Xác lập vấn đề nghiên cứu

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA TÍNH THANH KHOẢN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỢI TRONG CÁC CÔNG TY KINH DOANH PHÂN BÓN NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM (Trang 43 - 45)

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.4. Xác lập vấn đề nghiên cứu

Về các biến nghiên cứu: Thông qua lý thuyết cơ bản về thanh khoản và KNSL và các nghiên cứu trong và ngoài nước về tác động của thanh khoản đến KNSL cho thấy biến đại diện cho KNSL thường được nghiên cứu là ROA, ROE như trong nghiên cứu của Lyroudi và Lazaridis (2000); Madushanka và Jathurika (2018);

Các biến đại diện KNTK là CR, QR, CCC,….như nghiên cứu của Lyroudi và Lazaridis (2000), Ahmad (2016), Madushanka và Jathurika (2018), Yameen, Farhan và Tabash (2019), Dahiyat (2016), Bolek và Wolski (2012), Hà Đức Hiếu (2014), Trần Thị Thanh Vân (2014). Tuy nhiên, tác động của KNTK đến KNSL chưa thống nhất, có những nghiên cứu cho kết quả cùng chiều, nhưng một số nghiên cứu lại cho tác động ngược chiều, hoặc như trong nghiên cứu của Bolek và Wolski (2012) cho kết quả không có mối quan hệ rõ ràng giữa thanh khoản và ROA.

Về phương pháp nghiên cứu: Các nghiên cứu trước đây dùng các phương pháp ước lượng như STATA 12 như nghiên cứu của Hà Đức Hiếu (2014), SPSS như trong nghiên cứu của Trần Thị Thanh Vân (2014) hoặc các phương pháp hồi quy khác thông qua hồi quy đa biến thông thường mà chưa kiểm định khắc phục ác khuyết tật của mô hình nghiên cứu vì vậy kết quả ước lượng chưa đủ thuyết phục.

Về thời gian và không gian nghiên cứu tại Việt Nam: Luận văn đã chỉ ra được mốt số nghiên cứu ở tại Việt Nam như Hà Đức Hiếu (2014), Trần Thị Thanh Vân (2014) Dong và Su (2010) các nghiên cứu này đều sử dụng biến đại diện cho KNTK là chu kì chuyển đổi tiền mặt mà chưa chỉ ra được tác động cụ thể của từng biến trong chu kỳ chuyển đổi tiền mặt tác động như thế nào đến KNSL. Các nghiên cứu chưa chỉ ra cụ thể thời gian chuyển đổi hàng tồn kho, thời gian thu tiền hàng hay thời gian phải trả nhà cung cấp tác động đến KNSL như thế nào.

Có thể thấy rằng, mặc dầu thanh khoản có vai trò quan trọng đối với khả năng thanh toán cũng như khả năng sinh lợi của doanh nghiệp nhưng nhận thức về thanh khoản trong các doanh nghiệp Việt Nam chưa thực sự đúng mức. Vì thế, bài viết này thông qua tổng quan nghiên cứu để đề cập đến sự cần thiết phải có các nghiên cứu đúng tầm về tính thanh khoản và tác động của thanh khoản đến khả năng sinh lợi, hiệu quả kinh doanh của các công ty kinh doanh trong lĩnh vực phân bón. Từ đó, giúp các nhà quản trị có thể đưa ra các kế sách phù hợp nhằm tăng cường mức độ thanh khoản, cải thiện tình hình tài chính, nâng cao hiệu quả kinh doanh, bảo đảm cho doanh nghiệp đứng vững và phát triển trong cạnh tranh.

nghiên cứu một cách sâu, rộng tác động của thanh khoản với khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp ở Việt Nam. Vì vậy, khóa luận lựa chọn đề tài “Phân tích tác động của tính thanh khoản đến khả năng sinh lợi trong các công ty kinh doanh phân bón niêm yết ở Việt Nam” để tiến hành nghiên cứu thực nghiệm thông qua các chỉ tiêu nghiên cứu về KNSL như: ROA,ROE và các chỉ tiêu về KNTK như: QR, CR, DIO, DSO, DPO.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA TÍNH THANH KHOẢN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỢI TRONG CÁC CÔNG TY KINH DOANH PHÂN BÓN NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w