Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA TÍNH THANH KHOẢN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỢI TRONG CÁC CÔNG TY KINH DOANH PHÂN BÓN NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM (Trang 46 - 49)

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.1. Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu chia thành 3 giai đoạn với 6 bước theo trình tự từ trên xuống. Cụ thể như sau:

Giai đoạn 1: Điều tra thống kê bao gồm các 3 công việc:

Thứ nhất, xác định vấn đề, mục đích, nội dung và đối tượng nghiên cứu: Mục tiêu nghiên cứu của bài luận văn là “Tác động của khả năng thanh khoản đến khả năng sinh lợi của các công ty kinh doanh phân bón niêm yết ở Việt Nam” vì vậy nội dung nghiên cứu xoay quanh các vấn đề về khả năng thanh khoản, khả năng sinh lợi của các công ty kinh doanh phân bón niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Thứ hai, xây dựng hệ thống các khái niệm và chỉ tiêu thống kê:

Từ mục tiêu cơ bản trên và tham khảo nghiên cứu của Lyroudi và Lazaridis (2000), Hà Đức Hiếu (2014), Trần Thị Thanh Vân (2014) luận văn thực hiện nghiên cứu các chỉ tiêu về khả năng thanh khoản thông qua các chỉ tiêu cơ bản CR, QR, DIO, DSO, DPO. Các chỉ tiêu về khả năng sinh lợi đại diện luận văn lựa chọn biến ROE như nghiên cứu Lyroudi và Lazaridis (2000) và mở rộng hơn nghiên cứu tác động của KNTK đến biến KNSL với biến đại diện là ROA.

Thứ ba, điều tra thống kê:

Điều tra thống kê là một trong hai hình thức thu thập thông tin thống kê chủ yếu, nhờ vào các cuộc điều tra có tính chất chuyên môn được tiến hành theo nội dung, phương pháp và kế hoạch quy định riêng cho mỗi cuộc điều tra. Đối tượng chủ yếu của các cuộc điều tra thống kê là những hiện tượng không thể hoặc không cần phản ánh thường xuyên mà chỉ có thể hoặc chỉ cần thu thập thông tin vào từng thời điểm nhất định. Trong bài luận văn này tác giả tiến hành điều tra không toàn bộ, đây là một loại điều tra thống kê chỉ tiến hành thu thập thông tin ban đầu ở một số đơn vị được lựa chọn trong tổng thể điều tra. Điều tra không toàn bộ được áp

dụng trong những trường hợp không thể hoặc không cần thiết phải thu thập thông tin ở tất cả các đơn vị tổng thể mà vẫn đạt được mục đích nghiên cứu. Điều tra không toàn bộ bao gồm nhiều loại. Nếu căn cứ vào phương pháp lựa chọn các đơn vị để điều tra thì có thể phân điều tra không toàn bộ thành ba loại là: Điều tra chọn mẫu; điều tra trọng điểm và điều tra chuyên đề. Bài khóa luận thực hiện điều tra chọn mẫu, là một loại điều tra không toàn bộ, trong đó chỉ chọn ra một số đơn vị đủ lớn theo những nguyên tắc nhất định để điều tra thực tế. Kết quả thu thập được dùng để suy rộng cho toàn bộ tổng thể. Mẫu dữ liệu mà bài khóa luận thu thập là dữ liệu của 15 doanh nghiệp thuộc ngành phân bón niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Giai đoạn 2: Tổng hợp thống kê:

Trong giai đoạn này, luận văn xử lý các số liệu đã được thống kê ở giai đoạn 1 bằng cách tập hợp sắp xếp số liệu theo dạng bảng. Bảng số liệu thể hiện được các chỉ tiêu để tính toán được khả năng thanh khoản và khả năng sinh lợi của các mã chứng khoán được niêm yết trên sàn giao dịch theo năm. Dữ liệu bảng có thể phát hiện và đo lường tốt hơn những ảnh hưởng mà không thể quan sát trong dữ liệu chuỗi thời gian thuần túy hay dữ liệu chéo theo không gian thuần túy. Bằng cách thu thập những số liệu có sẵn cho vài nghìn đơn vị, dữ liệu bảng có thể tối thiểu hóa sự thiên lệch có thể xảy ra nếu ta tổng hợp các cá nhân hay các doanh nghiệp thành số liệu tổng.

Sau đó luận văn tiến hành phần tích sơ bộ mối quan hệ giữa các chỉ tiêu tài sản và nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu và giá vốn để đánh giá được quy mô, xu hướng và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thông qua phần mềm PBI – trực quan hóa số liệu.

Bài luận văn này sử dụng phần mềm phân tích số liệu là phần mềm Stata 16. Stata là phần mềm thống kê được phát triển từ năm 1985 bởi StataCorp. Tên gọi “Stata” là kết hợp của các từ “statistics” và “data”. Nó được sử dụng bởi nhiều doanh nghiệp và tổ chức học thuật trên thế giới. Hầu hết những người sử dụng làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu, đặc biệt là trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội học,…

Giai đoạn 3: Phân tích thống kê:

Giai đoạn 1: Điều tra thống kê

Xác định vấn đề, mục đích, nội dung, đối tượng nghiên cứu

Xây dựng hệ thống các khái niệm, chỉ tiêu thống kê

Điều tra thống kê

Giai đoạn 3 : Phân tích thống kê Giai đoạn 2: Tổng hợp thống kê

Xử lý số liệu

Tập hợp sắp xếp số liệu

Chọn các phần mềm sử lý số liệu Phân tích thống kê sơ bộ

Lựa chọn các phương pháp thống kê sơ bộ

Báo cáo và truyền đạt kết quả nghiên cứu

Phân tích và giải thích kết quả, dự đoán xu hướng phát triển

chuyển sang giai đoạn thứ ba là giai đoạn phân tích thông tin và dự báo tình hình, thường gọi là phân tích và dự báo thống kê. Phân tích và dự báo thống kê được hiểu là việc nêu lên một cách tổng hợp bản chất và tính quy luật của các hiện tượng và quá trình kinh tế - xã hội số lớn trong điều kiện lịch sử cụ thể qua các biểu hiện về lượng và tính toán các mức độ trong tương lai.

Luận văn sử dụng phần mềm Stata 16 để phân tích hồi quy và tương quan. Các hiện tượng tồn tại trong mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau. Tuỳ theo mức độ chặt chẽ của mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau đó mà phân các mối liên hệ này thành liên hệ hàm số hay liên hệ tương quan. Phương pháp phân tích hồi quy và tương quan thường được sử dụng trong nghiên cứu các mối liên hệ phụ thuộc và do vậy, phương pháp này cũng được sử dụng khá phổ biến trong nghiên cứu thống kê.

Dựa vào kết quả tính toán các hệ số này có thể kết luận về mức độ chặt chẽ của mối liên hệ, giúp cho việc nhận thức hiện tượng được sâu sắc, từ đó đề ra những kết luận và khuyến nghị cụ thể.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA TÍNH THANH KHOẢN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỢI TRONG CÁC CÔNG TY KINH DOANH PHÂN BÓN NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w