Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH BA ĐÌNH (Trang 90 - 95)

- Tiếp tục xây dựng hoàn chỉnh các văn bản pháp quy

Các văn bản pháp quy bao gồm: Nghị định của Chính phủ, quyết định và thông tư của thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để hướng dẫn thi hành Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng. Việc xây dựng và hoàn chỉnh này phải được thực hiện khẩn trương, chất lượng, vừa đảm bảo tuân thủ pháp luật, vừa đáp ứng được yêu cầu đặt ra của đời sống kinh tế xã hội, tháo gỡ các vướng mắc, giảm bớt các thủ tục phiền hà nhưng vẫn đảm bảo an toàn các doanh nghiệp và nhân dân trong hoạt động tín dụng ngắn hạn nói riêng và hoạt động khác của Ngân hàng nói chung.

Đặc biệt về nghị quyết 42 về việc triển khai chính sách nợ xấu được thực hiện trong gần 3 năm đã khắc phục tồn tại, hạn chế trong công tác xử lý nợ xấu; tạo khuôn khổ pháp lý thống nhất, đồng bộ về xử lý nợ xấu. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan triển khai quyết liệt, hiệu quả, đồng bộ các nhiệm vụ được giao; đồng thời phân tích tồn tại, hạn chế và nguyên nhân để có biện pháp xử lý kịp thời.Những kết quả xử lý nợ xấu thời gian qua là rất tích cực nhưng vẫn còn một số vướng mắc cần tiếp tục tháo gỡ để Nghị quyết 42 phát huy hiệu quả cao hơn.

+ Thứ nhất, đối với quyền thu giữ TSBĐ của TCTD:

nhưng việc áp dụng trong thực tế lại không hề đơn giản. Theo Nghị quyết 42, quyền thu giữ TSBĐ đi kèm với điều kiện hồ sơ thế chấp phải có thỏa thuận về điều khoản thu giữ TSBĐ, trong khi đó tính đến thời điểm Nghị quyết 42 có hiệu lực, nhiều hợp đồng thế chấp chưa có điều khoản này, vì vậy, các TCTD cần đàm phán với bên vay để điều chỉnh hợp đồng. Ngoài ra, ngay cả với những khoản vay đáp ứng được điều kiện này thì việc thực hiện quyền thu giữ TSBĐ của các TCTD vẫn cần đến sự hỗ trợ của cơ quan Công an các cấp. Tuy nhiên, đến nay Bộ Công an vẫn chưa có văn bản hướng dẫn về cơ chế, cách thức thực hiện cưỡng chế đối với các trường hợp bên bảo đảm chống đối, không hợp tác. Do đó, việc thu giữ TSBĐ thành công hay không hiện nay phụ thuộc khá nhiều vào thiện chí của bên vay (bên bảo đảm). Trên thực tế, phương thức thu giữ TSBÐ để xử lý nợ xấu chỉ thành công khi khách hàng hợp tác, hoặc trong một số trường hợp nhất định như khách hàng đã bỏ trốn khỏi địa phương mà TSBÐ không có tranh chấp, TSBÐ là đất trống… Khi khách hàng không hợp tác bàn giao TSBÐ, chống đối khi tiến hành thu giữ, TCTD vẫn phải khởi kiện khách hàng ra Tòa án để được quyền xử lý TSBÐ thông qua thi hành án do Nghị quyết 42 không quy định cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế, yêu cầu buộc người đang chiếm hữu, sử dụng tài sản phải bàn giao tài sản như cơ quan thi hành án. Theo Nghị quyết 42, các TCTD thực hiện quyền thu giữ TSBÐ đi kèm với điều kiện trong hồ sơ thế chấp phải có thỏa thuận về điều khoản thu giữ TSBÐ. Tuy nhiên, các hợp đồng bảo đảm được ký kết trước thời điểm Nghị quyết 42 có hiệu lực đều không có điều khoản quy định trực tiếp nội dung này (vì tại thời điểm hợp đồng được ký kết thì Nghị định 163/2006/NÐ-CP không quy định nội dung này). Do đó, để đủ điều kiện áp dụng quyền thu giữ TSBÐ theo quy định trên, các TCTD phải đàm phán với bên vay điều chỉnh lại hợp đồng, nhưng khách hàng thường không hợp tác (không ký lại hợp đồng). Vì vậy, các TCTD rất khó để thực hiện việc thu giữ TSBÐ theo Ðiều 7 - Nghị quyết 42.

+ Thứ hai, việc giải quyết tranh chấp theo thủ tục rút gọn rất hạn chế.

Theo rà soát sơ bộ, đến nay vẫn chưa có vụ án nào được áp dụng trong thực tế theo hướng dẫn thủ tục rút gọn. Nguyên nhân trước hết là do sau gần một năm

Nghị quyết 42 có hiệu lực, đến ngày 15/5/2018 Tòa án Nhân dân tối cao mới ban hành Nghị quyết số 03/2018/NQ-HĐTP (có hiệu lực từ ngày 01/7/2018) hướng dẫn áp dụng các quy định của Nghị quyết 42. Khi đã có hướng dẫn nêu trên, việc hoàn thiện các thủ tục theo yêu cầu của Tòa án lại khó khăn. Tiêu biểu như việc thực hiện quy định về xác nhận công nợ, tài liệu về nơi cư trú của người bị kiện (người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan). Khi xảy ra nợ xấu, đa phần khách hàng trốn tránh, không hợp tác với TCTD để phối hợp xử lý, nên việc xác nhận này rất khó thực hiện. Ngoài ra, Tòa án cấp dưới chưa mạnh dạn triển khai thực hiện thủ tục rút gọn vì chưa có "tiền lệ", tâm lý "sợ sai sót" trong quá trình xét xử vẫn hiện hữu. Bên cạnh đó, việc áp dụng thủ tục xét xử rút gọn trong giải quyết tranh chấp liên quan đến TSBÐ tại tòa án cũng còn nhiều vướng mắc. Hiện Tòa án nhân dân tối cao đã có nghị quyết hướng dẫn thực hiện đối với trường hợp này. Tuy vậy, việc hoàn thiện các thủ tục theo yêu cầu của tòa án rất khó khăn, chẳng hạn như việc thực hiện quy định về xác nhận công nợ, tài liệu về nơi cư trú của người bị kiện (người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan) do khi xảy ra nợ xấu, đa phần khách hàng trốn tránh, không hợp tác với TCTD để phối hợp xử lý, nên việc xác nhận này rất khó thực hiện. Ngoài ra, Nghị quyết 42 chỉ quy định áp dụng thủ tục rút gọn để giải quyết tranh chấp về nghĩa vụ giao TSBÐ, tranh chấp về quyền xử lý TSBÐ của khoản nợ xấu của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu, mà chưa quy định được áp dụng thủ tục rút gọn đối với các tranh chấp hợp đồng tín dụng của các TCTD với khách hàng vay.

+ Thứ ba, vướng mắc trong việc hoàn trả TSBĐ và thủ tục sang tên cho người mua TSBĐ.

Ðiều 14 - Nghị quyết 42 mới chỉ quy định về việc hoàn trả TSBÐ là vật chứng trong vụ án hình sự cho các TCTD, mà chưa quy định về việc hoàn trả TSBÐ là tang vật của các vụ việc hành chính cho các TCTD. Trên thực tế xảy ra nhiều vụ việc TSBÐ là phương tiện vận tải bị cơ quan công an tịch thu, tạm giữ do là tang vật trong vụ việc vi phạm bị xử lý hành chính hoặc do vi phạm luật giao thông đường bộ. Các cơ quan nhà nước không hoàn trả các TSBÐ này cho TCTD do chưa có văn

bản pháp luật quy định. Trong trường hợp này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính như xử lý bán đấu giá TSBÐ là tang vật của vụ án hành chính theo quyết định xử lý vi phạm hành chính, số tiền thu được từ việc xử lý tài sản này sẽ được sử dụng theo quy định của pháp luật mà không chuyển cho TCTD. Như vậy, việc xử lý TSBÐ là tang vật trong vụ việc vi phạm hành chính đã gây thiệt hại cho TCTD (TCTD bị mất TSBÐ). Trường hợp cơ quan nhà nước trả lại TSBÐ cho chủ tài sản - bên bảo đảm, sẽ làm kéo dài thời gian xử lý nợ của TCTD.

+ Thứ tư, vướng mắc trong chuyển nhượng dự án bất động sản.

Việc xử lý tài sản bảo đảm là dự án bất động sản theo Điều 10 Nghị quyết 42 gặp vướng mắc do ngoài việc tuân thủ theo quy định của pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm, TCTD và bên nhận chuyển nhượng còn phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về đầu tư. Điều này dẫn đến thực trạng là sau khi TCTD đưa tài sản bảo đảm là dự án bất động sản ra bán đấu giá công khai và xác định được người trúng đấu giá nhưng lại không thực hiện được thủ tục đăng ký cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho người nhận chuyển nhượng, với lý do là chưa đáp ứng được tiêu chuẩn, năng lực theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục xây dựng hoàn chỉnh các hạn chế của Nghị quyết 42, từ đó khắc phục tồn tại, hạn chế trong công tác xử lý nợ xấu; tạo khuôn khổ pháp lý thống nhất, đồng bộ về xử lý nợ xấu.

-Tổ chức triển khai các văn bản đã ban hành một cách sâu rộng

Việc tổ chức triển khai phải được thực hiện tới tận cơ sở, cán bộ Ngân hàng bao gồm các khâu: ra văn bản hướng dẫn cụ thể chấn chỉnh và sắp xếp cán bộ một cách hợp lý theo phương châm “ đúng người đủng việc”, tổ chức đào tạo lại, tập huấn các văn bản nghiệp vụ đến tận cơ sở, kiểm tra đôn đốc quá trình triền khai thực hiện, phát hiện và phản ánh kịp thời các khó khăn để sửa đổi và điều chỉnh.

-Hoàn thiện cơ chế cẩm cố, thế chấp tài sản và bảo lãnh vay vốn Ngân hàng. Cầm cố, thế chấp tài sản hoặc bảo lãnh là những điều kiện đảm bảo cho các khoản vay và là một nguyên tắc của tín dụng khi khách hàng vay vốn Ngân hàng.

Quan hệ này được đề cập trong Bộ luật dân sự Việt Nam. Bên cạnh đó là thông tư hướng dẫn số 06/TT-CP của Chính phủ. Mặc dù được cụ thể hoá trong thông tin nhưng những quy chế còn quá chung chung. Hơn nữa, luật đất đai chưa rõ ràng. Thủ tục thế chấp qua phòng công chứng còn phức tạp, vấn đề phát mại tài sàn thế chấp liên quan nhiều cơ quan quá nhiều thủ tục. Trường hợp xử lý tài sản thế chấp kéo dài. Chính vì vậy để có thể ban hành quy chế cụ thể, cần có sự phối hợp của nhiều cơ quan.

-Kiểm tra chặt chẽ hoạt động của các Ngân hàng thương mại

Về cơ chế chính sách: Ban hành hệ thống các cơ chế, quy chế, tạo khung pháp lý đáp ứng được yêu cầu, một mặt vừa nâng cao quyền hạn và trách nhiệm tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tố chức tín dụng đối với các dự án cho vay, hạn chế đi đến xoá bỏ sự can thiệp trái pháp luật đối với quyền quyết định phải chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật, xử phạt nghiêm minh các trường hợp vi phạm. Tiếp tục có biện pháp kiên quyết giảm tỷ lệ nợ quá hạn. Phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường thu hồi nợ quá hạn, xử lý các tài sản thế chấp, cầm cố.

-Nâng cao chất lượng hệ thống thông tin.

Hệ thống thông tin của Ngân hàng Nhà nước bao gồm trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước và phòng thông tin tín dụng cùa các Ngân hàng thương mại được hình thành và đang đi vào hoạt động được vài năm, bước đầu đạt được kết quả đáng phấn khởi. Tuy nhiên, do còn đang trong giai đoạn cũng cố và hoàn thiện nên những thông tin do bộ phận thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước cung cấp vẫn chưa đáp ứng được cả về số lượng lẫn chất lượng tín dụng. Đây là nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Vì vậy, đề nghị Ngân hàng Nhà nước cần sớm có giải pháp để hoạt động của trung tâm này phát huy, có hiệu quả.

Ngân hàng Nhà nước đã có chủ trương rót vốn cho các Ngân hàng thương mại để tăng vốn tự có của ngân hàng thương mại song gần đây Ngân hàng Nhà nước lại ngưng việc rót vốn lần 2 cho các Ngân hàng. Vì vậy đề nghị Ngân hàng Nhà nước nên tiếp tục cấp vốn này tạo điều kiện thuận lợi cho các Ngân hàng hoạt

động.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH BA ĐÌNH (Trang 90 - 95)