Ảnh hưởng của truyền thông báo chí

Một phần của tài liệu fb211025152753 (Trang 111 - 115)

Các phương tiện truyền thông luôn có một sự ảnh hưởng quan trọng đối với trang phục của thời đại. Trước khi có sự ra đời của truyển hình vào năm 1950 thì sức lan toả truyền thông đều thông qua công cụ đắc lực báo chí. Mặc dù sinh sau đẻ muộn hơn báo chí ở Sài Gòn nhưng Hà Nội lại nhanh chóng trở thành trung tâm báo chí toàn quốc. Trong khoảng thời gian 1930- 1945, Việt Nam đã tạo thành một cuộc cách mạng văn hoá xã hội toàn diện biến đổi từ văn hoá phương Đông với chữ Hán, bút lông mực Tàu sang văn hoá Tây phương với chữ Quốc Ngữ latinh. Giữa thời buổi đó, hàng loạt báo chí chữ Quốc ngữ ra đời, đặc biệt trong thời kỳ này, trong làng báo chí xuất hiện một xu hướng văn chương lãng mạn, thoát ly tiêu cực, hoặc trào phúng mỉa mai. Tiêu biểu cho xu

Đoàn gồm một số nhà văn thuộc tầng lớp tiểu tư sản chịu ảnh hưởng của tư tưởng tư sản phương Tây. Tờ báo đã mở đầu, đẩy mạnh và liên tục khai sinh ra

các phong trào “mới” đi từ báo chí của mình ra ngoài xã hội. Cũng từ báo Phong

Hoá xuất hiện y phục phụ nữ mới của hoạ sĩ Cát Tường và chính áo dài Lemur

của ông đã tác động không nhỏ thay đổi bộ mặt thời trang Việt Nam.

Nhưng trong suốt thời gian 1930 đến 1945, các tờ báo Việt Nam đều bị chính phủ Pháp kiểm duyệt rất gay gắt. Chủ bút báo Phong Hoá là Nhất Linh đã có chuẩn bị và xin ra báo Ngày Nay (năm 1935) kế thừa chủ trương của báo

Phong Hoá, trở thành một Phong Hoá thứ hai lừng lẫy và hiện đại hơn (Phạm

Thảo Nguyên, 2019) Chủ trương của báo Phong Hoá Ngày Nay gồm “Mười

điều tâm niệm” 8 mà điều tâm niệm thứ sáu chính là đưa phụ nữ ra ngoài xã hội.

Chính vì thế, trên báo Phong Hoá xuân, số 85 ra ngày 11/2/1934 xuất hiện thêm

chuyên mục “Vẻ đẹp riêng tặng các bà các cô” hết sức đặc biệt do hoạ sĩ Nguyễn Cát Tường phụ trách.

Hình 68: Bìa chuyên mục “Vẻ đẹp riêng tặng các bà các cô”

(Nguồn: báo Phong Hoá số 85)

Sau khi Tuần báo Phong Hoá bị đóng cửa, báo Ngày Nay ra đời và cuộc cải cách y phục của Lemur Nguyễn Cát Tường xuất hiện trở lại. Báo Ngày Nay

không có chuyên mục “Vẻ Đẹp Riêng Tặng Các Bà Các Cô”, mà thay vào đó là chuyên mục “Phụ Nữ”, bắt đầu từ số 17 (19/7/1936). Hoạ sĩ Le Mur Nguyễn Cát Tường tiếp tục cùng nhiều tác giả khác phát động lối sống hiện đại, hướng dẫn chị em phụ nữ các cách ăn mặc, làm đẹp học tập theo các tạp chí Pháp.

Hình 69: Bìa chuyên mục "Phụ nữ"

(Nguồn: báo Ngày Nay số 31)

Cũng trong thời kì này, luận đề “cũ – mới” trở thành tâm điểm bàn luận trong xã hội, đặc biệt là việc cải cách y phục của chị em phụ nữ. Đầu xuân năm 1935, trên báo Ngày Nay số 1, trong bài “Quần áo mới”, giải thích vì sao cần cải cách y phục phụ nữ, Việt Sinh (Thạch Lam) viết: “Vật chất bao giờ cũng đi trước tinh thần. Sự cải cách về y phục nên và phải đi trước sự cải cách về tính tình và tư tưởng của phụ nữ. Sự cải cách này giúp và cần yếu cho sự cải cách kia.” (Việt Sinh, 1935). Tiếng nói và tiếng cười trào phúng giữa các nhà báo và công chúng diễn ra hết sức náo nhiệt trên trường báo chí. Phong trào tân thời “kẻ công kích, người khuyến khích” đã làm tốn không ít giấy mực các nhà văn thời đó. Cuộc cải cách y phục phụ nữ trở thành đề tài nóng hổi mang tính thời sự. Những cuộc tranh luận gay gắt về y phục tân thời của phụ nữ vẫn đều đặn xuất hiện trên các

báo Nam Phong, Loa, Phong Hoá, Ngày Nay, Phụ nữ tân văn… Nhiều ý kiến dư

luận bày tỏ quan điểm ủng hộ, Nguyễn Cát Tường chia sẻ trên báo Phong Hoá

số 86 “… tôi rất lấy làm vui lòng vì từ khi bắt đầu bàn về vấn đề y phục nữ tới nay, dư luận các báo (ông Nguyễn Tiến Lăng trong “ La Vie Indochinoise”, nhà mỹ thuật Tô Vân trong “ Annam Nouveau”, cô Hương An trong “La Patrie annamite”v.v) và các bạn mỹ thuật như ông Lê Phổ, Tô Ngọc Vân. Trần Quang Trân, Trần Bình Lộc và rất nhiều bạn mỹ thuật khác nữa, kể không xiết được , đều tỏ ý rất hoan nghênh và tán thành công việc của tôi ” (Nguyễn Cát Tường , 1934)

Tuy nhiên cũng có không ít phe phản đối, tiêu biểu có tờ báo Loa không ít lần có những bài báo chỉ trích những thiết kế trang phục mới của hoạ sĩ Cát Tường. Mặc dù có sự đáp trả thẳng thừng của hoạ sĩ trên báo Phong Hoá, nhưng

“cuộc bút chiến” vẫn không dừng lại khi chủ nhiệm báo Loa càng lên bài châm

biếm nhiều hơn. Liên tiếp 3 số, tuần báo Loa dành hai trang đầu để bình phẩm về phong trào cải cách y phục phụ nữ của hoạ sĩ Le Mur. Đầu tiên là chỉ trích về “Bộ Cánh Tân Thời”, tiếp theo đó là các chủ đề “Chuyện Cái Quần Xẻ Lườn” và “Cái Vạt Con, hay là cái tính đố khó giải” 9 Vì là một phong trào cải cách y phục phụ nữ, nên rất nhiều tờ báo trên khắp cả nước đều quan tâm đến vấn đề này.

Phụ Nữ Tân Văn là một tờ báo nhiều sức ảnh hưởng trong làng báo Sài Gòn cũng đã có một số bài báo chia sẻ về lối y phục tân thời của phụ nữ bấy giờ. Mặc dù vẫn ủng hộ phụ nữ đổi mới, nhưng tờ báo không cổ động lối y phục tân thời

Lemur bởi Phụ Nữ Tân Văn cho rằng: “ Nếu chúng tôi cổ động lối y phục ấy thì

chỉ có mấy nhà may xiêm y cho đàn bà khiêu vũ được nhờ mà thôi. Vì những nhà lo canh cải y phục nói trên kia chỉ chú ý đến vũ nữ là một hạng đặc biệt

trong xã hội đàn bà ta, chớ không lưu tâm đến đại đa số phụ nữ” (Phụ nữ Tân văn, 1934). Tờ báo cho rằng phong trào “theo mới” ấy chỉ là sự chơi bời, xa hoa của một nhóm ít thuộc về phái vợ con của hạng tư bản và quí tộc mà thôi. Còn hầu hết đàn bà Annam đều lam lũ khổ cực, không có thì giờ để lo tô nhồi phấn sáp và đi học nhảy đầm cả. Cho nên phong trào này chỉ thuộc về phái phong lưu

chứ không phải là câu chuyện có quan hệ đến toàn thể phụ nữ (Phụ nữ Tân Văn,

1934)

Nhìn chung, sự phản đối, bài xích và châm biếm phong trào cải cách y phục Lemur vẫn diễn ra suốt nhiều năm. Dù được một bộ phận phụ nữ trí thức như giới luật sư, bác sĩ hay các nhà báo kêu gọi phong trào nữ quyền ủng hộ, nhưng đối với một nhóm văn nghệ sĩ bảo thủ (đặc biệt là nam giới), y phục Lemur vẫn thường bị so sánh là ăn chơi đua đòi, là thói hư tật xấu. Chính vì thế, mặc dù đã đạt được những thành công nhất định nhưng công cuộc canh tân văn hoá xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực cải cách y phục thông qua hai tờ báo do nhóm Tự Lực Văn Đoàn lãnh đạo vẫn chưa thực sự triệt để. Đến năm 1936, dưới sức ép kiểm duyệt gay gắt của chính phủ Pháp, báo Phong Hoá cũng như hàng loạt các tờ báo cùng thời kỳ khác bị đóng cửa hoàn toàn. Đến năm 1940, báo Ngày Nay cũng bị rút giấy phép, chấm dứt sự nghiệp của hai tờ báo theo tư tưởng dân chủ, tân tiến với nhiều tranh ảnh đẹp và mỹ thuật nổi tiếng nhất thời đó (Phạm Thảo Nguyên, 2019)

Một phần của tài liệu fb211025152753 (Trang 111 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)