Ảnh hưởng của nhu cầu sinh hoạt và làm đẹp

Một phần của tài liệu fb211025152753 (Trang 106 - 111)

a) Nhu cầu sinh hoạt

Lối ăn mặc trước đây (áo năm vạt cài khuy) gặp phải nhiều sự chống đối trong dân gian phần lớn là bởi thiết kế có quá nhiều bất tiện trong sinh hoạt với

nhiều chi tiết thừa thãi. Năm 1934, trên báo Phong hoá, hoạ sĩ Nguyễn Cát

Tường đã nhận định “toàn thân bộ áo của phụ nữ nước nhà chỗ nào cũng đáng

chỉ trích” (Nguyễn Cát Tường, 1934) Ông phân tích “Trước kia, ta còn là Tầu nên quần áo ta phải theo họ. Nhưng bây giờ, ta đã gần hết Tầu rồi kia mà, chả có thế người ta lại gọi mình là Annam mà mình lại chỉ biết nói tiếng Annam. Vậy thì lẽ tất nhiên mình phải bỏ dần lối Tầu đi mới được. Theo mãi họ làm gì? Họ làm thì đúng, ta làm thì dở. Ta ở xứ nóng thì sao ta cứ theo họ là người xứ lạnh – chẳng lạnh lắm cũng lạnh hơn xứ mình- mà may ống tay chật, cổ khít lại cài khuy (Nguyễn Cát Tường, 1934). So sánh với “Y phục của người các nước Âu Mỹ không những rất gọn gàng, hợp với khí hậu xứ họ, mà kiểu mẫu lại rất nhiều và rất đẹp. Như thế đủ tỏ ra rằng họ có một cái trình độ trí thức rất cao, một nền văn minh rất rõ rệt và luôn luôn tiến bộ” (Nguyễn Cát Tường, 1934). Phụ Nữ

Tân Văn – một tờ báo phụ nữ nổi tiếng Sài Gòn cũng nhận định: “Từ cái nón, cái

khăn, cái áo dài hai vạt phất phơ, cái quần rộng ống, từ cái dép, cái guốc, ta phải nhận rằng y phục đàn bà không hợp thời và không tiện” (Phụ nữ Tân văn, 1934). Điều đó tất yếu dẫn đến việc cần phải có một sự thay đổi trong bộ trang phục sao cho phù hợp với hoàn cảnh khí hậu và nhu cầu sinh hoạt.

Nhận thấy những mặt hạn chế trong lối y phục cũ, hoạ sĩ đã cho ra đời những thiết kế với những chi tiết thay đổi nhằm ưu tiên sự tiện lợi, gọn gàng, hợp vệ sinh cho trang phục phụ nữ. Sự ưu tiên này được thể hiện tập trung ở phần cổ và tay của áo dài Lemur. Hoạ sĩ Cát tường cho rằng “cái cổ áo là thừa và hai ống tay bất tiện”. Những chiếc áo cổ khít, cài khuy và những ống tay chật chỉ phù hợp với xứ lạnh, trong khi đó, “Xứ ta là một xứ nóng, vậy quần áo của ta cần phải rộng rãi, trước là để sự cử động được tiện lợi, sau là để hợp vệ sinh (Nguyễn Cát Tường , 1934). Từ đó, ông đề xuất thiết kế chiếc cổ hở với rất nhiều kiểu đa dạng như cổ bánh bẻ, cổ lưỡi dao, cổ viền….(Hình 65)

Hình 65: Một số mẫu thiết kế cổ áo của Nguyễn Cát Tường

(Nguồn: báo Phong Hoá số 89)

Tương tự với ống tay áo, hoạ sĩ cũng đề xuất các ống tay rộng tuy nhiên không phải kiểu lụng thụng “Thoáng hơi thì có thoáng thật, song hay vướng víu, dễ dây bẩn và rất không tiện cho các công việc hàng ngày” (Nguyễn Cát Tường , 1934) mà “chỉ nên may rộng từ nách ra chỗ khuỷu tay độ mươi mười lăm phân tây, còn từ chỗ đó ra cổ tay, ta nên may hẹp lại” (Nguyễn Cát Tường , 1934). Rồi thì tuỳ từng thời tiết các mùa mà thay đổi, nếu như mùa xuân có các kiểu áo tay dài: lưỡi chàng, kiểu quả tim, kiểu đuôi tôm… thì mùa nực có các mẫu tay áo dùng cho các thời điểm khác nhau: tay ngắn viền chun dễ mặc lúc trời mát, tay dài có đuôi tôm ở cổ tay để chống nắng khi ra ngoài (Hình 66)

Hình 66: Một số mẫu thiết kế ống tay áo đăng trong Đặc san ĐẸP

(Nguồn: V- Vintage Club)

b) Nhu cầu làm đẹp

Tục ngữ xưa có câu “ Cái nết đánh chết cái đẹp” để thể hiện quan điểm của người xưa về về vẻ đẹp của phụ nữ. Nhưng theo dòng chảy của thời đại, ta nhận

thấy đó thực chất chỉ là “những lời từ thiện của các nhà đạo đức dùng để an ủi

những bạn gái kém vẻ thanh xuân” (Cô Duyên, 1936) Hoạ sĩ Cát Tường viết trên báo Phong Hoá “Các nhà đạo đức thường nói: quần áo thường là những vật dùng để che thân cho khỏi nắng mưa, gió, lạnh, ta chẳng nên để ý đến cái đẹp, cái sang của nó làm gì. Muốn theo đúng như thế, soàng ra ta cũng phải là một bậc thánh hiền. Nhưng khốn nỗi, chúng ta chỉ là chúng ta, nghĩa là những người thường, sống, chết có hạn, đầy rẫy những lòng ham muốn, những tính xấu xa

mà… tính ưa đẹp lại là một” (Nguyễn Cát Tường, 1934). Khi tính ưa đẹp đã là

một trong những nhu cầu thiết yếu của con người thì dĩ nhiên những bộ trang phục theo lối cũ mặc dù vẫn mang một vẻ đẹp riêng nhưng màu sắc có phần đơn

điệu, không có nhiều kiểu dáng tựa như một thứ “đồng phục” thời đó không thể

nào thoả mãn được nhu cầu ấy, “quần áo tuy dùng để che thân thể, song nó có

thể là tấm gương phản chiếu ra ngoài cái trình độ trí thức của một nước. Muốn biết nước nào có tiến bộ, có mỹ thuật hay không, cứ xem y phục nước họ ta cũng đủ hiểu.” (Nguyễn Cát Tường, 1934)

Đối chiếu “Tháp nhu cầu của Maslow” với chức năng của quần áo, ta thấy trang phục ở các thời kỳ trước đã đáp ứng được hầu hết các nhu cầu của con người theo mức độ cấp tiến từ thấp tới cao:

Hình 67: Tháp nhu cầu Maslow

(Nguồn: Internet)

Cấp 1 quần áo là nhu cầu để tồn tại, là nhu cầu vật chất; Cấp độ 2: quần áo, trang phục bảo vệ chúng ta được an toàn (che mưa, che nắng, chống đạn…); Cấp độ 3: trang phục giúp chúng ta đáp ứng nhu cầu tâm lý trong quá trình giao tiếp xã hội ( trang phục phù hợp với lứa tuổi, phù hợp giới tính, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp như cưới xin, nghi lễ, tôn giáo…); Cấp 4 trang phục thể hiện nhu cầu được đánh giá, được tôn trọng (giúp người mặc khẳng định mình thuộc

nhóm người nào, cộng đồng nào trong xã hội, thể hiện được địa vị xã hội… điều này được thể hiện rõ dưới thời kỳ phong kiến phân chia rõ ràng giữa trang phục triều đình, quan lại với thường dân). Khi các nhu cầu cấp độ trên được thoả mãn,

trang phục cần phải tiến tới thang bậc nhu cầu cao nhất - cấp độ 5: trang phục

được người mặc với mục đích thể hiện bản thân mình, để tô điểm làm đẹp cho người mặc, thể hiện khiếu thẩm mỹ riêng, cá tính riêng của mỗi người. Vì thế, sự thay đổi này là cần thiết không những để thoả mãn nhu cầu làm đẹp mà đó còn là xu thế tất yếu của thời đại như trong bài Quần áo mới đăng trên tạp chí Ngày Nay có viết “Có người than phiền rằng quần áo mới sinh ra lắm mốt, thật phiền phức, bắt người ta phải thay đổi quần áo luôn luôn. Nhưng cái cốt yếu của “mốt” là ở sự thay đổi ấy, sự phiền phức ấy, sự khác nhau ấy – và chính quần áo mới hơn quần áo cũ cũng là vì những sự ấy. Có khác nhau mới có nhiều kiểu đẹp, có thay đổi mới có sự tìm tòi vẻ đẹp mãi mãi.” (Việt Sinh, 1935)

Một phần của tài liệu fb211025152753 (Trang 106 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)