Mở rộng nhu cầu làm đẹp

Một phần của tài liệu fb211025152753 (Trang 141)

Dưới tác động của phong trào cải cách y phục, diện mạo của người phụ nữ được thay đổi hoàn toàn, nhu cầu làm đẹp trở thành một làn sóng mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Người phụ nữ thời kỳ này bắt đầu đặc biệt quan tâm đến vẻ ngoài của bản thân, nhu cầu về làm đẹp đã được nâng cao. Làm đẹp không chỉ còn là giữ cho quần áo, đầu tóc được gọn gàng, sạch sẽ mà người phụ nữ đã còn biết chú ý trang điểm, đánh phấn tô son, chăm sóc cơ thể, luyện tập thể thao để giữ vóc dáng đẹp.

Trên hai tờ báo là Phong HóaNgày Nay, một loạt các chuyên mục về làm đẹp và hướng dẫn các chị em làm đẹp ra đời, hầu hết là được tham khảo qua

các nguồn tạp chí Pháp vì thế chị em phụ nữ Việt được tiếp xúc với các phương

pháp và quan niệm làm đẹp rất tân tiến, rất phương Tây. Trên báo Phong Hoá số

85 trong chuyên mục “Vẻ đẹp riêng tặng các bà các cô”, Nguyễn Cát Tường đã nhận định “một phần giá trị và hạnh phúc của phụ nữ là ở sự trang điểm”…“Tạo

hoá ban cho người phụ nữ cái vẻ đẹp đẽ, cái tính dịu dàng, đã được cái ân riêng

ấy lẽ tất nhiên phải hết sức làm cho nó tăng lên và lâu bền. Vì thế, phụ nữ phải cần trang điểm, trang điểm cho đẹp thêm, cho đẹp lòng người” (Nguyễn Cát Tường , 1934). Suy cho cùng thì bản chất của con người là luôn khao khát cái đẹp, làm thế nào để mình đẹp lên luôn mối quan tâm của phụ nữ. Nhưng tư tưởng phong kiến và địa vị thấp kém của người phụ nữ trong xã hội xưa đã kìm nén việc thoả mãn nhu cầu ấy, không thể hiện được đúng như cái tên từ xưa đã gọi để chỉ những người phụ nữ - “phái đẹp”. Thế nên, đây là giai đoạn mà vẻ đẹp của người phụ nữ được ca tụng, được chăm chút, được khuyến khích và được phô trương hơn bao giờ hết. Việc một loạt các kem, phấn, son, sáp được du nhập từ nước ngoài càng khuyến khích chị em tô son, điểm phấn, học cách trang điểm “…tuỳ khổ mặt mà điểm mầu nào, tuỳ nước da mà chọn mầu phấn, tuỳ cái bề rộng, hẹp, dầy, mỏng mà điểm cặp môi… Rồi lại còn phải tuỳ lúc, tuỳ mùa mà

đổi cho màu phấn son thêm đậm hay thêm nhạt” (Cô Duyên , 1936). Điều này

không chỉ rất cần thiết, không trái đạo đức mà còn thể hiện rằng bản thân “biết trọng người và biết tự quý mình”. Loạt bài viết trong chuyên mục “ Phụ nữ” trên báo Ngày nay không chỉ hướng dẫn chị em những cách trang điểm mắt theo mùa, cách tỉa và vẽ dáng lông mày, cách đánh phấn sáp theo từng dáng khuôn mặt, chọn màu cho hợp màu áo mà còn hướng dẫn cách giữ gìn nhan sắc: cách dưỡng da chân, da tay, mẹo làm mặt nạ dưỡng da, chọn các phụ kiện thời trang hợp… Những kiến thức về làm đẹp mà chị em được tiếp nhận không hề thua kém bất cứ một đất nước phương Tây văn minh, tiến bộ nào.

Hình 83: Hướng dẫn cách trang điểm

(Nguồn: Ngày nay số 18)

Không chỉ có khuôn mặt, vóc dáng cũng phải được chú ý cải thiện bởi “cái đẹp nó không chỉ ở bộ mặt mà thôi. Muốn đẹp hoàn toàn, phải có vẻ trẻ trung, phải có tấm thân nét điều hoà mềm mại” (Cô Duyên, 1936). Nhất là từ khi “quần áo mới” ra đời “ muốn mặc áo mới cho đẹp, phải chăm chú đến vóc dáng cho đều đặn, người không béo quá không gầy quá. Mặc quần áo lối xưa thì lụng thụng, thế nào xong thôi, nhưng quần áo mới thì chuốt rõ được giáng người, vậy ta phải trau dồi thân thể cho đều đặn, khỏe mạnh, thì mặc quần áo mới có giáng đẹp được” (Đoàn Tâm Đan, 1935). Để cải thiện điều đó không gì ngoài luyện tập thể thao. Các bài viết dưới sự tham khảo, gợi ý từ các bác sĩ Pháp hướng dẫn chị em cách luyện tập để cải thiện vóc dáng ra đời tràn ngập các mặt báo. Những bài tập hết sức hiệu quả và khoa học đã giúp chị em cải thiện được những nét xấu

của thân hình như cái bụng xệ, bộ ngực lép giúp cho thân hình được nở nang, khoẻ mạnh để có thể tự tin khoác lên mình những bộ cánh tân thời.

Hình 84: Bài tập cho vòng ngực

(Nguồn: Phong hoá số 102)

Có thể thấy, dưới tác động của phong trào cải cách y phục, nhu cầu làm đẹp của phụ nữ Hà Nội giai đoạn này cũng được mở rộng tối đa để bắt kịp xu hướng thời đại.

4.2. Đánh giá sự biến đổi trang phục phụ nữ Hà Nội giai đoạn 1930 – 1945

4.2.1. Dư luận về lối trang phục tân thời

Tại Việt Nam cho đến những năm đầu thế kỷ XX, phụ nữ vẫn phải chịu nhiều cấm đoán kỳ thị. Vì thế việc đổi mới y phục phụ nữ luôn được gắn với các vấn đề đạo đức. Và dĩ nhiên sự thay đổi này đã gây ra không ít những ý kiến trái chiều, người thì khuyến khích cho rằng lối ăn mặc và những thiết kế mới này là

cần thiết với nhu cầu thời đại, kẻ thì công kích cho rằng như vậy là ăn mặc lố lăng, không phù hợp với quan niệm truyền thống. Riêng về phía cánh chị em phụ nữ cũng phân ra nhiều phe. Những người ngoài cuộc không tham gia vào phong trào một số thì tuy ủng hộ, cổ vũ ngưỡng mộ nhưng vì định kiến nên vẫn e ngại không dám thực hiện, một số thì lại có thái độ hoàn toàn chê trách và đả kích.

Không thể phủ nhận rằng những cải cách trong giai đoạn này đem đến cho phụ nữ Việt Nam một diện mạo hoàn toàn mới, cũng góp phần khẳng định vai trò của người phụ nữ trong xã hội. Đã có không ít phe ủng hộ, cho rằng sự biến đổi trang phục phụ nữ giai đoạn này là xu hướng thiết yếu của thời đại, hướng đến sự văn minh, tiến bộ và đặc biệt là trên phương diện mỹ thuật. Sự ủng hộ này đa phần đến từ những người phụ nữ, họ yêu cái đẹp và hơn hết là để “đấu

tranh cho bình quyền của phụ nữ”. Báo Phong Hoá số 4 ra ngày 7/7/1932 có viết

“Cũng như hoa cốt ở sắc đẹp, hương thơm chứ không cốt ở màu. Các bà, các cô chỉ cốt ở sắc đẹp, nết hiền thục, lòng trinh khiết chứ không cốt ở quần áo. Mặc quần trắng, áo lam mà đứng đắn, giữ gìn trọn bổn phận thì ai cũng phải quý trọng. Còn mặc quần thâm, áo nâu, trông nhũn ra phết nhưng tính nết hư hỏng

thì phỏng có ai quý?” (Nhất Chi Mai , 1932) thể hiện luận điểm rằng không thể

chỉ dựa vào quần áo để đánh giá phẩm chất của một người đàn bà. Hoạ sĩ Nguyễn Cát Tường cũng lên tiếng khuyến khích chị em phụ nữ mạnh dạn thay đổi “Tôi mong rằng rồi đây các bạn gái sẽ mạnh bạo mà tiến bước, gác bỏ ra ngoài những điều bình phẩm vô giá trị. Vẫn biết rằng: Người ta phải cần dư luận, nhưng dư luận “quáng gà” ta có quyền vứt bỏ. Điều gì hay, ta theo, dở ta bỏ, miễn là ta không làm gì quá lạm, rởm đời, có thể tổn đến hạnh phúc, hại đến danh dự của ta và của nước.” (Nguyễn Cát Tường, 1934)

Nhưng cho dù là vậy, đặt vào bối cảnh xã hội lúc bấy giờ, thời đại mà con gái đứng nói chuyện với đàn ông giữa đường cũng đã bị cho là mất nết thì lối y

phục tân thời từ khi mới xuất hiện vẫn ngay lập tức vấp phải sự phản đối gay gắt, những lời lẽ miệt thị nặng nề của một phần dư luận. Những người phản đối luôn nhân danh thuần phong mỹ tục và truyền thống dân tộc để phê phán, bài trừ y phục tân thời, cho rằng những thứ trang phục đó được tạo nên từ những ảnh hưởng của Pháp, là thứ làm tổn hại đến văn hoá và tư tưởng Việt Nam. Những người phê phán lối trang phục mới chỉ một phần nhỏ là bởi không muốn a dua học đòi theo văn minh phương Tây quá nhanh mà rẻ rúng những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc, bất bình trước lối sống đua đòi lố lăng nhưng được nguỵ biện bằng những mỹ từ văn minh, tiến bộ. Nhưng đa số là những kẻ bất tài quyết chống lại mọi sự tiến bộ chỉ bởi chúng không có khả năng theo kịp. Thời nào cũng thế, những kẻ này cố bám víu để làm nô lệ cho những giá trị truyền thống giáo điều, mục ruỗng, và dùng nó làm tấm lá chắn cho sự kém cỏi của mình “Người khen, cố nhiên là đám thanh niên biết yêu chuộng mỹ thuật, thích cải cách. Còn người chê… tất là mấy bà già lớn tuổi” (Phan Thị Nga , 1935)

Những người trong cuộc - các cô gái trẻ đa phần đều nhiệt liệt hưởng ứng

phong trào quần áo mới, nhưng vì vẫn phải chịu sự quản lý của những lớp người

đi trước có quan niệm truyền thống đã ăn sâu bén rễ trong họ nên vẫn chưa có

can đảm làm theo. Không ít lần các cô chia sẻ trên mặt báo. Trên Phong hoá số

93 số ra ngày 13/4/1934 đăng ý kiến chia sẻ của độc giả nữ “…tôi chắc rằng các bạn trẻ tuổi cũng như tôi hoan nghênh cái ý kiến hay ấy và hoan nghênh những bộ áo mà ông Tường bày cho ta. Song tôi cũng lại chắc rằng sẽ có rất nhiều người không dám thực hành việc cải cách ấy. Hoan nghênh mà không dám thực hành! Ông Tường hẳn cho chúng tôi. Là quá sợ dư luận mà để uổng công ông? Không đâu, bọn trẻ tuổi, mà nhất là học sinh chúng tôi hầu hết còn ở dưới quyền cha mẹ hoặc cha mẹ chồng, mà số đông các cụ đây mới thực sự là nô lệ của dư luận”

Một số khác bất chấp định kiến của người đời để mặc lên những bộ cánh tân thời, nhưng với họ cũng không hề dễ dàng. Thời điểm đó, đã ghi nhận những lối trả thù nhỏ nhen của phe nghịch với quần áo mới, những sự việc kỳ cục xảy ra tại những nơi vui chơi đông đúc, đã có người lén cầm kéo cắt vạt áo dài của

các cô tân thời. Trong số 5 báo Ngày Nay, cô Hồng Vân - một người phụ nữ mặc

quần áo tân thời chia sẻ về một sự cố hy hữu mà mình gặp phải “… Tối hôm ấy, mấy chị em chúng tôi đi coi chợ phiên, cứ thấy một bà già lối chừng 45 tuổi, theo riết chúng tôi không rời. Tưởng người ta đi xem, hay theo để ngắm nghía bộ quần áo chúng tôi mặc, nên tôi không để ý đến. Đến chỗ đông người, bỗng nhiên tôi thấy soạt một tiếng trên tà áo…Xem lại thì ra áo đã bị rạc một đường thẳng bằng dao nhọn, còn người đàn bà lúc nãy thì lấm lét lẫn vào đám đông

mất…” (Phan Thị Nga , 1935). Nhưng những thủ đoạn nhỏ nhen ấy chẳng làm

những người theo phe cách tân nản chí. Họ vẫn cứ mạnh bạo mà diện những bộ quần áo mới đầy “mỹ thuật” mà không quản ngại gì cả. Chính vì thế mà phong

trào y phục tân thời vẫn nổi lên nhanh chóng, chiếm trọn sự yêu thích trong lớp

người trẻ. Nhiều cô gái còn ăn mặc quá táo bạo “dùng những thứ hàng voan trong như giấy bóng, mỏng manh như tơ nhện mà may quần áo” đến mức chính hoạ sĩ Cát Tường phải lên tiếng chấn chỉnh “Mạnh dạn theo mới, luôn luôn thích sự tươi cười hoạt động, sự thay đổi và biết công nhận, ưa chuộng cái đẹp là những đức tính của phụ nữ một nước văn minh. Nhưng ở đời cái gì cũng vậy, phải có điều độ, mực thước của nó, nếu quá thì vạn sự hay đến đâu cũng sẽ trở thành dở hết” (Cát Tường , 1936).

Phong trào y phục tân thời trở thành chủ đề làm sôi sục xã hội thời đó đến

mức, không ít các tác phẩm văn học đương thời viết về sự thay đổi cũ – mới đề

cập đến vấn đề này. Tiêu biểu là tác phẩm Số đỏ của Vũ Trọng Phụng viết năm 1936 với lối châm biếm đã lột tả sự thay đổi trong tâm tưởng người Việt qua

lăng kính trang phục trong thời kỳ Âu hoá. Hình ảnh của những cô gái tân thời được khắc hoạ rõ nét thông qua những nhân vật cô Tuyết, bà Văn Minh. Hình ảnh người thợ may ông TYPN thiết kế những bộ áo tân thời nhưng lại không muốn vợ và các chị em mình mặc quần áo tân thời đầy mâu thuẫn và châm biếm. Trong chương 5 của tiểu thuyết, TYPN đã mắng vợ mình: “Câm đi, đồ ngu! Khi người ta cổ động đàn bà thì phải biết là cũng có năm bảy thứ đàn bà! Khi người ta nói phụ nữ…là nói chị, em, vợ con người khác, chứ không phải vợ con, chị, em của ta! Mợ đã hiểu chưa? Người khác thì được, mà mợ, mợ là vợ của tôi, thì

mợ không thể tân thời như người khác được!” (Vũ Trọng Phụng, 1936) Có thể

thấy, Vũ Trọng Phụng cũng là một người theo phe chủ trương chỉ trích phong trào.

4.2.2. Sức lan toả của phong trào y phục tân thời

Mặc dù có nhiều ý kiến trái chiều nhưng dù vậy, y phục tân thời thật sự có sức lan toả mạnh mẽ và khẳng định được vị trí của mình trong đời sống. Trong những năm 1930, sau một thời gian khá dài chung sống với văn minh phương Tây, khi mà những điều kiện vật chất và tinh thần đã chín muồi, thì vấn đề thực hiện Âu hoá đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều so với những năm đầu thế kỷ XX. Những cuộc tranh luận về cải cách y phục phụ nữ trong giới truyền thông đã dần không xuất hiện nữa, thay vào đó là đầy ắp những thông tin, kiến thức về thế giới lớn giữa một thời đại mới, xã hội mới. Phong cách ăn mặc giữa lối mới và lối cũ được dung hoà, thị trường nội hoá áo dài Lemur bắt đầu thích ứng khi các cửa hiệu, nhà may, xưởng dệt tích cực mang đến nhiều kiểu quần áo, vải vóc, giày dép, mũ nón, nữ trang phù hợp và bổ trợ cho thị hiếu tân thời.

Phong trào áo dài Lemur không chỉ trở nên lớn mạnh, nhận được ủng hộ của các chị em tân tiến Hà Nội, mà còn lan rộng ra các thành phố lớn ở Việt

Nam cùng thời. Một trong những thiết kế áo dài nổi tiếng của Nguyễn Cát Tường chính là kiểu cổ nơ tay bồng (Hình 85). Không chỉ gây chú ý bởi vẻ mỹ thuật, thiết kế này còn gây nên nhiều ý kiến dư luận phản đối bởi sự quá mới lạ và táo bạo của nó, mẫu thiết kế áo dài này trông không khác nhiều so với một chiếc đầm của đàn bà phương Tây.

Hình 85: Cô Hoà Vân trong thiết kế áo Lemur tay bồng

(Nguồn: Internet)

Người đầu tiên mặc thiết kế này là cô Hoà Vân – một tiểu thư dòng dõi trâm anh thế phiệt ở Nam Định. Theo nhà nghiên cứu Trịnh Bách: “Ông Cát Tường phải thuyết phục cô Hòa Vân mặc tác phẩm mới của ông. Vì ông biết nếu Hòa Vân thử khoác cái gì lên người, cái ấy sẽ thành thời trang. Luôn có ý tưởng canh tân, cô Hòa Vân nhiệt tình chấp nhận, và quả nhiên áo dài Le Mur được phổ biến nhanh chóng”10

Không chỉ ảnh hưởng đến các thành phố miền Bắc, phong trào còn lan rộng

từ Bắc vào Nam. Phan Thị Nga trên số 5 báo Ngày Nay (20/3/1935) đã có bài

viết “Chị em Hội An với phong trào y phục Cát Tường” thể hiện sức lan toả sâu

rộng của áo dài Lemur đã lớn mạnh tại thành phố Hội An cổ kính như thế nào. Dưới đây là một đoạn trích trong bài viết của Phan Thị Nga:

“Từ ba bốn năm trở lại đây, lối trang sức cùng ăn mặc của chị em Bắc đổi mới một cách rất mau chóng. Rất chóng vì so sánh với khoảng dài độ mươi năm về trước, chị em vận quần thâm, áo thâm, áo nâu, toàn các màu chết lạnh lẽo mà không thấy đổi thay. Những thứ hàng rỡ rỡ sắc màu tươi như bướm đủ màu, vườn hoa lắm sắc, tuyệt nhiên không thấy ở Bắc như ở Kinh. Bận quần trắng là

Một phần của tài liệu fb211025152753 (Trang 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)