cửa

lại ở chen chúc chật chội ẩm thấp, thiếu nắng, thiếu gió, thiếu cả ánh mặt trời, và đường phố lại chật hẹp, đầy bụi, không có cây cối mà lại không có một thước hoa” (Trần Huy Liệu, 2000)

Có thể thấy, sự phân hoá giữa nông thôn – thành thị tồn tại ngay trong chính nội đô Hà Nội, càng mở rộng ra xa thì sự phân hoá càng sâu sắc. Sự phân hoá này sản sinh ra những luồng tư tưởng trái ngược, xuất hiện những thái độ khác nhau đối với văn hóa Đông - Tây.

Thứ nhất là tư tưởng bảo thủ. Lớp người có tư tưởng này nhìn nhận những

không thỏa đáng. Tư tưởng này tồn tại đậm đặc nơi làng quê. Chính vì vậy mà khi có sự di chuyển thành phần dân cư từ nông thôn lên thành thị, trong phạm vi

nơi đô thị Hà Nội, tư tưởng này tồn tại ở lớp người có nếp sống người nông dân

. Đây là lớp người dân lao động tại thành thị. Đại đa số dân lao động trong thời kỳ này vẫn còn theo những nếp sinh hoạt văn hoá của người nông dân từ thời xưa, do họ hoặc vẫn là dân cư nông nghiệp, hoặc là nông dân từ các vùng lân cận Hà Nội đổ về thành phố tìm việc làm trong các cơ sở công nghiệp, dịch vụ mới được hình thành tại Hà Nội.

Ngoài ra, xu hướng bài ngoại còn tồn tại trong lớp người theo phái cựu học – lối học cũ. Lớp người này khư khư bài ngoại, luôn cho mình là văn minh, người nước ngoài là mọi rợ nên không đề cập đến chính thuật, tài năng của người nước ngoài. Dẫu biết rằng bảo tồn lấy quốc hồn quốc tuý là một điều rất nên, nhằm chống lại chính sách ngu dân dễ bề cai trị của thực dân Pháp. Nhưng như vậy lại ngăn chặn mọi yếu tố tiến bộ của văn hóa Phương Tây có thể gây ảnh hưởng tích cực đến tinh thần, tư tưởng người Việt Nam. Bởi thế một bộ phận người Việt Nam trong khi chống ách thống trị của thực dân Pháp, đã phản ứng quyết liệt sự du nhập văn hóa Pháp để bảo vệ văn hóa truyền thống. Tiêu biểu là lớp sĩ phu yêu nước cuối thế kỉ XIX như Phan Đình Phùng,Vũ Phạm Hải, Nguyễn Xuân Ôn, Vũ Đình Chiểu... Họ chống Pháp xâm lược, cai trị Việt Nam

và chống luôn sự hiện diện của văn hóa Pháp trên đất Việt. Thái độ bài xích văn

hoá ngoại được Nguyễn Công Hoan thuật lại trong cuốn Nhớ và ghi về Hà Nội

như sau: “Ngày Tây mới sang ta, chúng mở trường dạy tiếng Tây, nhưng ít người đi học. Vì cho là một sự xấu hổ. Chúng phải cấp giấy bút cho học trò. Muốn con các quan cũng đi học, chúng điều đình với cha mẹ. Nể chúng, những người này phải cho con đi học chữ Tây, nhưng chọn những đứa con hư, cho là

bỏ đi, hoặc con vợ lẽ, là những con kể như con thêm” (Nguyễn Công Hoan, 2004)

Tiếp đó là sự xuất hiện của phái “trung dung”, theo thuyết “điều hoà” chẳng

mới mà cũng chẳng cũ. Trong báo Ngày Nay số 25, Hoàng Đạo đã có một bài

bàn luận về bộ phận này:

“Phái này ở trong nước ta rất thịnh hành và cũng rất có quyền thế. Họ nêu ra cái thuyết dung hoà văn hoá cũ và văn hoá mới, lời lẽ nghe có vẻ uyên thâm lắm. Còn gì hơn là giữ lại những điều hay của văn hoá Tàu làm vốn, thâu nhập những cái hay của văn hoá Pháp để thêm thắt vào: như vậy, chẳng mấy chốc ta sẽ có hai văn hoá, ta sẽ hoá ra văn minh hơn hết thảy các nước trên toàn cầu. Những sự tơ tưởng ấy chỉ là một ảo tưởng. Hai cái văn hoá như hai dòng nước chảy trên một trái núi xuống; nhưng một dòng chảy về phía đông, một dòng chảy vè phía tây, không sao hợp lại thành một được: văn hoá Tây phương hiếu động, cốt ở chỗ luôn luôn thay đổi, không lúc nào ngừng; còn văn hoá viễn đông cũ chủ tĩnh, luôn luôn dừng lại một nơi. Vì lẽ đó, điều hoà của phái “trung dung” đã hoàn toàn thất bại.” (Hoàng Đạo, 1936)

Chính vì sự thất bại của phái “trung dung”, phái tân học trở nên chiếm ưu thế trong đời sống văn hóa Việt Nam. Quá trình tiếp xúc giao thoa tự nhiên dẫn họ đến với những giá trị tốt đẹp, tiến bộ của văn hóa Phương Tây mà chính quyền thuộc địa ngăn cấm. Họ tận mắt chứng kiến sức mạnh của khoa học kĩ thuật Phương Tây và sự yếu kém của học thuật cũ. Họ khao khát tiến bộ, giàu mạnh, văn minh, nên từng bước tiếp nhận những yếu tố tiến bộ, hiện đại của văn hóa phương Tây. Điển hình là tầng lớp tiểu tư sản thành thị. Đây là một tầng lớp mới xuất hiện, có sự Âu hoá mạnh, là nét mới trong cách sống của người dân Hà Nội trong thời kỳ này.

Sự xuất hiện của tầng lớp tiểu tư sản thành thị là hệ quả của chính sách văn hoá – giáo dục mà người Pháp đã thực hiện tại Việt Nam trong giai đoạn đầu thế kỷ XX. Phương châm của phái tân học là theo mới, theo một cách quả quyết. So với phái trung dung, điều làm lớp người này thành công và chiếm ưu thế trong xã hội chính là họ không chọn lọc lấy những thứ ở hai nền văn hoá vốn đã đối lập để cố hy vọng sẽ dung hoà được chúng mà trực tiếp đưa vào văn hóa truyền thống một số yếu tố mới tiến bộ của thời đại, chấp nhận sự mất đi của yếu tố văn hoá cũ không còn phù hợp (ví dụ như tục nhuộm răng đen của người Việt). Văn hoá phương Tây đem vào xã hội Việt Nam sẽ tự nhiên biến đổi cho phù hợp. Những biến đổi phù hợp với quy luật phát triển chung thì tồn tại lâu dài, những biến đổi gò bó, kệch cỡm chạy theo mốt mang tính ngoại lai pha tạp không được chấp nhận một cách tự nhiên dễ bị chối bỏ trong thời gian ngắn.

Tiêu biểu theo trường phái này có nhóm Tự lực văn đoàn được thành lập bởi Nguyễn Tường Tam (bút hiệu Nhất Linh) – một cựu sinh viên du học Pháp. Ông cùng một vài anh em bạn hữu cũng được đào tạo tại các trường Pháp - Việt”

xuất bản báo Phong HoáNgày Nay với tâm niệm “Theo mới – hoàn toàn theo

mới không chút do dự” (Hình 1) khai sinh ra một loạt các phong trào mới đi từ báo chí ra ngoài xã hội, trong đó có “phong trào kiểu áo mới và phong trào thơ mới”.

Hình 1: Điều tâm niệm thứ nhất "Theo mới" của Tự lực văn đoàn

(Nguồn: Ngày Nay số 25)

Cùng với việc truyền bá tư tưởng mới, “Âu hoá” dân quê luôn là vấn đề

được Tự lực văn đoàn đấu tranh thực hiện. Thông qua công cụ đắc lực báo chí,

họ đã có rất nhiều bài viết cổ động việc cải lương hương tục nơi làng quê. Theo họ, cần phải cải cách tục lệ các làng, phá bỏ hẳn những thành kiến dị đoan, những phong tục xấu xa, đồi bại, cái gì cũ mà ủ lậu thì nhất quyết trừ khử - cải tạo các làng theo quy củ mới “Tuy tây học lan sang nước ta đã ngót nửa thế kỷ rồi, ảnh hưởng của khoa học, của văn minh tây phương vẫn chưa có gì, bọn dân quê vẫn mơ màng trong giấc mộng ngàn năm cũ, hành động theo khuôn những tập quán, tục lệ hủ lậu, tư tưởng không thoát ly ra ngoài đạo lý Tống nho.” (Tứ Ly, 1934). Mà trong bối cảnh lúc bấy giờ, làng quê vẫn chiếm phần lớn, Việt

Nam muốn phát triển đất nước, muốn thu hẹp khoảng cách thành thị - nông thôn,

thì phải cải thiện được cuộc sống nơi thôn quê:

“Dân Annam có độ 20 triệu người mà 90 phần 100 là dân quê, vẫn giữ khư khư hủ tục. Có độ hai triệu người ở các thành phố to, nhỏ khắp ba kỳ. Trong số

hai triệu người này, một phần đông còn trọng thói cổ, hàng ngày tuy tiếp xúc với phong trào mới, biết phong tục cũ có nhiều cái dở, nhưng chưa dám quả quyết bỏ lề lối xưa.” (Nguyễn Thượng Hiền, 1934).

Việc cải cách dân quê được nhiều trí thức theo mới, du học ở phương Tây trở về quan tâm. Nhưng hầu hết đều thực hiện chưa triệt để, thậm chí có người vì nhu nhược mà bị hoàn cảnh kéo vào trong thói lề cổ hủ, cũng tế, cũng lễ, cũng ăn, cũng uống như dân quê. Điều đó càng làm bức tường cách biệt giữa nông thôn – thành thị, giữa trí thức và dân quê ngày càng dày. Sự cách biệt ấy đã làm chia hai thế giới, không có liên lạc với nhau. Sở dĩ có tình trạng ấy là bởi vì tư bản mại bản Pháp đến kinh doanh tại Việt Nam chỉ lo sao cho được nhiều lợi và mau chóng, nên không nghĩ đến việc mở mang những công nghệ quy mô lâu dài, cơ giới hóa nông nghiệp… vì đó là những việc làm mất thì giờ lâu dài mà chưa chắc có lợi, lại có thể gây cạnh tranh với công nghệ chính quốc nữa. Chính bởi sự phân hoá này mà sự biến đổi trang phục thế kỷ XX hầu như chỉ xuất hiện nơi đô thị Hà Nội, còn sau luỹ tre làng thì phụ nữ vẫn mặc theo lối trang phục xưa.

CHƯƠNG 3. BIẾN ĐỔI TRANG PHỤC PHỤ NỮ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 1930 1945

3.1. Tổng quan trang phục phụ nữ Hà Nội thời Nguyễn đến trước

1930

3.1.1. Trang phục phụ nữ Hà Nội thời Nguyễn

Trải suốt các triều đại phong kiến, trang phục phụ nữ Hà Nội nhìn chung đơn giản, mặc lấy chắc, lấy bền làm chính. Màu sắc càng đơn giản dễ nhuộm, màu càng tối càng đỡ lộ bẩn. Những màu được ưa chuộng thời kỳ này thường là các màu đen, vàng đất, nâu sồng…

Trần Quang Đức viết trong Ngàn năm áo mũ “Triều Nguyễn là triều đại quân chủ cuối cùng của Việt Nam, triều đại lưu lại nhiều ấn tượng mặc định và những ảnh hưởng lâu dài trong quan niệm của người Việt hiện đại về phong tục tập quán của ông cha, trong đó có quan niệm về trang phục. Tuy nhiên, văn hiến áo mũ mỗi một triều đại đều có sự kế thừa, biến dị so với quy chế áo mũ của triều đại liền kề. Khoảng cách giữa các triều đại càng xa, sự biến dị theo đó càng lớn. Ngay trang phục trong dân gian, mặc dù có tính bảo thủ và ít biến cách như trang phục cung đình, song so với thời Lý, Trần, trang phục dân gian thời Lê, Nguyễn cũng đã có nhiều thay đổi. Đặc biệt phải kể đến việc phổ biến áo dài cổ đứng cài khuy, phế bỏ áo giao lĩnh trong dân gian mang tính cưỡng ép dưới thời

Một phần của tài liệu fb211025152753 (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)