Tác động của thanh khoản đến khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA TÍNH THANH KHOẢN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỢI TRONG CÁC CÔNG TY KINH DOANH PHÂN BÓN NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM (Trang 41 - 43)

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.3.2. Tác động của thanh khoản đến khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu

hữu

Đầu tiên, phải kể đến Nghiên cứu của Lyroudi và Lazaridis (2000), nghiên cứu này xem xét chu kỳ chuyển đổi tiền mặt trong tác động của nó với CR và QR, đồng thời cũng nghiên cứu tác động của chu kỳ chuyển đổi tiền mặt đến ROE và quy mô của công ty. Bài nghiên cứu sử dụng phân tích hồi quy và tương quan với cơ sở dữ liệu được lấy từ các công ty lớn trong nhành thực phẩm và đồ uống của Hy Lạp, đây là ngành quan trọng đối với toàn bộ nền kinh tế. Kết quả chỉ ra rằng, có một mối quan hệ tích cực đáng kể giữa chu kỳ chuyển đổi tiền mặt và QR, CR. chu kỳ chuyển đổi tiền mặt có liên quan tích cực đến ROE. Kết quả này cũng cho thấy không có sự khác nhau giữa công ty có quy mô nhỏ và công ty có quy mô lớn, không có sự khác nhau giữa công ty có và không có đòn bẩy tài chính.

Trong bài Nghiên cứu của Madushanka và Jathurika (2018) cũng chỉ ra rằng CR, QR có ý nghĩa tích cực đáng kể đến ROE. Các công ty sản xuất ở Sri Lanka có thể thực hiện các phương pháp quản lý hàng tồn kho như JIT và các công nghệ hiện đại khác để quản lý và sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực tài chính của công ty.

Trong lĩnh vực ngân hàng cũng có nghiên cứu của Ibrahim và Aqeel (2017) Mục đích của nghiên cứu này là để điều tra ảnh hưởng của việc quản lý thanh khoản

đối với khả năng sinh lợi của các ngân hàng thương mại Pakistan trong giai đoạn (2004–2013), số quan sát được lựa chọn là 1767 quan sát để phản ánh toàn bộ các ngân hàng thương mại Pakistan. Tính thanh khoản các chỉ số là IR, CR, CrR,… trong khi khả năng sinh lợi được thể hiện qua hệ số đại diên là ROE. Các giả thuyết được kiểm tra bằng cách sử dụng phân tích hồi quy và tương quan. Các kết quả thực nghiệm cho thấy sự gia tăng của khả năng thanh khoản có ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh lợi. Nhà nghiên cứu khuyến nghị rằng cần phải sử dụng tối ưu khả năng thanh khoản sẵn có trong các khía cạnh khác nhau của đầu tư để tăng lợi nhuận của các ngân hàng và các ngân hàng nên áp dụng khuôn khổ quản lý thanh khoản để đảm bảo đủ thanh khoản để thực hiện các hoạt động của họ một cách hiệu quả.

Winarso và Hutabarat (2019) xem xét ảnh hưởng của thanh khoản, khả năng thanh toán đối với lợi nhuận tại các công ty thuộc lĩnh vực tiêu dùng được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Indonesia (IDX) trong giai đoạn 2014- 2016. Nguồn dữ liệu thứ cấp từ cơ sở dữ liệu của Sở giao dịch chứng khoán Indonesia cho 36 công ty thuộc lĩnh vực tiêu dùng trong giai đoạn 2014-2016. Nhà nghiên cứu sử dụng hồi quy, dữ liệu bảng đã được áp dụng trong phân tích. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ tiêu cực giữa thanh khoản về CR, khả năng thanh toán về DER và lợi nhuận về ROE.

Nghiên cứu của Balasundaram và Priya (2013) nhằm tìm ra ảnh hưởng của những thay đổi trong thanh khoản với mức lợi nhuận của các công ty sản xuất ở Sri Lanka. Nghiên cứu bao gồm các công ty sản xuất niêm yết ở Sri Lanka trong khoảng thời gian 5 năm qua từ 2008 đến 2012. Phân tích tương quan và hồi quy được sử dụng trong phân tích và phát hiện cho thấy rằng có một mối quan hệ đáng kể tồn tại giữa tính thanh khoản và lợi nhuận giữa các công ty sản xuất được niêm yết trong Sri Lanka. Nếu công ty giảm tính thanh khoản của nó, lợi nhuận sẽ cao. Kết quả cho thấy rằng có mối quan hệ tiêu cực giữa lợi nhuận và thanh khoản. vì vậy nó là điều cần thiết cho mọi công ty để duy trì sự cân bằng giữa lợi nhuận và tính thanh khoản.

Trong nghiên cứu của Trần Thị Thanh Vân (2014) về mối quan hệ giữa khả năng thanh toán với khả năng sinh lời của các công ty bất động sản trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Bài nghiên cứu sử dụng các biến đại diện khả năng thanh toán như QR, CR, CCC, các biến khả năng sinh lời được đại diện thông qua ROA, ROE, ROI. Tác giả sử dụng phương pháp ước lượng mô hình bằng phần mềm sử lý dữ liệu SPSS thu được kết quả khả năng thanh toán có tác động ngược chiều với khả năng sinh lợi.

Hamid và Akhi (2016) tiến hành nghiên cứu mối quan hệ giữa thanh khoản và lợi nhuận trong ngành dược phẩm và hóa chất của Bangladesh. Bài nghiên cứu này thu thâp dữ liệu báo cáo tài chính của 10 công ty trong lĩnh vực dược phẩm và hóa chất trong giai đoạn từ 2005-2014. Tỷ suất khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (CR), Tỷ suất khả năng thanh toán nhanh (QR) và Tỷ suất vốn hoạt động ròng (WCR) là được sử dụng làm chỉ số thanh khoản và ROE. Để phân tích dữ liệu, các phép đo thống kê được sử dụng rộng rãi, tức là phương pháp tương quan, hồi quy và phương pháp hệ số tương quan xếp hạng đã được sử dụng. Từ phân tích tương quan, nghiên cứu này cho thấy mối quan hệ tích cực của QR và WCR với ROE. Nhưng, từ phân tích hồi quy, người ta thấy rằng không có mối liên hệ đáng kể nào giữa thanh khoản và lợi nhuận trong ngành dược phẩm và hóa chất của Bangladesh.

Trong phần này luận văn đã thực hiện tổng hợp một số nghiên cứu có liên quan đến phạm vi nghiên cứu của luận văn qua đó có cái nhìn ban đầu về mối quan hệ giữa khả năng thanh khoản và khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp. Đây là cơ sở để tác giả phát triển giả thiết nghiên cứu trong phần tiếp theo của luận văn.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA TÍNH THANH KHOẢN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỢI TRONG CÁC CÔNG TY KINH DOANH PHÂN BÓN NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w