hội
Trước khi Pháp xâm lược, Việt Nam là một quốc gia phong kiến, trong xã
hội ấy, suy nghĩ “trọng nam khinh nữ” dường như đã in đậm trong suy nghĩ của
con người Việt. Người phụ nữ thời phong kiến ngay từ khi mới sinh ra đã bị phân biệt, bị đối xử thiếu công bằng. Cả cuộc đời của họ vẫn mãi bị trói buộc bởi đạo tam tòng: “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”. Người đàn bà luôn bị áp chế dưới quyền của đàn ông. Phần lớn phụ nữ Việt Nam thời phong kiến là tầng lớp nông dân, thợ thủ công, tiểu thương...Bao nhiêu quyền nặng nọc, cực khổ, chị em phải gánh lấy : ở nhà quê thì cấy lúa, giã gạo, ở tỉnh thành thì buôn bán để phụng sự người đàn ông. Mặc dù phụ nữ luôn được đánh giá là có đóng góp to lớn đối với gia đình và xã hội, nhưng ảnh hưởng lâu dài của Nho giáo đã làm cho phụ nữ không được hưởng những quyền lợi tương xứng với những đóng góp của họ.
Quan điểm về cái đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến
cũng rất gò bó, đó là phải nhuộm răng đen, chít khăn mỏ quạ, phải mang vẻ đẹp thuỳ mị nết na, ăn mặc phải kín đáo, không được chải chuốt nhiều, phải dành những điều tuyệt vời nhất cho chồng cho con. Người phụ nữ chỉ cần ăn mặc
khác với “quy chuẩn” xã hội lúc bấy giờ là chắc chắn có kẻ bất bình nói mát là lố lăng, cho rằng cô gái ấy là gái chơi bời, lẳng lơ “Một ít son bôi lên cặp môi hồng, cũng đủ cho họ đay nghiến là mất dạy; một mớ tóc hơi để lệch một chút, cũng đủ cho họ lồng lộn lên, tưởng chừng như cả đạo thánh hiền vì cặp môi son, mái tóc lệch mà trút ra biển đông cả” (Hoàng Đạo, 1936)
Tuy nhiên, sang đầu thế kỷ XX, chính sách của chính quyền thực dân Pháp đã thay đổi mọi mặt xã hội Việt Nam, đời sống người phụ nữ cũng có nhiều thay đổi. Cùng với ảnh hưởng của phong trào nữ quyền thế giới đang diễn ra hết sức mạnh mẽ trong giai đoạn này, vấn đề phụ nữ ở Việt Nam không chỉ mang yếu tố nội tại mà còn là vấn đề mang tính thời đại.
Đặc biệt, giai đoạn 1930 – 1945 cũng đánh dấu sự ra đời của Hội Liên hiệp
Phụ nữ Việt Nam – một tổ chức chính trị, xã hội của phụ nữ Việt Nam, mục đích
hoạt động vì sự bình đẳng, phát triển của phụ nữ, càng khẳng định địa vị và tiếng nói của người phụ nữ Việt. Một trong những biểu hiện rõ ràng nhất chính là sự ra đời của phong trào cải cách y phục phụ nữ. Làn gió mới từ phương Tây thổi lại cái xã hội phương Đông với tư duy truyền thống hàng nghìn năm tất sẽ dẫn đến nhiều ý kiến trái chiều, kẻ thì khuyến khích, người thì công kích. Sự “công kích” và “khuyến khích” này xuất phát từ sự khác nhau về quan điểm thẩm mỹ, mà sâu xa hơn chính là cuộc “đụng độ” giữa tư tưởng mới của phương Tây và nền luân lý Tống Nho đã bám rễ từ lâu đời. Cải cách y phục ra đời với phần nào giải phóng người phụ nữ khỏi những ràng buộc bảo thủ của phong kiến và Nho giáo. Tuy cải cách thời kỳ này chưa thật sự triệt để bởi chỉ mới ảnh hưởng tới những phụ nữ thành thị là chính, nơi thôn quê vẫn giữ lối ăn mặc truyền thống, nhưng dù ít dù nhiều cũng đã tác động đến tư duy của người phụ nữ. Từ đầu cho tới gót
chân, chị em ở thành thị - người đi đầu và hướng dẫn cho phụ nữ nông thôn – đã
hay chiếc áo yếm. Phụ nữ nơi thành thị như Hà Nội đã diện những bộ cánh mới mẻ hơn, thể hiện được cá tính của họ. Họ đã dám vượt qua những định kiến xã hội để khoác lên những bộ trang phục kiểu mới, đã dám đứng lên tranh đấu cho bản chất của người phụ nữ là tính ưa đẹp và khao khát làm đẹp. Cùng với sự tác động của báo chí đương thời, sự cởi mở trong việc ăn mặc “hợp mốt” và trang điểm làm đẹp đối với các bạn trẻ, đã giúp nữ giới học cách quý trọng bản thân và nhận thức được giá trị xứng đáng của mình. Những năm 1934 – 1936 không chỉ là phong trào đổi mới y phục phụ nữ sôi nổi mà còn đánh dấu sự hình thành tư duy về “nữ quyền” trong đại chúng thành thị thời bấy giờ.
Không chỉ tác động lên chính tư duy người phụ nữ, mà sự thay đổi còn tác động đến nhận thức của tầng lớp trí thức trong xã hội. Chủ trương giải phóng phụ nữ thoát khỏi những ràng buộc của lễ giáo phong kiến được sự ủng hộ của nhiều nhóm trí thức và khuynh hướng chính trị đương thời. Hàng loạt báo chí ủng hộ phong trào phụ nữ cùng loạt bài phê phán các nguyên tắc đạo đức phong kiến, bàn về nguyên tắc “tam tòng”, “tứ đức” trong bối cảnh thời đại… đua nhau ra đời, trở thành luận đề thảo luận sôi nổi trên thị trường báo chí. Giới trí thức tân học nhận thấy cần phải sửa đổi dần ý thức xã hội để người phụ nữ có nhiều cơ hội tham sự các sinh hoạt cộng đồng hơn. Khi đó, họ nhận định rằng, việc trước tiên là phải cải cách về y phục, như một sự cởi trói về thân thể, để phái nữ mạnh dạn, tự tin khoe nhan sắc đồng thời tích cực đi ra xã hội.
Cùng với sự thay đổi của bối cảnh thời đại, vai trò của người phụ nữ có những thay đổi, vừa là để thích nghi với xã hội, vừa là ý thức tự khẳng định mình, họ đã tham gia những công việc hoạt động xã hội, giao lưu nước ngoài, đi học các trường trong nước...Từ khi tiếp xúc với phương Tây, hoạt động kinh tế ở Hà Nội trở nên nhộn nhịp hơn, người phụ nữ trong các gia đình ở Hà Nội ngày càng trở thành là người mang lại nhiều lợi ích kinh tế về cho gia đình, đồng thời
trở thành những người có vai trò chính trong hoạt động sản xuất và lưu thông hàng hoá ở đô thị.
Dưới chế độ phong kiến, phụ nữ chưa bao giờ được đi học, chính bởi không được giáo dục, tiếp thu những kiến thức từ sách vở một cách bài bản, nhiều phụ nữ thời phong kiến có tài năng nhưng chẳng thể nào phát triển, cứ quanh quẩn nơi xó nhà mà chẳng thể mở mang tầm mắt. Dưới chính sách của chính quyền thực dân Pháp, một số trường học dành cho nữ sinh đã xuất hiện ở các đô thị lớn. Tại Hà Nội, các trường nghĩa thục như Ngọc Xuyên nghĩa thục, Mai Lâm nghĩa thục, Đông Kinh nghĩa thục... không hạn chế việc thu nhận nữ sinh, và có nhiều phụ nữ Hà Nội tham dự các buổi học. Cũng từ đây, phụ nữ Hà Nội đã được đi học và được hưởng một nền giáo dục bài bản và phát triển bản thân. Cùng với sự gia tăng đáng kể của số lượng nữ sinh, đội ngũ nữ giáo viên, nữ trí thức cũng ngày càng đông đảo. Nhiều phụ nữ đã tốt nghiệp đại học, có người có bằng tiến sĩ của Pháp. Nhìn chung, trừ một số ít cam lòng làm người nội trợ, còn hầu hết đều hành nghề bằng chính ngành nghề đã được đào tạo. Sự phát triển của đội ngũ nữ trí thức này đã tạo nên một thay đổi lớn trong đời sống văn hoá của phụ nữ. Việc người phụ nữ tích cực học tập đã trở thành tiền đề để họ tham gia vào các hoạt động xã hội bên ngoài cánh cửa gia đình. Trang phục mới càng làm phụ nữ thêm tự tin để tham gia các hoạt động xã hội, khẳng định địa vị của mình. Nhờ tham gia vào các hoạt động xã hội bên ngoài cánh cửa gia đình và đồng thời được tiếp xúc với những tiêu chuẩn thẩm mỹ của phương Tây. Các phụ nữ trí thức đã mặc quần trắng bằng lụa, lanh, vấn khăn nhung đen, hoặc quấn tóc trần, răng để trắng hoặc đã chót nhuộm đen thì cạo đi. Trong bài viết
đăng trên Đông Dương tạp chí số 15, Nguyễn Văn Vĩnh đã đề cập đến vấn đề
minh, văn minh trong ăn mặc cũng là cách thể hiện vị thế của người phụ nữ (Nguyễn Văn Vĩnh , 1913)
Những thành kiến cổ hủ dần tan đi, người ta đã quen dần với vẻ yêu kiều của một cô gái tân thời, tha thướt trong bộ áo kiểu Cát Tường, nhẹ nhàng gót sen trong đôi dép cao gót bước qua ngưỡng cửa của gia đình làm các công việc xã hội. Báo chí đương thời không ít các bài viết về phụ nữ phương Tây váy đầm, Âu phục lịch sự thành công tài giỏi, đạt địa vị cao trong xã hội để làm hình mẫu
cho phụ nữ Việt Nam phấn đấu. Hoàng Đạo viết trên báo Ngày Nay số 32 “Phụ
nữ nước ngoài đòi bình đẳng không những về quyền lợi, mà còn cả về nghĩa vụ nữa. Những việc gì nam giới làm được, họ cũng làm được. Hiện giờ, đàn bà có mặt hầu hết các nghề nghiệp: có đàn bà làm thượng thư, làm dân biểu, có cả đàn bà làm lãnh sự nữa. Phụ nữ nước ta cũng nên mong rằng một ngày kia sẽ như chị
em nước người” (Hoàng Đạo, 1936) mà sự thay đổi của trang phục mới là bước
đệm để chị em thực hiện những điều ấy.