Nội dung khả năng sinh lợ

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA TÍNH THANH KHOẢN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỢI TRONG CÁC CÔNG TY KINH DOANH PHÂN BÓN NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM (Trang 36 - 38)

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.2.2. Nội dung khả năng sinh lợ

Đối với doanh nghiệp mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Lợi nhuận là một chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ảnh hiệu quả của toàn bộ quá trình đầu tư, sản xuất, tiêu thụ và những giải pháp kỹ thuật, quản lý kinh tế tại doanh nghiệp. Để nhận thức đúng đắn về lợi nhuận thì không phải chỉ quan tâm đến tổng mức lợi nhuận mà cần phải đặt lợi nhuận trong mối quan hệ với vốn, tài sản, nguồn lực kinh tế tài chính mà doanh nghiệp đã sử dụng để tạo ra lợi nhuận trong từng phạm vi, trách nhiệm cụ thể. Điều đó được thể hiện qua những chỉ tiêu tài chính ROA và ROE.

Khả năng sinh lời trên tài sản (ROA) là chỉ số đo lường mức độ hiệu quả của việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp, nguồn tài sản đó có thể từ nguồn vốn góp của cổ động hoặc từ nguồn vốn đi vay của doanh nghiệp. Đây một trong bộ chỉ số đánh giá mức độ hoạt động hiệu quả trong doanh nghiệp. Đây là một chỉ số quan trọng trong việc chọn ra những cổ phiếu tốt bởi doanh nghiệp hoạt động hiệu quả trong dài hạn luôn mang lại giá trị rất lớn cho cổ đông.

Công thức tính ROA:

Ý nghĩa: 1 đồng tài sản của công ty ban đầu có thể tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế mỗi năm. ROA cao và ổn định trong nhiều năm là một dấu hiệu tích cực cho thấy công ty đang sử dụng tài sản ngày càng hiệu quả và tối ưu hóa các nguồn lực sẵn có. Mỗi ngành có những đặc điểm khác nhau dẫn đến chỉ số ROA khác nhau, như ROA năm 2018 của CTCP Phân lân Ninh Bình trong lĩnh vực phân bón có ROA là 6,54%, ROA của công ty cổ phần FPT là 11,8%, trong khi ROA của Công ty cổ phần Thủy Sản Vĩnh Hoàng là 25,4%. Vì vậy để xác định được mức ROA bao nhiêu là đủ, cần phải so sánh ROA của các công ty trong cùng 1 ngành hoặc so sánh với ROA của chính công ty trong quá khứ.

Khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) là chỉ số đo lường mức độ hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. cho thấy 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra có thể thu về bao nhiêu đồng lợi nhuận cuối năm. Cũng tương tự như ROA, chỉ số ROE càng cao cho thấy nguồn vốn của chủ sở hữu đang được hoạt động hiệu quả. Công thức tính ROE như sau:

Trong đầu tư chứng khoán, chỉ số ROE là chỉ số được giới đầu tư quan tâm. Nếu tìm thấy 1 cổ phiếu có chỉ số ROE cao nhưng tỉ lệ chi trả cổ tức thấp thì có thể kì vọng rằng doanh nghiệp đó có tốc độ tăng trưởng cao và giá trị của doanh nghiệp cao. Chỉ số ROE cao hơn chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu cho thấy doanh nghiệp cho thấy doanh nghiệp đang hoạt động tốt, vượt ngoài mong đợi của nhà đầu tư. Ngược lại, chỉ số ROE thấp hơn chi phí sử dụng vốn chủ chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả và ngày càng bị bào mòn với chi phí sử dụng vốn chủ. Với tư cách là 1 cổ đông trong trường hợp này bạn cần cân nhắc khi đầu tư và công ty này bởi vốn góp của mình đang được sử dụng chưa được hiệu quả.

ROE chỉ tập trung vào vốn CSH mà không quan tâm đến nguồn vốn vay. ROA và ROE là 2 chỉ số tuyệt vời trong việc phân tích các chỉ số sẽ giúp cho các doanh nghiệp xác định được doanh nghiệp đã sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay chưa.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA TÍNH THANH KHOẢN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỢI TRONG CÁC CÔNG TY KINH DOANH PHÂN BÓN NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w