Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX thực dân Pháp đã xác lập nền cai trị của chúng trên toàn Đông Dương. Làn sóng văn hóa Tây Âu tràn vào Việt Nam tạo nên sự thay đổi lớn trong xã hội và đương nhiên kéo theo sự thay đổi của trang phục, đây cũng là nguyên cớ du nhập thời trang phương Tây vào Việt Nam. Những năm đầu thế kỷ XX, phụ nữ Hà Nội và các tỉnh ngoài Bắc dần bỏ nón thúng quai thao, dép cong, để đi giày Gia Định, tuy nhiên vẫn chỉ mặc áo tối màu, còn quần thì nhất thiết phải là màu đen. Thế nên, cuộc cải cách y phục
hay áo “mùi”3, san trắng rộ lên vào những năm 1920 được xem như một “cuộc nổi loạn của màu sắc”, mở đầu cho phong trào y phục tân thời. Những màu thâm nâu cũ kỹ bị phế bỏ và thay vào đó là những các loại màu sắc hơn.
Phong trào mặc áo lam, quần trắng do các cô me Tây và gái nhảy mở đầu sau đó lan ra khắp xã hội, nhận được không ít sự ủng hộ của chị em phụ nữ và các nhà trí thức theo mới “ Phụ nữ ta mới được ít người biết bỏ cái mầu đen di truyền, nó âm thầm buồn tẻ mà may bằng những thứ hàng màu trắng. Chị em dùng các thứ hàng ấy để may quần là một điều rất có lý” (Nguyễn Cát Tường, 1934). Chị em cũng nhờ đó mà trở nên duyên dáng hơn rất nhiều. Thế nên, áo lam quần trắng nhanh chóng nhận được sự hưởng ứng đông đảo của phụ nữ thành thị. Những hạn chế ngặt nghèo về chất liệu vải vóc của thời kỳ trước đã bị bãi bỏ hoàn toàn. Tuỳ vào hoàn cảnh mà chị em phụ nữ có thể lựa chọn lụa, gấm, nhung… để may trang phục.
Cuối thập niên 1920, ở Hà Nội cũng đã có “mốt” áo dài tân thời, vẫn là kiểu áo dài năm thân truyền thống nhưng may chật hơn, thân trước thân sau không nối giữa nữa4 để chỉ còn một vạt trước và một vạt sau, cộng với vạt con trong
được cắt ngắn lên mà tạo thành áo ba vạt. Áo dài tân thời thời kỳ này được may
bằng nhiều chất liệu vải với màu sắc khác nhau. Đi với áo dài tân thời là chiếc quần trắng, lúc này cũng được cải tiến, cạp lồng chun, ống cắt hơi xéo, đũng cao, mặc gọn và tạo dáng hơn (Hình 17)
3 Từ cổ, nghĩa là “màu”.
4 Trước đây các loại vải chỉ dệt được rộng nhất là 40cm, thời kỳ này công nghệ may phát triển hơn nên đã có loại vải khổ rộng (80 -90 cm) để may nên áo dài không còn phải ghép từ nhiều khổ vải nữa, chiếc áo năm thân được cải biên thành áo dài tân thời.
Hình.17: Hoạ sĩ Lê Thị Lựu mặc áo dài ba thân với quần trắng
(Nguồn: Internet)
Sự đan xen của những chiếc áo lam quần trắng, áo dài tân thời thấp thoáng giữa những tà áo tứ thân, yếm trắng, yếm điều, những mái tóc rẽ đường ngôi lệch, khăn san buông hững hờ trên vai lẫn trong những chiếc khăn mỏ quạ thâm đen là sự giao thoa văn hoá, là hiện tượng thời trang phổ biến thời kỳ này. Mốt áo lam quần trắng, áo dài tân thời thời kỳ đầu chính là tiền đề cho sự cách tân, những thay đổi táo bạo hơn trong cuộc cải cách trang phục phụ nữ ở giai đoạn sau.
3.2. Xu hướng biến đổi trang phục phụ nữ Hà Nội giai đoạn 1930 –
Trong khi cách ăn mặc của nam giới Việt Nam đã có sự phong hoá trực tiếp từ y phục truyền thống sang âu phục phương tây, như áo dài, khăn xếp, guốc mộc bị thay thế bởi comple, mũ dạ, giày tây, diễn ra khá sớm từ cuối thế kỷ XIX
và gần như “hoàn tất” trong những năm 1920, thì mãi đến thập niên 30 của thế
kỷ XX, y phục phụ nữ Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng mới bắt đầu một quá trình cải cách. Trang phục phụ nữ thời kì này thay đổi khá toàn diện từ chất liệu đến kiểu dáng, từ phong cách đến màu sắc, từ quần áo đến giày, dép, mũ, nón, đồ trang sức…
3.2.1. Giao lưu văn hoá Đông – Tây trong trang phục phụ nữ Hà Nội Nội
Hà Nội những năm 1930 – 1945 vẫn sinh hoạt theo dạng thức nửa thành thị nửa nông thôn. Chính vì thế, cùng với sự du nhập của văn hoá phương Tây, sự tiếp biến trong cách ăn mặc truyền thống của người dân Hà Nội được thể hiện rất rõ.
Theo các ghi chép về tài liệu trang phục Hà Nội xưa cùng với các tư liệu hình ảnh còn lưu giữ lại chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy, vào thập niên 30, khao khát hòa nhập lối sống tân thời của phụ nữ thành thị tại thủ đô Đông Dương đã bộc lộ rõ. Trên một bức tranh toàn cảnh bao trùm màu đen và các sắc độ đậm nhạt thâm nâu, thấp thoáng các mảng màu “áo lam quần trắng” hay quai thao yếm đào, rồi “áo mùi, san trắng” của những năm 1920 xưa cũ nhường chỗ
cho nhiễu Tây, lụa Tàu, vải Bombay đủ các màu. Phụ nữ thành thị nhất là ở Hà
Nội chẳng còn mấy người mặc áo tứ thân. Chỉ có các chị em ven đô như Kẻ Láng, Kẻ Bưởi, Chèm Vẽ, Vòng, Cót… còn mặc áo tứ thân gánh rau, gánh cốm... vào phố bán hàng (Hình18). Còn trong các phố lớn như Hàng Đào, Hàng Ngang hầu như không ai mặc áo tứ thân nữa. Trên đường phố, trong chợ Đồng Xuân,
vẫn thấy một số người mặc áo tứ thân thì đấy là bà con ngoại thành, ngoại tỉnh. Phụ nữ nội đô bắt đầu mặc áo dài tân thời (Hình 19). Ngay chính trong các gia đình thượng lưu ở Hà Nội cũng thấy rất rõ sự pha trộn trong cách ăn mặc. Những vú em, con sen, con ở vẫn áo cánh, áo yếm, khăn mỏ quạ còn các bà các mợ đã xúng xính trong những chiếc áo dài tân thời, áo đầm phương Tây (Hình 20). Tuy nhiên vài năm đầu 1930 trang phục phụ nữ Hà Nội có cải tiến cũng chỉ là tân thời về màu vải. Nhị Linh viết trong Phong Hoá số 89:
“…những lối y phục tân thời ngày nay của các bà thì tân thời ở chỗ nào? Có phải chỉ tân thời ở mầu và ở vải lụa không? Điều đó thì không ai cãi được. Hết tân thời ở áo lam quần trắng, lại tân thời ở áo mầu “rượu vang”, rồi sau mốt tân thời ở áo quần đồng mầu. Về “đường”, về “nét”, về hình cắt tịnh không có cái gì khác trước, tuy một vài cô hơi may thắt đáy một chút, song chẳng có chi thay đổi là mấy: vẫn cái áo cài khuy cứng nhắc với cái vạt con có lẽ dùng để lau nước mắt hay hỉ mũi, vẫn đôi giầy chẳng dính vào chân, khiến đi mau là tụt, lên xe mau là rơi” (Nhị Linh, 1934).
Chính vì thế, cho khi phong trào áo tân thời Lemur bùng nổ từ năm 1934 thì lúc đó, trang phục của phụ nữ Hà Nội mới có một sự thay đổi toàn diện, các
trang phục truyền thống như áo dài được xen kẽ với sự trỗi dậy của những váy
Hình 18: Người bán hàng rong mặc quần áo lối cũ tại phố Hàng Trống năm 1937
(Nguồn: Flickr manhhai)
Hình 19: Phụ nữ Hà Nội mặc áo dài tân thời những năm thập niên 1930
Hình 20: Phân hoá trong cách ăn mặc của phụ nữ tại Hà Nội
(Nguồn: Hình minh hoạ quảng cáo trên báo Phong Hoá số 85)
a) Áo dài
Qua khảo sát các tạp chí và các hình chụp ở giai đoạn này chúng ta rất dễ dàng nhận thấy, sự giao lưu trong văn hoá phương Đông và phương Tây được thể hiện rõ nhất thông qua hình ảnh chiếc áo dài mà thời đó được gọi là áo dài tân thời. Do ảnh hưởng sự giao lưu với phương Tây, giai đoạn này, chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến dần thành chiếc áo dài tân thời. Y phục truyền thống vẫn đang được mặc thời kỳ đó như chiếc áo tứ thân, ngũ thân với nhiều tầng, nhiều lớp khiến cho những đường cong của người phụ nữ không được lộ ra. Trong thời kỳ mà văn hoá quần áo lót vẫn chưa phát triển, kiểu áo dài mới với hình thức y phục gần như là một lớp, có thể nhìn thấy cơ thể người phụ nữ xuất hiện khiến cho người Việt Nam cảm nhận được tính chất Tây Âu trong bộ trang phục. Trần
Ngọc Thêm nhận xét về chiếc áo dài tân thời trong Tìm về bản sắc văn hoá Việt
trương cái đẹp cơ thể một cách trực tiếp kiểu phương Tây (dương tính hoá) như đa dạng hoá về màu sắc; áo được thu gọn cho ôm sát thân, làm nổi ngực, bó co hơn; bỏ áo cánh, áo lót và xẻ tà hai bên sườn cao hơn cho hở lườn… thì áo tân thời lại cũng đồng thời kế tục và phát triển cao độ hơn phong cách tế nhị, kín đáo, cổ truyền (âm tính hoá): Trong khi áo tứ thân cổ truyền buông hai vạt trước bay phấp phới thì áo dài tân thời ghép hai thân trước thành một vạt dài kín đáo hơn; trong khi áo tứ thân cổ truyền để hở ngực yếm, hở cổ thì áo dài tân thời được ưa chuộng nhất là kiểu yếm có cổ nhỏ cao…” (Trần Ngọc Thêm, 1996) Có thể thấy, chiếc áo dài không chỉ mang dấu ấn của nền văn hoá phương Đông ý nhị, kín đáo mà còn mang dấu ấn của nền văn hoá phương Tây táo bạo và phá cách.
Đại diện cho áo dài tân thời ở giai đoạn 1930– 1945 là các kiểu mẫu áo dài Lemur được thiết kế bởi hoạ sĩ Nguyễn Cát Tường. Áo dài Lemur được thiết kế dựa trên dáng áo dài tân thời đã ra đời từ cuối thập niên 1920 – tức là có cũng nguồn gốc được cải biên từ chiếc áo ngũ thân truyền thống và được thêm thắt, tiếp nhận những yếu tố mới của văn hoá phương Tây.
Hình 21: Lược đồ áo dài tân thời
(Nguồn: Giáo trình mỹ thuật trang phục)
Trước hết là về màu sắc, những màu thâm nâu truyền thống vốn đã được loại bỏ từ đầu thập niên 1920, giai đoạn từ 1934, Nguyễn Cát Tường đã có một sự nâng cấp hơn khi ông cũng nói không với những màu sắc loè loẹt vừa mới được vội vã đưa vào trang phục tân thời giai đoạn mở đầu như các màu vàng nghệ, đỏ hoa lựu, biếc cánh chả, cam, mực tím… “Nhưng ko thể ghép một cái san xanh lá lên trên một cái áo hoa lựu thắm được… với những cô gái trẻ măng, với đôi mắt tươi, đôi môi thắm, với nụ cười sung sướng, cần phải có những màu cũng tươi đẹp như môi đỏ, óng ả như làn tóc, cũng rực rỡ như ngày xuân.” (Việt Sinh, 1935) Áo dài Lemur thường mang những gam mầu dịu nhẹ, thanh nhã và tươi sáng theo thẩm mỹ của người Châu Âu như: màu hường bông phấn, màu
xanh non và dịu, màu da trời nhạt tức màu thiên thanh, màu nước biển nhạt hay màu hồ thuỷ; màu vàng nhạt hay màu hoàng yến; sắc xám có màu khói lam và màu ngọc thạch sẫm; sắc nâu có nâu da người; nâu cà phê sữa… Những áo màu nhạt lại được viền mép bằng một dải vải sẫm màu hơn hoặc sáng hơn để tôn thêm phần thân áo. Có thể nói rằng màu sắc là phần tinh tế nhất ở áo Lemur (Bùi Quang Thắng, 2018)
Ngoài màu sắc, hoa văn chất liệu của những chiếc áo dài Lemur cũng được cải tiến so nhiều so với trang phục truyền thống. Những hạn chế ngặt nghèo về chất liệu vải vóc của thời kỳ trước đã bị bãi bỏ hoàn toàn. Tuỳ vào hoàn cảnh mà chị em phụ nữ có thể lựa chọn lụa, gấm, nhung… để may trang phục (Hình 22). Những bộ đồ của các chị em không chỉ là một màu trơn buồn tẻ như trước nữa mà đã được may bằng vải in hoa hoặc in chéo, caro hay chấm bi hoa lá cành (Hình 23) cùng với hoạ tiết đính cườm, đá, đăng ten, rua…. học hỏi từ những kỹ thuật dệt may tân tiến của người Pháp.
Hình 23: Đa dạng màu sắc, hoạ tiết áo dài tân thời Hà Nội 1936
(Nguồn: V -Vintage Club)
Ngoài màu sắc và hoa văn chất liệu, biến đổi trong hình dáng chiếc áo thể hiện rõ ràng nhất sự kết hợp văn hoá Đông- Tây, ngoài việc vẫn giữ những nét cơ bản của chiếc áo năm thân truyền thống, Nguyễn Cát tường cũng mạnh dạn đưa thêm những chi tiết của Âu phục vào bộ y phục mới.
Thân áo truyền thống trước đây gồm hai phần: thân trước và thân sau. Cả hai thân áo đều dài từ cổ xuống mắt cá chân nay đã được hoạ sĩ Cát Tường cắt lượn theo cơ thể, bóp hơn ở phần trên để khoe những đường cong mềm mại của bộ ngực tròn và cái eo thon. Trên thực tế, áo Lemur chỉ ôm hờ thân người mặc
chứ không ôm sát thực sự như áo dài ngày nay, mà chỉ bớt lụng thụng nhờ cắt lượn theo thân hình chứ xếp nếp (xếp plis) không sâu, có khi không có cả plis (Hình 24)
Hình 24: Mẫu áo dài Lemur đầu tiên
(Nguồn: báo Phong hoá số 90)
Vạt áo của chiếc áo ngũ thân truyền thống gồm năm vạt được may ráp lại theo chiều dọc, hai vạt trước và hai vạt sau may ráp lại theo đường sống áo ở chính giữa thân, xẻ từ ngang hông xuống dưới sau khi bỏ đường sống nối giữa trở thành áo ba vạt nay ở chiếc áo Lemur được cắt lượn xuống để tránh bị hớt khi mặc. Nguyễn Cát Tường cho rằng cái vạt áo con lót bên trong ở áo năm vạt trước kia (và vẫn tồn tại ở áo ba vạt giai đoạn thập niên 1920) vừa rất chướng
vừa không cần thiết “Nhưng có một điều tôi muốn các bạn để ý theo hơn hết là nên bỏ hẳn chiếc vạt con và cho chùng thêm các vạt chính. Ngoài hai việc lau tay và hỉ mũi, ta để vạt con không những nó không ích gì thêm nữa, mà nó lại còn bất tiện vì mùa rét, ta mặc hai ba áo kép một lúc thì những vạt con ấy chồng chất lên nhau sẽ làm cho ta khó chịu và người sẽ thành một bên phồng cộm, còn
một bên lép kẹp” (Cát Tường, 1934) Ông thu nhỏ tối thiểu vạt con chỉ còn là một
dẻo vải rất nhỏ để cài khuy, vạt chính thì cho dài thêm chút nữa học tập theo phụ nữ phương tây cho áo có hơi chùng nhưng đừng lụng thụng để tôn được vẻ đẹp. Như vậy từ áo năm vạt thành ba vạt, rồi đến áo Lemur thì chỉ còn hai vạt: vạt trước và vạt sau. Trên báo Phong Hoá số 91, hoạ sĩ cũng cho gợi ý hai kiểu vạt áo dài Lemur:
Hình 25: Mẫu vạt áo Lemur
“Kiểu thứ nhất. – (bên trái) vạt áo đằng trước và đằng sau cắt theo hình bánh bẻ (feston).
Kiểu thứ hai. – (bên phải) hai vạt áo đều cắt thẳng, nhưng có một cái khác là hai bên sườn vạt mỗi bên có ba, bốn chếp (xin nhớ đừng khâu liền hai vạt làm một)
Với cổ áo, Cát Tường bỏ lối cổ bờ thành (cổ đứng) vì theo ông, chiếc cổ áo truyền thống cao khoảng 2-3 cm, ôm khít cổ, tạo hình chữ V trước cổ hết sức bất tiện, không phù hợp với khí hậu nóng nực xứ Bắc Kỳ. Ông thay bằng các kiểu cổ bẻ ra theo kiểu tây phương, góc nhọn thì gọi là "cổ lưỡi dao", tròn gọi là "cổ bánh bẻ", feston (đường viền hình cánh hoa), cánh sen, cổ khoét hình quả tim, cổ chun..., đều mở ở giữa ngực (Hình 26, 27).
H ì
n
Hình 26 - 27 : Các mẫu cổ áo dài Lemur
Cũng như cổ áo, tay áo cổ truyền với cách may kéo dài từ cổ áo đến cổ tay, không có cầu vai, được Nguyễn Cát Tường nhận xét là chật hẹp rất bất tiện mỗi khi co tay, và không hợp với khí hậu nóng bức. Chính vì thế ông bỏ kiểu may nối ngang ống tay áo mà may ráp tay với thân áo tại vòng nách; thay ống tay hẹp bằng những chi tiết học tập từ váy đầm của phụ nữ phương Tây như kiểu vai bồng, cổ tay bồng, nhún bèo, hoặc cổ tay hình loa, hình đuôi tôm, hình lưỡi chàng… (Hình 28)
Hình 28: Mẫu ống tay áo Lemur