Chất lượng tín dụng ngắn hạn và các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH BA ĐÌNH (Trang 27 - 34)

cho các doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng mọi mặt của quá trình sản xuất kinh doanh, giúp doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu thị trường, theo kịp với nhịp độ phát triển chung, từ đó tạo cho doanh nghiệp một chỗ đứng vững chắc trong cạnh tranh.

1.2.2 Chất lượng tín dụng ngắn hạn và các chỉ tiêu đánh giá chất lượngtín dụng ngắn hạn tín dụng ngắn hạn

Chất lượng tín dụng

Trong nền kinh tế thị trường, người ta đưa ra rất nhiều quan niệm khác nhau về chất lượng sản phẩm. Theo hiệp hội tiêu chuẩn Pháp thì chất lượng là sự thỏa mãn những nhu cầu của người sử dụng của một sản phẩm hoặc một dịch vụ. Theo tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hoá (ISO) trong bộ tiêu chuẩn ISO đã đưa ra định nghĩa chất lượng như sau: “Chất lượng là tổng thể các chỉ tiêu, những đặc trưng của nó, thể hiện được sự thoả mãn nhu cầu trong những biểu hiện tiêu dùng xác định, phù hợp với công dụng của sản phẩm mà người tiêu dùng mong muốn”.

Trên cơ sở các quan niệm chất lượng ở trên ta có thể hiểu chất lượng tín dụng ngân hàng như sau: Chất lượng tín dụng ngân hàng là tiêu chí thể hiện mức

độ đáp ứng yêu cầu của khách hàng trong quan hệ tín dụng giữa khách hàng và ngân hàng thương mại, một NHTM đảm bảo chất lượng tín dụng phải đảm bảo được mức độ an toàn vốn, hạn chế được những rủi ro về vốn, gia tăng được lợi nhuận của ngân hàng tuy nhiên phải phù hợp với định hướng phát triển của Nhà nước, phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội nói chung.

Qua khái niệm này ta có thể thấy rằng: Khách hàng, sự phát triển kinh tế xã hội, ngân hàng là ba nhân tố được đưa vào xem xét về chất lượng hoạt động tín dụng.

Chất lượng tín dụng đứng trên giác độ khách hàng: Chất lượng tín dụng được thể hiện ở chỗ số tiền mà ngân hàng cho vay phải phù hợp với nhu cầu vay của khách hàng, có mức lãi suất cạnh tranh, phù hợp tương đối với kỳ hạn tín dụng, thủ tục đơn giản, thuận tiện, đảm bảo được nguyên tắc tín dụng nhưng vẫn thực sự hấp dẫn khách hàng.

Chất lượng tín dụng đứng trên giác độ NHTM: Chất lượng tín dụng được thể hiện ở chỗ lợi nhuận ngân hàng thu được trong tương lai từ khoản tín dụng đó và mức độ an toàn vốn. Một khoản tín dụng có chất lượng phải dựa trên nguyên tắc hoàn trả đúng hạn và có lãi. Mức lãi suất đưa ra ở mức hợp lý, vừa thu hút được khách hàng, vừa đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng.

Chất lượng tín dụng xét từ giác độ Chính phủ, với sự phát triển kinh tế xã hội: Chất lượng tín dụng được thể hiện ở việc nguồn vốn tín dụng đáp ứng được nhu cầu vốn, phục vụ sản xuất và lưu thông hàng hoá, góp phần giải quyết công ăn việc làm, khai thác tiềm năng trong nền kinh tế, thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng với tăng trưởng kinh tế.

Chất lượng tín dụng ngân hàng thương mại là tổng hợp các chỉ tiêu phản ánh khả năng đáp ứng các khoản vay của ngân hàng thương mại đối với các đối tượng khách hàng khác nhau với phạm vi, mức độ, giới hạn tín dụng phải phù hợp với thực lực của bản thân NHTM, đảm bảo được quá trình thu gốc và lãi đúng hạn, hạn chế mức thấp nhất rủi ro trong quá trình cho vay, mang lại lợi nhuận và đảm bảo tính thanh khoản cho ngân hàng thương mại.

Như vậy, chất lượng tín dụng được thể hiện qua lợi nhuận và tính an toàn của khoản cho vay, tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu, bài luận văn chỉ tập trung vào mức độ an toàn của tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngọai thương Việt Nam- chi nhánh Ba Đình.

Thông qua chất lượng tín dụng, chúng ta có thể đánh giá được mức độ thích nghi của ngân hàng với môi trường bên ngoài, thấy được tiềm lực cạnh tranh của ngân hàng để tồn tại và phát triển. Mục tiêu quản lý tín dụng của NHTM là tối đa hoá lợi nhuận của chủ ngân hàng trên cơ sở đảm bảo an toàn. Như vậy, mục tiêu đảm bảo an toàn và tăng khả năng sinh lời là hai mục tiêu cơ bản của hoạt động tín dụng của NHTM. Chất lượng tín dụng chính là thước đo mức độ hoàn thành mục tiêu an toàn và sinh lời của hoạt động tín dụng. Như vậy, việc nâng cao chất lượng tín dụng là một yêu cầu đặt ra rất cấp thiết đối với một ngân hàng trong mọi thời kỳ phát triển.

Chất lượng tín dụng ngắn hạn:

Về cơ bản, chất lượng tín dụng ngắn hạn không khác chất lượng tín dụng nói dung. Chất lượng tín dụng ngắn hạn là tiêu chí thể hiện mức độ đáp ứng yêu cầu của khách hàng trong quan hệ tín dụng giữa khách hàng và ngân hàng thương mại, một NHTM đảm bảo chất lượng tín dụng ngắn hạn phải đảm bảo được mức độ an toàn vốn, hạn chế được những rủi ro về vốn, gia tăng được lợi nhuận của ngân hàng tuy nhiên phải phù hợp với định hướng phát triển của Nhà nước, phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội nói chung.

Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn

a) Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu

Theo quy định tại Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì nợ của tổ chức tín dụng (TCTD) được phân thành 5 nhóm như sau:

Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng

đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn. Các cam kết ngoại bảng được tổ chức tín dụng đánh giá là khách hàng có khả năng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo cam kết.

giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ. Các cam kết ngoại bảng được tổ chức tín dụng đánh giá là khách hàng có khả năng thực hiện nghĩa vụ theo cam kết nhưng có dấu hiệu suy giảm khả năng thực hiện cam kết.

Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín

dụng đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng tổn thất. Các cam kết ngoại bảng được tổ chức tín dụng đánh giá là khách hàng không có khả năng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo cam kết.

Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh

giá là có khả năng tổn thất cao. Các cam kết ngoại bảng mà khả năng khách hàng không thực hiện cam kết là rất cao.

Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức

tín dụng đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn. Các cam kết ngoại bảng mà khách hàng không còn khả năng thực hiện nghĩa vụ cam kết .

Nợ xấu là nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5. Số dư nợ xấu của TCTD cao chứng

tỏ chất lượng tín dụng ở đó không tốt.

Để đánh giá toàn diện chất lượng tín dụng của các TCTD, người ta sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ mất vốn

Tỷ lệ nợ xấu = Tổng dư nợNợ xấu x 100%

cho vay Tỷ lệ mất vốn = Số tiền vốn bị tổn thất x 100% Tổng dư nợ cho vay

Đây là 2 chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của TCTD, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ chất lượng tín dụng càng thấp và ngược lại. Thông thường tỷ lệ nợ xấu

được NHNN cho phép ở mức dưới 3%. Nợ có khả năng mất vốn là nợ được phân loại thành nợ xấu phải trích lập dự phòng 100%. Các nhà quản trị ngân hàng luôn mong muốn tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn trên tổng dư nợ tín dụng tối đa là 1%.

b) Dự phòng rủi ro tín dụng

Dự phòng rủi ro tín dụng là số tiền được trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với nợ của TCTD. Dự phòng rủi ro tín dụng bao gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung. Dự phòng cụ thể là số tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với từng khoản nợ cụ thể. Dự phòng chung là số tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra nhưng chưa xác định được khi trích lập dự phòng cụ thể.

Cách tính số tiền trích lập dự phòng cụ thể

Tỷ lệ trích lập theo quy định đối với từng nhóm nợ như sau: Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn Tỷ lệ trích lập DPCT 0% Nhóm 2: Nợ cần chú ý Tỷ lệ trích lập DPCT 5%

Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn Tỷ lệ trích lập DPCT 20% Nhóm 4: Nợ nghi ngờ Tỷ lệ trích lập DPCT 50% Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn Tỷ lệ trích lập DPCT 100% Số tiền dự phòng cụ thể với từng khoản nợ được tính như sau:

R = max {0, (A-C)} x r

Trong đó:

- R: Số tiền dự phòng cụ thể phải trích. - A: Số dư nợ gốc của khoản vay.

- C: Giá trị khấu trừ của tài sản (Giá trị của tài sản x Tỷ lệ khấu trừ của tài sản bảo đảm).

- r: Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể.

Việc phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo quy định của NHNN được thực hiện hàng quý, riêng quý IV lấy thời điểm 30/11.

nợ xấu, nợ nhóm 2 của TCTD đó lớn, rủi ro tín dụng nhiều. Điều này ảnh hưởng xấu đến tình hình tài chính của TCTD do áp lực tăng chi phí từ việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.

c) Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động

Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động là tỷ lệ dư nợ tín dụng trên vốn huy động, chỉ số được tính bằng cách lấy số dưư nợ cho vay khách hàng để chia cho số vốn lưu động của ngân hàng. Đây là một trong các chỉ số quan trọng dùng để đánh giá mức độ an toàn của các ngân hàng.

Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy

động (LDR)

=

Tổng dư nợ cho vay

x 100% Tổng huy động vốn

Nếu tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động cao thì ngân hàng sẽ có khả năng sinh lời cao, tuy nhiên cũng có nhiều sự đánh đổi như rủi ro thanh khoản cao hơn. Tín dụng là tài sản sinh lời chính của ngân hàng những lại rất kém linh hoạt so với các tài sản khác. Ngân hàng có tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động tăng thì có thể giảm được nguy cơ rút tiền gửi đột ngột của các cá nhân, doanh nghiệp, …

Tỷ lệ này phải nhỏ hơn hoặc bằng 100%, tuy nhiên theo như thực tế do việc huy động vốn của ngân hàng rất đa dạng nên số tiền cho vay ra có thể cao hơn số liệu huy động. Ngoài ra ngân hàng còn có nguồn vốn là dạng vốn vay của các ngân hàng nước ngoài nhưng gián tiếp thông qua ngân hàng cho vay doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp mở thư tín dụng nước ngoài, để giảm bướt áp lực thanh toán thì doanh nghiệp nhập khẩu trong nước sẽ được ngân hàng nước ngoài cung cấp một phần vốn nhất định để khuyến khích xuất khẩu hàng hóa vào quốc gia của họ.

Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động càng cao thì rủi ro thanh khoản càng lớn, nhưng tỷ lệ này thấp thì ngân hàng cũng chưa chắc đã an toàn. Bởi, ngoài rủi ro thanh khoản thì ngân hàng còn có nhiều loại rủi ro khác như: rủi ro kỳ hạn, chất lượng tín dụng, … Chính vì vậy, tính an toàn của ngân hàng không chỉ thể hiện ở rủi ro thanh khoản.

Thông thường tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động khoảng 80% là phù hợp, nhiều khi có thể lên đến 90 %. Nhưng nếu chỉ số này lên đến gần hoặc hơn 100% thì sẽ rất đáng lo ngại. Tuy nhiên, hiện nay chưa có con số nào có thể xác

định được tỷ lệ LDR bao nhiêu là hợp lý. Chúng còn phụ thuộc vào từng ngân hàng và thời điểm.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH BA ĐÌNH (Trang 27 - 34)