Bản chất và nội dung thanh khoản

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA TÍNH THANH KHOẢN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỢI TRONG CÁC CÔNG TY KINH DOANH PHÂN BÓN NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM (Trang 33 - 36)

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.1.2. Bản chất và nội dung thanh khoản

Khả năng thanh khoản của doanh nghiệp là vấn đề quan tâm của cả trong và ngoài của doanh nghiệp. Bên trong doanh nghiệp, các nhà quản lý quan tâm đến luồng tiền xem công ty có khả năng mua sắm hay chi tiêu ở giai đoạn này, doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn sắp tới. KNTK của công ty không chỉ là vấn đề của riêng nhà quản lý mà nhân viên trong công ty cũng quan tâm đến vấn đề này thông qua việc đánh giá việc thanh toán lương, đóng các khoản bảo hiểm, thuế thu nhập cá nhân và các chế độ lao động khác có đầy đủ và đúng hạn không. Bên ngoài doanh nghiệp, KNTK của doanh nghiệp được các nhà cung cấp hàng hóa đặc biệt quan tâm, doanh nghiệp có khả năng thanh khoản tốt sẽ thanh toán các khoản nợ nhà cung cấp đúng hạn. Từ đó, doanh nghiệp nâng cao được uy tín của mình với nhà cung cấp, được nhà cung cấp tin tưởng cho mua hàng trả chậm cũng như kéo dài thời gian thanh toán. Thanh khoản của một công ty cũng được các nhà đầu tư bên ngoài quan tâm thông qua các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính để xem mức độ luân chuyển vốn đã phù hợp chưa, nguồn vốn được sử dụng hiệu quả chưa hay còn tồn đọng ở hàng tồn kho. Vì vậy, có thể thấy KNTK có vai trò quan trọng trong doanh nghiệp. KNTK là khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền của doanh nghiệp và KNTK tốt sẽ giúp doanh nghiệp có mức độ uy tín và tin cậy cao hơn. Có thể đánh giá khả năng thanh khoản thông qua các hệ số khả năng thanh toán như: Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (CR), hệ số khả năng thanh toán nhanh (QR), thời gian hàng tồn trong kho (DIO), thời gian thu được hàng về (DSO) và thời gian phải trả nhà cung cấp (DPO).

• Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

CR là chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn. Các khoản nợ ngắn hạn được đầu tư từ tài sản ngắn hạn. Doanh nghiệp cần phải

Do đó CR được xác định bởi công thức:

Hệ số CR cho biết 1 đồng nợ ngắn hạn được bù đắp bằng bao nhiêu đồng TSNH. TSNH lớn hơn nợ ngắn hạn, doanh nghiệp sẽ duy trì được khả năng thanh toán ngắn hạn đồng thời duy trì được khả năng kinh doanh. TSNH bằng nợ ngắn hạn, cho thấy doanh nghiệp đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Nếu TSNH nhỏ hơn nợ ngắn hạn thì doanh nghiệp gặp khó khăn trong kinh doanh, không đủ để bù đắp các khoản nợ ngắn hạn đến hạn trả. Hệ số này thấp cho thấy doanh nghiệp gặp khó khăn trong kinh doanh, có nguy cơ rơi vào phá sản nếu các nhà cung cấp đồng loạt đòi thanh toán nợ.

• Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Hệ số này cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu vốn bằng tiền và tương đương tiền để sẵn sàng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn.

QR được thể hiện bằng công thức:

• Thời gian hàng tồn trong kho (DIO)

DIO là số ngày bình quân hàng tồn kho đang được bán. DIO phụ thuộc vào giá trị hàng tồn kho và giá vốn của hàng bán. Công thức tính hệ số này:

DIO càng cao tức là hiệu quả xử lý hàng tồn kho càng kém và ngược lại. Tỉ số này thể hiện rằng doanh nghiệp mất bao lâu để bán được hàng tồn kho.

• Thời gian thu được tiền hàng về (DSO)

DSO là số ngày bình quân mà doanh nghiệp thu được tiền từ việc bán hàng. DSO phụ thuộc vào các khoản phải thu và doanh thu thuần. Hệ số này được thể hiện qua công thức sau:

• Thời gian phải trả nhà cung cấp (DPO)

DPO tập trung vào số dư nợ hiện tại của doanh nghiệp cho hoạt động kinh doanh. Nó gồm những khoản tiền mà công ty nợ nhà cung cấp hàng hóa và nguyên

liệu, thể hiện khoảng thời gian mà công ty phải thanh toán các nghĩa vụ nợ đó. Công thức tính thời gian phải trả nhà cung cấp:

DPO càng cao càng tốt, do nó chứng tỏ doanh nghiệp càng có thể giữ tiền lâu trong doanh nghiệp để tăng tiềm năng cho các khoản đầu tư.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA TÍNH THANH KHOẢN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỢI TRONG CÁC CÔNG TY KINH DOANH PHÂN BÓN NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w