Tác động của thanh khoản đến khả năng sinh lợi của tài sản

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA TÍNH THANH KHOẢN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỢI TRONG CÁC CÔNG TY KINH DOANH PHÂN BÓN NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM (Trang 38 - 41)

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.3.1. Tác động của thanh khoản đến khả năng sinh lợi của tài sản

Trong phần này, luận văn thực hiện mô tả một số vấn đề chính trong các nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ cùng chiều giữa tác động của thanh khoản đến khả năng sinh lợi của tài sản.

Nhà nghiên cứu Ahmad (2016) cũng tiến hành nghiên cứu về mối quan hệ giữa tính thanh khoản và khả năng sinh lợi của ngân hàng. Mẫu dữ liệu nghiên cứu được lấy ở Ngân hàng Standard Chartered Pakistan và sử dụng phương pháp tiếp cận báo cáo tài chính để phân tích. Trong đó mối quan hệ giữa lợi nhuận và thanh khoản được đo lường bằng tỷ suất khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, tỷ suất khả năng thanh toán nhanh và vốn hoạt động ròng. Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ tích cực yếu giữa thanh khoản và lợi nhuận.

Nghiên cứu của Madushanka và Jathurika (2018) về tác động của tỷ suất thanh khoản đến khả năng sinh lợi trong các công ty sản xuất niêm yết ở Sri Lanka. Theo cách này, nghiên cứu nhằm mục đích điều tra mối quan hệ giữa thanh khoản và lợi nhuận. Phân tích này dựa trên 15 công ty sản xuất được niêm yết trên Sở giao

dịch chứng khoán Colombo trong khoảng thời gian 5 năm qua từ 2012 đến 2016. Phân tích tương quan và hồi quy cũng như các thống kê mô tả được áp dụng trong phân tích và phát hiện cho thấy tỷ suất thanh khoản (Tỷ suất khả năng thanh toán nhanh) có liên quan tích cực và đáng kể đến khả năng sinh lợi của tài sản vững chắc giữa các công ty sản xuất niêm yết ở Sri Lanka.

Khi nghiên cứu về tác động của tính thanh khoản đối với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong các công ty dược phẩm niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán Bombay (BSE), Ấn Độ, tác giả Yameen, Farhan và Tabash (2019) đã thực hiện phân tích bằng cách sử dụng dữ liệu của 82 công ty dược trong vòng 10 năm từ năm 2008 đến 2017, kết quả cho thấy các nhân tố phản ánh thanh khoản như hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và hệ số khả năng thanh toán nhanh có tác động tích cực và đáng kể đến khả năng sinh lợi của tài sản, còn các nhân tố như đòn bẩy tài chính, quy mô và tuổi của các công ty có tác động ngược chiều đến khả năng sinh lợi của tài sản của các công ty dược phẩm. Đây là một trong những nghiên cứu tiên phong xem xét tác động của tính thanh khoản trong hoạt động tài chính của các công ty dược phẩm Ấn Độ.

Bên cạnh đó cũng có các nghiên cứu hỗ trợ và chứng minh cho lý thuyết đánh đổi giữa thanh khoản và khả năng sinh lợi như:

Hà Đức Hiếu (2014) tìm hiểu về mối quan hệ tính thanh khoản đến khả năng sinh lợi trong giai đoạn 2008 đến 2013 của các công ty lĩnh vực sản xuất niêm yết trên thị trường Việt Nam. Thông qua kết quả ước lượng mô hình bài nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ ngược chiều giữa KNSL đến tính thanh khoản.

Dahiyat (2016) đã tiến hành xem xét tác động của thanh khoản và khả năng thanh toán đối với khả năng lợi nhuận của các ngân hàng niêm yết trên sàn giao dịch Amman trong giai đoạn 2012-2014. Nghiên cứu đã sử dụng hệ số khả năng thanh toán nhanh để đo lường tính thanh khoản, sử dụng hệ số nợ trên tài sản để đo lường khả năng thanh toán và sử dụng hệ số khả năng sinh lợi trên tài sản (ROA) để đo lường khả năng sinh lợi. Kết quả nghiên cứu cho thấy tính thanh khoản có tác động tiêu cực đến khả năng sinh lợi trong khi khả năng thanh toán không có ảnh

hưởng đến lợi nhuận.

Chúng ta cũng có thể kể đến nghiên cứu của Deloof (2003) về mối quan hệ giữa quản lý vốn lưu động và khả năng sinh lợi của 1.009 công ty phi tài chính lớn của Bỉ trong giai đoạn từ năm 1992 đến năm 1996 với hơn 5054 mẫu quan sát. Thước đo trong nghiên cứu này là số ngày các khoản phải thu, phải trả, hàng tồn kho và chu kỳ chuyển đổi tiền mặt. Kết quả của nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ nghịch biến giữa KNSL và thời gian hàng tồn trong kho, thời gian thu được tiền về và thời gian phải trả nhà cung cấp.

Nghiên cứu của Eljelly (2004) về mối quan hệ giữa lợi nhuận và tính thanh khoản của 29 công ty cổ phần trong giai đoạn 1996 – 2000 ở Saudi Arabia. Sử dụng phân tích tương quan và hồi quy, nghiên cứu đã phát hiện ra mối quan hệ tiêu cực đáng kể giữa lợi nhuận của công ty và mức độ thanh khoản của nó, được đo bằng hệ số thanh toán hiện hành. Mối quan hệ này thể hiện rõ ràng hơn ở các công ty có hệ số thanh toán hiện hành cao và chu kỳ chuyển đổi tiền mặt dài hơn. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy có mối quan hệ giữa chu kì chuyển đổi tiền mặt và lợi nhuận.

Trong nghiên cứu của Dong và Su (2010) về ảnh hưởng của việc quản lý vốn luân chuyển đến KNSL của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam với mẫu nghiên cứu là 130 mẫu. Các tác giả sử dụng chu kỳ chuyển đổi tiền mặt để đo lường khả năng quản lý vốn lưu động của công ty và sử dụng tỷ suất lợi nhuận gộp đại diện cho khả năng sinh lợi của công ty. Sử dụng các ước lượng mô hình hồi quy đa biến cho dữ liệu bảng kết quả nghiên cứu cho thấy có một mối quan hệ nghịch chiều giữa chu kỳ chuyển đổi tiền mặt và khả năng sinh lợi của công ty.

Thông qua kết quả nghiên cứu của mình các tác giả cho rằng để tạo ra giá trị cho các cổ đông thì các nhà quản lý nên kiểm soát chu kỳ chuyển đổi tiền mặt hợp lý và giữ các giá trị thành phần của nó như: Số ngày tồn kho, số ngày phải trả và số ngày phải thu ở mức tối ưu.

Bên cạnh các kết quả nghiên cứu có mối quan hệ tích cực hoặc tiêu cực giữa thanh khoản và khả năng sinh lợi còn có những nghiên cứu chỉ ra rằng không có mối quan hệ rõ ràng giữa thanh khoản và khả năng sinh lợi trên tài sản như:

Trong nghiên cứu của Bolek và Wolski (2012) về KNTK và lợi nhuận trong xác định ảnh hưởng của nó đến giá trị thị trường với quy mô mẫu là 696 quan sát từ năm 2000 đến năm 2009. Kết quả cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa giá trị thị trường và lợi nhuận, nghĩa là sự gia tăng của lợi nhuận đồng thời làm tăng giá trị của công ty. Tuy nhiên giá trị này không có ý nghĩa với thanh khoản, tức là giá trị thị trường có tương quan âm với khả năng thanh khoản. Cả hai kết quả ngày đều không có ý nghĩa thống kê. Như vậy, giả thuyết rằng tỷ lệ thanh khoản gia tăng giảm xuống khi giá trị thị trường tăng lên là không có cơ sở chắc chắn. Đây có thể là do các nhà đầu tư ưa thích các công ty có nguồn tiền mặt dồi dào. Tiền có thể được sử dụng để tận dụng các cơ hội đầu tư bất ngờ và không nhất thiết ảnh hưởng đến tổng mức tài sản hiện hành, hàng tồn kho và khoản phải thu của công ty.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA TÍNH THANH KHOẢN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỢI TRONG CÁC CÔNG TY KINH DOANH PHÂN BÓN NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w