KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh
Tính đến năm 2019, cả nước có khoảng 735 cơ sở sản xuất kinh doanh phân bón được cấp phép sản xuất với công suất khoảng 29,5 triệu tấn 1 năm. Trong đó, có 10 doanh nghiệp lớn thuộc tập đoàn hóa chất Việt Nam và 2 doanh nghiệp thuộc tập đoàn dầu khí Việt Nam chiếm phần lớn công suất sản xuất. Tuy vậy, các loại phân bón như Kali và SA vẫn phải phụ thuộc vào nhập khẩu do trong nước chưa có doanh nghiệp nào sản xuất.
Trong thời gian tới, xu hướng phân bón hữu cơ tạo cơ hội phát triển bền vững cho ngành công nghiệp phân bón ở Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm cây trồng và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Các doanh nghiệp muốn tăng trưởng bền vững cầm nắm được xu hướng này để tập trung nghiên cứu và phát triển sản phẩm của mình cho phụ hợp với thị yếu người tiêu dùng.
Đặc điểm về tài sản và nguồn vốn
Tổng tài sản và nguồn vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực phân bón từ năm 2015 đến năm 2019 biến động nhẹ giữa các năm. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực này có mức vốn chủ sở hữu ngang bằng với mức vốn từ nguồn đi vay. Kết quả này cho thấy cần phải có các biện pháp quản trị thanh khoản tốt sử dụng được hiệu quả các nguồn vồn.
Hình 4.1: Tổng tài sản và nguồn vốn chủ sở hữu ngành phân bón năm 2015-2019
Nguồn: Tác giả tổng hợp trên cơ sở kết quả nghiên cứu
Đặc điểm về hệ số thanh khoản
CR và QR trung bình của các công ty kinh doanh lĩnh vực phân bón cao hệ số CR đều hớn hơn 2 và hệ số QR đều lớn hơn 1. Hai hệ số này cao cho thấy tình hình tài chính của các công ty tốt, công ty đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.
Bảng 4.2 :CR và QR trung bình của ngành phân bón năm 2015 đến 2019
2015 2,384 1,552
2016 2,821 2,062
2017 2,653 1,896
2018 2,042 1,228
2019 2,504 1,574
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả của phần mềm Stata 16.0
Tuy nhiên, hệ số này cao ở trong trường hợp các công ty sản xuất thì lại chưa được tốt lắm do các khoản phải thu lớn trong đó có các khoản nợ khó đòi và hàng tồn kho lớn do nguyên vật liệu dự trữ còn nhiều và hàng hóa bị ứ đọng không bán được hết, đối với mặt hàng có thời hạn sử dụng như phân bón thì lượng tồn kho nhiều là không tốt. Cụ thể mức độ biến động của CR, QR được thể hiện rõ qua hình vẽ sau:
Hình 4.3 : CR và QR trung bình của ngành phân bón từ năm 2015 đến năm 2019
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả xử lý của phần mềm PBI
Đặc điểm về chu kỳ chuyển đổi tiền mặt
Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt được thể hiện qua 3 chỉ tiêu: DIO, DSO, DPO được tổng hợp như bảng số liệu sau:
Bảng 4.3: Hệ số DIO, DSO, DPO trung bình ngành phân bón từ năm
2015 đến 2019
Đơn vị tính: Lần
Năm DIO DSO DPO
2015 78,128 44,173 25,303
2016 63,910 49,621 28,431
2017 68,506 64,623 28,015
2018 71,041 66,037 31,079
2019 78,947 68,420 33,205
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả của phần mềm Stata 16.0
Thời gian chuyển đổi từ hàng tồn kho chuyển sang khâu tiêu thụ dài, khoảng 60-90 ngày thì hàng hóa được đem đi tiêu thụ. Với lĩnh vực phân bón, sản phẩm tiêu thụ là có thời hạn thì việc tồn kho lâu như thế này ảnh hưởng đến việc sản xuất
kinh doanh của công ty, các sản phẩm bị quá hạn sử dụng sẽ làm tăng chi phí của công ty. Ngoài ra, chỉ số này cao cũng cho thấy việc sử dụng ngồn vốn của các công ty chưa thực sự hiểu quả, sẽ làm tăng chi phí kiểm đếm, lưu kho hay chi phí lãi vay cho việc thanh toán các khoản nợ cho nhà cung cấp.
DSO cao hơn DPO, đặc biệt DSO dài hơn DPO 35 ngày, kết quả này chỉ ra rằng công ty sử dụng không hiệu quả nguồn vốn của mình. Trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến năm 2019 DSO luôn cao hơn DPO nghĩa là các công ty bán hàng nhưng lâu thu hồi được tiền hàng về như năm 2019 thì trung bình phải mất 68 ngày để các công ty thu hồi tiền hàng về trong khi trung bình khoảng 33 ngày các công ty đã phải thanh toán các khoản nợ cho nhà cung cấp. Các công ty phải sử dụng nguồn vốn đi vay để thanh toán các khoản nợ, do đó làm tăng các chi phí lãi vay.
Các chỉ tiêu DIO, DSO, DPO được thể hiện rõ mức biến đổi qua hình ảnh trực quan hóa như sau:
Hình 4.4 DIO, DSO, DPO trung bình ngành phân bón năm 2015 đến 2019
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả xử lý của phần mềm PBI
Như phân tích ở trên trung bình CR và QR của các công ty kinh doanh lĩnh vực phân bón ở mức cao. Khi phân tích các nhân tố của chu kì chuyển đổi tiền mặt này, có thể khẳng định khả năng thanh khoản của các công ty cao là không tốt vì khả năng thanh khoản cao vì hàng tồn kho cao và các khoản phải thu cao. Để hạn chế điều này, các công ty cần có chính sách và biện pháp tích cực để thu hồi tiền hàng, giúp cho dòng tiền luân chuyển được thuận lợi hơn.
Đặc điểm về khả năng sinh lợi
Nhìn chung, ROA trung bình của ngành phân bón dương từ năm 2015 đến năm 2019, trong khi ROE trung bình ngành phân bón lại âm ở năm 2018. Cụ thể mức biến động ROA và ROE được thể hiện rõ ràng qua bảng sau:
Bảng 4.4: ROA và ROE trung bình ngành phân bón năm 2010- 2019
Năm ROA ROE
2015 0,073 0,248
2016 0,067 0,024
2017 0,056 0,420
2018 0,049 -0,055
2019 0,028 0,104
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả của phần mềm Stata 16.0
ROA trung bình của ngành phân bón giảm dần theo các năm. Nghĩa là hiệu suất sử dụng tài sản của các công ty trong lĩnh vực phân bón ngày càng kém, các công ty cần xem xét lại và có các chính sách mới để nâng cao được hiệu quả sử dụng tài sản từ đó nâng cao được khả năng sinh lợi. Bên cạnh đó, ROE của ngành phân bón có mức biên độ giao động trung bình lớn. Năm 2018 có mức trung bình âm, cho thấy việc sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu chưa cao.
Hình 4.5: ROA và ROE trung bình ngành phân bón từ năm 2015 đến 2019
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả xử lý của phần mềm PBI
Thông qua chỉ số ROA và ROE cho thấy các doanh nghiệp trong lĩnh vực phân bón chưa thực sự thu hút được các nhà đầu tư trên sàn chứng khoán. Các doanh nghiệp cần có các chính sách để nâng cao hiệu suất sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn đi vay để tăng KNSL từ đó góp phần thu hút được các nhà đầu tư.