Giai đoạn thập niên 30, sau khi phong trào Âu hoá lan rộng khắp các tỉnh thành thì các loại y phục phương Tây bắt đầu tràn ngập phố thị và khẳng định được vị trí của mình trong đời sống. Nhiều yếu tố trang phục không còn phù hợp và bị thay thế bởi các sản phẩm ngoại nhập. Thị trường Âu hoá bắt đầu du nhập mạnh mẽ khi các cửa hiệu, nhà may, xưởng dệt tích cực mang đến nhiều kiểu quần áo, vải vóc, giày dép, mũ nón, nữ trang phù hợp và bổ trợ cho thị hiếu tân thời.
Thời trang phụ nữ Hà Nội giai đoạn này ngoài sự kết hợp dạng thức đan xen văn hoá Đông Tây còn có sự Âu hoá hoàn toàn. Trên đường phố bắt đầu xuất hiện những ông Tây bà Đầm với phong cách ăn mặc “cực Tây”. Ngoài áo cánh, áo dài, phụ nữ Hà Nội đã bắt đầu mặc những trang phục “Tây” nhìn rất
hợp thời, trẻ trung. Hãy xem Nguyễn Công Hoan miêu tả một cô gái Hàng Đào (Hà Nội) đi mua sắm những trang phục và phụ kiện tân thời trong truyện ngắn
Cô Kếu, gái tân thời viết năm 1933:
“ Cô mua một đôi giày cao gót, mũi vá; may một cái quần lụa Nhật Bản có bốn nếp gấp ở lườn, lại khâu trái một đường ở ống, mà ống thì hẹp, và vén gấu; một cái áo sơ mi viền đăng– ten và thêu hai bông hoa ở hai bên ngực; một cái áo cánh kín tà dài đến hông, cũng viền đăng– ten xung quanh; và một cái áo dài sặc sỡ, chi chít những hoa là hoa vẽ rắc rối như thời cục nước Tàu; một cái ví đầm bằng da hung hung, trong có sẵn những đồ để trang sức” (Nguyễn Công Hoan, 1933)
Có thể thấy, ngoài sự cải biến các trang phục truyền thống như áo dài thì váy áo phương Tây hay những món đồ trang sức phụ kiện thời trang ngoại nhập
cũng trỗi dậy tạo thành trào lưu “Âu hoá” mạnh mẽ trong giai đoạn này. Với sự
Hình 38: Tranh Tố nữ tân thời
du nhập của máy khâu, máy may, thời đại khâu vá may đo giao thời với các loại y phục may sẵn tất yếu dẫn đến sự ra đời của nhiều loại thời trang mới. Cùng với
việc nhập khẩu những mẫu quần áo và phụ kiện thời trang nước ngoài, những
nhà “phó may” trở thành những “nhà cải tiến”, tất cả tạo thành thị trường y phục
tân thời phát triển mạnh mẽ tại Hà Nội trong giai đoạn 1930 -1945.
a) Thị trường y phục tân thời và sự du nhập của các sản phẩm thời trang mới
Không chỉ thiết kế áo dài tân thời, hoạ sĩ Cát Tường còn mở rộng thị trường thời trang Lemur bằng việc sản xuất các trang phục phương Tây nhằm khuyến khích chị em mặc trang phục mới. Bởi dư luận lúc bấy giờ cho rằng lối y phục mới không được phổ thông và chỉ có các bà các cô nhà giàu thì mới có thể mặc theo những thứ trang phục ngoại nhập đắt đỏ. Chính vì mong muốn ai ai cũng ăn mặc theo kiểu tân thời được, hoạ sĩ Cát Tường cùng nhiều anh em bạn bè tâm huyết với sự nghiệp “theo mới” đã dày công nghiên cứu tìm chọn chất liệu để sản xuất ra những thứ quần áo “Tây” nhưng lại là hàng nội hoá, làm trong nước nên giá không quá đắt, vừa túi tiền người mua. Mùa hè năm 1937, thị trường và người dân thành thị trên khắp cả nước chính thức đón nhận sự ra đời của thương hiệu may Lemur (Hình 39 - 40)
Ngoài hiệu Lemur, còn có các hiệu may y phục tân thời, các nhà máy dệt, các hiệu bán vải, giày, nón, mỹ phẩm, trang sức…kinh doanh phát đạt, mở thêm chi nhánh và xuất cảng đi nước ngoài, không ngừng sáng tạo thêm các sản phẩm mới và đua nhau quảng bá, tiếp cận người tiêu dùng thành thị. Y phục lối mới
của hoạ sĩ Le Mur không chỉ được ủng hộ bởi giới văn nghệ sĩ Tây học, các quý
phu nhân và tiểu thư gia đình quyền quý, mà còn đi vào đời sống bình dân, trở
thành niềm khao khát tân tiến của không ít phụ nữ Việt Nam đương thời. Nhiều nhà may, cửa hiệu sao chép hoặc học theo kiểu mẫu y phục tân thời của hoạ sĩ Le Mur để áp dụng cho khách hàng của mình. Còn có các hiệu may dưới sự hợp tác của hoạ sĩ Cát Tường hoặc do những đồng nghiệp của ông tham gia kinh doanh như hiệu My’x của Ngym – hoạ sĩ Trần Quang Trân, hay hiệu Marie (Hình 41) có sự “đỡ đầu” của hoạ sĩ Lê Phổ… Marie là một hiệu may có tiếng ở số 4 Rue de la Mission (ngày nay là phố Nhà Chung hoặc Lý Quốc Sư, Hà Nội).
Hình39 - 40: Quảng cáo tiệm may Lemur trên báo Phong Hoá
Đây là hiệu may do cháu gái của hoạ sĩ Lê Phổ là bà Lê Nghi Sương lập ra6 Ngoài áo dài Lemur do chính hoạ sĩ Lê Phổ chọn kiểu, hiệu Marie còn cung cấp các loại trang phục phương tây như áo rét, áo cho mùa hè, áo khoác manteau (áo bành, áo măng-tô), pardessus (áo pa-đờ-xuy), cape (kiểu áo khoác có dáng giống áo choàng của lớp quý tộc phương Tây xưa)…
Hình 41: Quảng báo hiệu may Marie
(Nguồn: báo Ngày nay số 88 (5/12/1937))
Những năm 30 của thế kỷ XX, phong trào “thể thao”, “vui vẻ trẻ trung”, “giải phóng nữ quyền” phát triển rầm rộ. Phụ nữ chơi các môn thể thao như chạy bộ, đạp xe đạp, đánh bóng bàn, chơi tennis, thậm chí là đá bóng đã được rất nhiều chị em phụ nữ Hà thành hưởng ứng tham gia tích cực. Chính vì vậy, chị em phụ nữ Hà Nội tất yếu cần các loại trang phục hiệu quả hơn, như quần bó hơn hoặc váy ngắn hơn, thông thoáng hơn và co giãn hơn, để dễ dàng di chuyển,
chạy nhảy…Vũ Trọng Phụng miêu tả bà Văn Minh ra sân quần vợt trong Số đỏ:
6Xu (2020), “Thị trường và tiếng nói truyền thông thời cải cách y phục Le Mur”. Truy cập từ Website Style-
Republik.com, đường dẫn: https://style-republik.com/thoi-cai-cach-y-phuc-le-mur/?amp (Ngày truy cập: 13/6/2021)
“một thiếu nữ mặc quần đùi trắng, tóc búi, giầy cao su, tay cắp hai cái vợt” (Vũ Trọng Phụng, 1936). Các sản phẩm trang phục thể thao nhanh chóng trở thành nhu cầu thiết yếu được du nhập bổ sung vào thị trường tân thời như áo chemisettes de tennis (áo sơ mi tennis) của hiệu Cự Lập (61 Hàng Đào) quảng cáo trên tuần báo Phong Hoá số 82 vào năm 1934 (Hình 42).
Cũng trong giai đoạn thập niên 30, áo len dệt kim là một xu hướng thời trang thịnh hành của phụ nữ hiện đại Châu Âu. Chính vì thế đồ dệt kim du nhập vào Việt Nam và được tầng lớp thị thành nhiệt liệt ủng hộ. Ở một quốc gia thuộc địa đang trong quá trình phong hoá như Việt Nam, áo len dệt kim có thể xem là dấu hiệu nhận biết những người ủng hộ lối sống tân thời.
Từ những năm 1930, vài người trong làng Cự Đà (xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây cũ) sau một thời gian làm công ở các xưởng của người Pháp, người Hoa đã học được nghề dệt kim, tự lập nên các xưởng dệt để sản xuất áo pullover (áo len chui đầu), áo khoác len, tricots (một loại vải dệt kim sợi dọc, so giãn một chiều)… phân phối bán buôn trên cả nước và còn xuất khẩu ra nước ngoài. Chính vì thế, vào thập niên 30 ở Hà Nội, những cửa hiệu trên phố Hàng Đào như Cự Chung, Cự Lập, Cự Hải… đã rất nhạy bén với thị trường, chuyên phân phối và quảng bá áo len dệt kim. Đây là một loại Âu phục thịnh hành và thực sự thích hợp cho thời tiết đông – xuân rét buốt của miền Bắc. Thị trường các hiệu “Cự” trở thành những nhà sản xuất quần áo dệt kim lớn của Hà Nội vào đầu thế kỷ XX. Những người con xa quê của làng Cự Đà, dù làm trong ngành nghề gì, cũng lấy chữ “Cự” làm tên hiệu đầu tiên để nhớ về nguồn gốc7 Cái tên “Pull’overs” xuất hiện nhiều trên các tờ báo lớn thời bấy giờ và trở thành loại y
7 Xu (2020), “Hà Nội một thời kim chỉ vá khâu, nghề may âu hoá và y phục lối mới kiểu Le Mur”. Truy cập từ Website Style-Republik.com, đường dẫn: https://style-republik.com/thi-truong-ha-noi-mot-thoi/?amp (Ngày truy cập: 21/6/2021)
phục mùa đông thiết yếu, phổ biến đối với cả nam giới và phụ nữ Hà Nội (Hình 42 - 45)
Một sự du nhập thời trang khá thú vị đó là sự xuất hiện của những chiếc áo bơi. Với sự du nhập của lối sống phương Tây, nhu cầu “tắm bể” của nam thanh nữ tú Hà thành trở nên phổ biến. Nhưng đối với một đất nước truyền thống như Việt Nam lúc bấy giờ, việc “con gái nhà gia giáo lại để loã lồ như thế mà
Hình 42: Quảng cáo hiệu Cự Lập
(Nguồn: Phong Hoá số 82)
Hình 43: Quảng cáo hiệu Cự Chấn
(Nguồn: Ngày nay số 197)
Hình 44: Quảng cáo áo áo len hiệu Cự Chung
(Nguồn: Phong hoá số 88)
Hình 45: Quảng cáo hiệu Cự Hải
đứng trước mặt bọn đàn ông” để mặc lên người những chiếc áo bơi thì hẳn là một việc táo bạo. Nhưng tất cả những điều đó không thể nào mà làm giảm đi nhu cầu được hoà mình với làn sóng lam cát trắng của một bộ phận tầng lớp trung lưu thành thị. Đáp ứng nhu cầu ấy, mùa hè năm 1935, hoạ sĩ Lemur hợp tác với Cự Chung – nhà sản xuất vải len nổi tiếng ở phố Hàng Bông, giới thiệu mẫu “áo tắm kiểu lạ” bằng len (Hình 46). Các nhà may khác cũng dần phổ cập chiếc maillot (áo tắm) trên thị trường y phục tân thời (Hình 48). Thế là từ đó “Giải cát bãi bể chiều nào cũng in chân – những bàn chân nhỏ nhắn, xinh xinh của những cô thiếu nữ vừa e lệ, vừa mạnh bạo – áo tắm len nhiều mùi in hình những thân thể vừa đều đặn, vừa dịu dàng mềm mại áo khoác phất phơ như cánh bướm
trong vườn hoa” (Thạch Lam , 1934)
Hình 47: Minh hoạ cô thiếu nữ mặc đồ bơi đi “tắm bể”
(Nguồn: Phong Hoá số 109 (3/8/1934))
)
Hình 46: Quảng cáo áo tắm Cự Chung
(Nguồn: Phong Hoá 150 (24/5/1935))
Hình 48: Quảng cáo áo tắm bể hiệu Phúc Lai
(Nguồn: Ngày Nay số 221 (17/8/1940))
Đi kèm với đồ bơi là những bộ Pyjama khoác ngoài cũng do chính hoạ sĩ Cát Tường thiết kế được đăng trên báo Phong Hoá và đặc san ĐẸP (Hình 49,50)
Hình 49: Mẫu thiết kế áo Pyjiama
(Nguồn: Phong Hoá 109)
Hình 50: Áo Pyjama mặc ngoài bãi bể
Sự thay đổi trang phục mới tất yếu những phụ kiện đi kèm cũng phải thay đổi cho phù hợp với bộ trang phục. Dưới ảnh hưởng của thời trang Pháp, văn hoá đồ lót trong giai đoạn thập niên 1930 ngày càng phát triển. Cuối năm 1935, cửa hiệu Cự Chung cho ra đời chất liệu mới độc đáo có tên Peau d’ Ange – Gia Nàng Tiên, một loại vải dệt bằng bằng tơ nhỏ sợi, được ca ngợi là mịn mát như làn da của nàng tiên, có thể mặc hợp cả bốn mùa, dùng để may đồ mặc lót bên trong như coóc- xê (corset) hay xu-chiêng (soutien-gorge) (Hình 51). Việc phổ biến chiếc coóc- xê của cửa hiệu Cự Chung là một thay đổi lớn, vì đây là một phụ kiện không thể thiếu của chị em phụ nữ khi mặc chiếc áo dài tân thời. Bởi khi đó đa phần phụ nữ thật mặc chiếc áo dài tân thời nhưng trong lót áo yếm, ngực xẹp lép, thân hình các vị phẳng lì trong không hề thẩm mỹ. Thời điểm đó, chỉ một số phụ nữ rất giàu có, rất sang, mới có áo lót nịt ngực loại “cóoc – xê” nhập từ Pháp mặc dù rất đẹp nhưng cũng rất đắt. Trong khi đại đa số phụ nữ Việt Nam không có nhiều tiền để chi vào việc ấy, các bà các cô vẫn mặc yếm mỏng. Cái yếm, thật ra chỉ là “mảnh vải che ngang”, nên ít vị nào có “đủ cân sức” mặc áo dài Lemur may với các loại vải lụa mỏng manh.
Từ đó, đủ loại áo lót ngực phụ nữ xuất hiện khắp nơi. Tại Hà Nội, các hiệu may đầm ở phố Hàng Khay, Hàng Bông, Hàng Gai, Hàng Trống, Nhà Thờ… đến các tỉnh thành khác trong nước, rồi cả các quầy, các gánh hàng xén ngoài chợ đều dần dần có bán chiếc áo lót nâng ngực phục vụ các bà các cô. Các bà các cô có thể thoải mái hãnh diện mặc chiếc áo dài Lemur ra ngoài phố.
Hình 51: Quảng cáo Peau d'Ange của hiệu Cự Chung
(Nguồn: Phong Hoá 161(8/10/1935))
b) Trang sức và phụ kiện tân thời
Những phụ kiện đi kèm dần không còn phổ dụng và bị thay thế bởi những phụ kiện mới du nhập từ phương Tây. Tiêu biểu là những chiếc nón quai thao, nón ba tầm. Cho đến cuối thế kỷ XIX, phụ nữ khắp ba miền vẫn còn đội nón thúng. Nhưng dần dần nón thúng đồ sộ thưa vắng dần trong đời sống của người dân Việt, đặc biệt các thiếu nữ nơi thành thị. Những năm 1930, phụ nữ Hà Nội đã dần bỏ nón thúng để đội nón chóp nhọn lợp bằng lá lụi với vành nón nhỏ -vốn xưa kia là nón của đàn ông. Nhưng những chiếc nón lá chóp nhọn cũng nhanh chóng không còn thịnh hành khi nhưng chiếc mũ châu Âu gọn gàng, điệu đà vừa được coi là văn minh, hợp thời trang du nhập vào Việt Nam cùng với sự xuất hiện của lớp người tư sản thành thị. Nhiều phụ nữ thành thị Hà Nội đã chuyển
qua đội mũ kiểu Âu như mũ rộng vành, mũ nồi…. Hoạ sĩ Cát Tường cũng bổ sung vào “thị trường Lemur” bằng việc thiết kế một số mẫu mũ nón tân thời (Hình 52)
Hình 52: Quảng cáo nón Lemur
(Nguồn: Ngày Nay 90 (19/12/1937))
Hình 53: Bà Nguyễn Thị Nội - vợ hoạ sĩ Cát Tường đội nón mới Lemur
Đến khoảng giữa thập niên 1930 ở Hà Nội rộ lên mốt áo mùi khăn san. Các “cô tân thời” không còn mặc áo quần màu thâm đen và đội khăn vuông nữa mà đã mặc những chiếc áo dài tân thời cắt lượn ôm nhẹ vào cơ thể và quàng hờ hững trên vai hoặc quanh cổ tấm khăn “san” (châle) - loại khăn mỏng in hoa do người Pháp du nhập vào Việt Nam. Một số ý kiến cho rằng, chữ khăn san xuất phát từ tiếng Pháp. Có lẽ chữ khăn san xuất phát từ tiếng Châle trong tiếng Pháp (nghĩa là khăn choàng vai). Sự kết hợp giữa áo dài và khăn choàng vào những năm 1930 được mô tả: “Còn cái khăn quàng nó là vật phụ, mà rất cần, bây giờ may hình chéo, nhỏ, quàng vào trông như cái “cra-vate”. Áo hàng nào thường dùng khăn hàng ấy, và gài nó bằng một cái “broche” có mặt đá thì đẹp.” (Đoàn Tâm Đan, 1935) Vào mùa đông, khăn san len là một phụ kiện nhập khẩu vừa làm đẹp, vừa giữ ấm hiệu quả (Hình 54 - 55)
Hình 54 - 55: Phụ nữ Hà Nội quàng khăn san len
Sự thay đổi của các loại trang phục tân thời kéo theo các kiểu guốc dép truyền thống dần trở thành lạc hậu. Sau khi cánh đàn ông Việt đã chuyển sang di các loại giày da Âu châu bóng lộn từ lâu thì phụ nữ Việt mới bắt đầu làm quen
với guốc đế gỗ, phẳng, có quai da vắt ngang hay giày mules - một loại giày hở
gót gần giống loại giày truyền thống nhưng không còn cánh ôm hai bên, gót cao như guốc, có nguồn gốc từ Pháp (Hình 56- 58). Cùng với giày mules là sandals gót cao thường được quảng cáo trên báo chí là giày tân thời hay giày kim thời.
Quả thực, như nhận xét của bà giáo Trịnh Thục Oanh trên báo Ngày nay: “Mặc
quần áo mới, tất chân phải dận trên đôi giày cao gót mới có dáng dong dóng thướt tha” (Đoàn Tâm Đan, 1935)
Hình 56: Các mẫu thiết kế dép tân thời của Cát Tường trên đặc san ĐẸP
((Nguồn: V -Vintage Club)
Hình 58: Quảng cáo giày kim thời Hình 57: Quảng cáo giày Vernis
Những bộ quần áo mới với thiết kế nhằm tôn lên những đường cong mềm mại của người phụ nữ, với tiêu chí eo thon, một thân hình “thắt đáy lưng ong” thì những chiếc ruột tượng có chức năng đựng tiền và các thứ giấy tờ thường được buộc dọc lưng quần của các bà, các chị làm bụng phồng lên thành chiếc “eo bánh mì” đã không còn phù hợp. Thay vào đó, chiếc ví da tân thời được thay thế, thường đi kèm với đôi guốc cao gót và được bày bán trong các hiệu giày