Lịch sử hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA TÍNH THANH KHOẢN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỢI TRONG CÁC CÔNG TY KINH DOANH PHÂN BÓN NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM (Trang 60 - 62)

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Việt Nam là nước nông nghiệp có quá trình phát triển lâu đời. Nước ta - Cái nôi của nền văn minh lúa nước là một trong những khu vực trồng lúa nước lâu đời nhất Đông Nam Á. Từ xa xưa, người dân chủ yếu sử dụng phân bón hữu cơ tự chế từ tro, xác thực vật, phân gà, lợn, vịt,… để bón cho cây trồng. Từ khi công nghiệp hóa chất bắt đầu phát triển, phân bón hóa học ra đời đã thúc đẩy ngành sản xuất nông nghiệp phát triển mạnh mẽ, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng.

Ngành công nghiệp về phân bón ở Việt Nam được hình thành và phát triển theo 4 giai đoạn:

+ Giai đoạn trước những năm 1960: ở giai đoạn này, ngành nông nghiệp của nước ta còn kém phát triển do ảnh hưởng của chiến tranh, chất lượng giống và phân bón chưa được đầu tư phát triển, người dân chỉ sử dụng các loại phân hữu cơ tự chế để bón cho cây trồng như lá cây, phân gà, phân lợn, phần trâu bò,….

+ Giai đoạn từ năm 1961 – 1980: Đây là giai đoạn phát triên của ngành Phân bón. Một số nhà máy phân bón đầu tiên ra đời như: Nhà máy phân lân Văn Điển ra đời năm 1961, Nhà máy Supe phốt phát Lâm Thao ra đời năm 1962, Nhà máy đạm Hà Bắc ra đời năm 1975. Việc sản xuất và tiêu thụ các loại phân bón như ure, lân, đạm còn ở mức thấp. Do mới phát triển nên cung về phân bón không đủ cầu về phân bón, vì vậy, phải nhập khẩu và bổ sung từ Trung Quốc. Tốc độ tăng trưởng nhu cầu phân bón đạt 6,2% năm, tuy nhiên, nhu cầu về sử dụng phân Kali chưa có.

+ Giai đoạn từ năm 1981 – 2000: Ngành phân bón đạt tốc độ tăng trưởng cao, tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 10,1%. Các nhà máy sản xuất đầu tư công nghệ tiên tiến, nghiên cứu công thức sản xuất để nâng cao cả về số lượng bù đắp lượng thiếu hụt của thị trường và chất lượng sản phầm, góp phần làm tăng năng

suất cây trồng. Sản xuất toàn ngành tăng trưởng cao đạt mức 22% ở giai đoạn từ năm 1991 đến năm 1997, mức đầu toàn ngành tăng từ 63,5 tỷ đồng năm 1991 lên mức 102 tỷ đồng năm 1997. Đặc biệt, trong giai đoạn 3 này có sự ra đời của phân phức hợp NPK, đây là đóng góp rất quan trọng cho nền sản xuất nông nghiệp của nước ta. Phân phức hợp NPK cung cấp cho cây trồng đủ chất dinh dưỡng, dễ dàng sử dụng, tiết kiệm chi phí và giảm thiểu công chăm sóc.

+ Giai đoạn từ năm 2001 – nay: Trong giai đoạn này, ngành phân bón tiếp tục tăng trưởng, nhưng chậm hơn so với giai đoạn trước, mức tăng trưởng đạt 3,1%/ năm. Do sự phát triển của công nghiệp nên diện tích nông nghiệp giảm dần và do các chính sách của chính phủ, mở cửa giao lưu với thị trường nước ngoài, nên các mặt hàng phân bón của nước ngoài vào cạnh tranh với thị trường trong nước. Lượng cầu về phân bón giảm đi trong khi lượng cung ngày càng tăng cao cả cung trong nước và ngoài nước.

Trong dài hạn, xu hướng nông nghiệp hữu cơ tạo cơ hội phát triển bền vững cho ngành phân bón thế giới và Việt Nam. Sản xuất phân bón hữu cơ Việt Nam chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng bắt đầu tăng nhanh trong 02 năm gần đây. Cơ chế chính sách Nhà nước đang dần hoàn thiện, giúp xóa bỏ các rào cản gia nhập lĩnh vực phân bón hữu cơ, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp phân bón trong nước.

Bảng 4.1: Số lượng doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực phân bón niêm yết giai đoạn 2015 – 2019

Đơn vị tính: Công ty Năm HNX HOSE Tổng 2015 8 7 15 2016 8 7 15 2017 8 7 15 2018 8 7 15 2019 8 7 15

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA TÍNH THANH KHOẢN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỢI TRONG CÁC CÔNG TY KINH DOANH PHÂN BÓN NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w