Về mức độ tác động của các nhân tố phản ánh tính thanh khoản

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA TÍNH THANH KHOẢN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỢI TRONG CÁC CÔNG TY KINH DOANH PHÂN BÓN NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM (Trang 87 - 90)

. xtgls ROE CR QR DIO DSO DPO,panel(h)

4.3.2. Về mức độ tác động của các nhân tố phản ánh tính thanh khoản

Từ kết quả hồi quy trên, luận văn đã chỉ ra được:

Thứ nhất, cả 2 mô hình ROA và ROE đều có hiện tượng tự tương quan. Thứ hai, có hiện tượng đa cộng tuyến mạnh giữa biến CR và QR của cả 2 mô hình.

Thứ ba, KNTK có tác động đến khả năng sinh lợi của công ty mà các nhà quản lý cần quan tâm. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứ trước đây của Ahmad (2016), Madushanka và Jathurika (2018), Yameen, Farhan và Tabash (2019), Madushanka và Jathurika (2018), Ibrahim và Aqeel (2017), Lyroudi và Lazaridis (2000), Dahiyat (2016), Deloof (2003), Eljelly (2004), Dong và Su (2010),…

Bảng 4.22: Tổng kết kết quả nghiên cứu

Chỉ tiêu Giả thiết Thực tế

ROA ROE

QR + + +

CR + Không có ý nghĩa Không có ý nghĩa DIO + Không có ý nghĩa Không có ý nghĩa

DPO - - -

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả của phần mềm Stata 16.0

Luận văn tìm thấy QR có tác động cùng chiều đến KNSL và tác động ngược chiều giữa DSO, DPO đến KNSL của công ty ngoài ra hệ số CR có tác động cùng chiều tới ROA và ROE. Luận văn cho rằng các nhà quản lý có thể làm gia tăng lợi nhuận công ty bằng cách rút ngắn khoảng thời gian các khoản phải thu và thời gian chuyển đổi hàng tồn kho cũng như kéo dài hoặc trì hoãn thời gian các khoản phải trả. Tuy nhiên, cũng lưu ý rằng trong việc kéo dài thời gian thanh toán các khoản phải trả nên xem xét để tránh gây tổn hại danh tiếng của công ty và do đó có thể gây tổn hại đáng kể đến lợi nhuận của công ty trong dài hạn.

Việc duy trì khả năng thanh toán của công ty để đáp ứng các nghĩa vụ nợ ngắn hạn là cần thiết, nhất là trong điều kiện tình hình kinh doanh khó khăn. Tuy nhiên, nếu duy trì khả năng thanh toán quá lớn tức nắm giữ một lượng tiền khá lớn sẽ làm mất đi các cơ hội đầu tư, nguồn vốn được sử dụng không hiệu quả. Do đó, trong tuỳ theo đặc điểm kinh doanh của từng công ty, theo chu kỳ kinh doanh, chiến lược kinh doanh và giai đoạn đầu tư của từng công ty mà có sự duy trì khả năng thanh toán hợp lý.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Tóm lại, trong chương này luận văn đã thực hiện trình bày tổng quan về các công ty trong lĩnh vực phân bón, thực hiện mô tả lại dữ liệu nghiên cứu, ước lượng các mô hình nghiên cứu, kiểm định giả thiết nghiên cứu và thảo luận các kết quả nghiên cứu. Đây là cơ sở để luận văn đưa ra các khuyến nghị cũng như những hạn chế mà trong phạm vi nghiên cứu của mình luận văn chưa giải quyết được.

Chương 5:

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA TÍNH THANH KHOẢN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỢI TRONG CÁC CÔNG TY KINH DOANH PHÂN BÓN NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w