Những tồn tại và hạn chế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH BA ĐÌNH (Trang 64 - 66)

Qua đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng ngắn hạn ta thấy Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam- chi nhánh Ba Đình là một Ngân hàng có chất lượng hoạt động tín dụng tốt. Tuy nhiên hoạt động kinh doanh Ngân hàng không tránh khỏi những tồn tại. Vì vậy, Ngân hàng cần có những biện pháp nhằm duy trì các chỉ tiêu đồng thời xử lý những tồn tại để nâng cao chất lượng tín dụng của mình trong giai đoạn tới đó là :

- Việc cho vay tập trung vào cho vay ngắn hạn giúp Chi nhánh thu hồi được vốn nhanh nhưng cùng tạo áp lực phải thường xuyên tìm kiếm khách hàng để đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Do đó, trong một số trường hợp, việc cho vay có thể không được đảm bảo về chất lượng khách hàng dẫn đến hạn chế chất lượng tín dụng.

- Mặc dù tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank Ba Đình vẫn nằm trong ngưỡng cho phép nhưng tỉ lệ này vẫn là cao so với mức bình quân của Vietcombank là 0.7%. Hơn thế nữa tỉ lệ nợ xấu của chi nhánh đang có xu hướng tăng dần qua các năm. Đây là dấu hiệu cho thấy Vietcombank Ba Đình cần phải có biện pháp kiểm soát cho vay, thẩm định kỹ càng khách hàng, có biện pháp thu hồi nợ xấu để cải thiện tình hình.

- Với tỷ lệ nợ xấu cao và đang có xu hướng tăng những năm gần đây nên trong thời gian vừa qua. Tỷ trọng của nợ nhóm 5 tuy không phải cao nhưng vẫn có xu hướng tăng, đặc biệt trước sự biến đổi khó lường của lãi suất và sự tác động tiêu cực của nền kinh tế. Các khoản nợ xấu chủ yếu tập trung ở doanh nghiệp, vẫn tiềm ẩn những rủi ro vì việc thu hồi nợ lại hoàn toàn phụ thuộc vào tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng. Chi nhánh chưa có sự chuẩn bị để kịp thời đề phòng tác động khách quan từ sự suy thoái kinh tế, thiên tai, lũ lụt… Đây là điều hết sức lo ngại cho Chi nhánh vì khi khách hàng không có khả năng thanh toán nợ hay không trả nợ thì Chi nhánh lại phải thực hiện phát mại tài sản của doanh nghiệp để thu hồi nợ, vấn đề này gây mất thời gian đối với Chi nhánh và hiệu quả của khoản vay đó thì hoàn toàn không có. Mặc dù thực tế chứng minh những khó khăn trong khâu giải quyết nợ xấu không những của chi nhánh, của ngân hàng và của hệ thống ngân hàng nói chung, tuy nhiên, chi nhánh cần phải duy trì một tỷ lệ nợ xấu thấp hơn hiện tại mới có thể đảm bảo an toàn vốn và nâng cao chất lượng tín dụng.

- Tình hình thu hồi nợ xấu còn gặp nhiều trở ngại: Một cán bộ tín dụng phải đảm nhiệm quá nhiều việc, không tập trung vào xử lý, thu hồi nợ xấu, nợ quá hạn, dễ dẫn đến việc chồng chéo trong quá trình xử lý công việc. Điều này không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình quá trình xử lý các nghiệp vụ tín dụng.

- Thẩm định khách hàng khi cho vay chưa thực sự chính xác: Các cán bộ tín dụng hầu hết tuổi đời còn chưa có nhiều kinh nghiệm, thêm vào đó áp lực chỉ tiêu dẫn đến các cán bộ tín dụng thẩm định khách hàng qua loa, tạo điều kiện để khách hàng có thể vay được, hoặc vay quá số tiền cần thiết. Ngân hàng cũng chủ quan trong việc đánh giá các khách hàng đã có quan hệ tín dụng. Trường hợp này thường

rơi vào các khách hàng đã vay tại chi nhánh nhiều lần và thực hiện tốt các quy định, nguyên tắc tín dụng nên khi khách hàng có nhu cầu xin tăng thêm hạn mức tín dụng hoặc vay lại, ngân hàng đôi khi do chủ quan hoặc cả nể trong quan hệ khách hàng mà bỏ qua một vài bước trong quy trình xét duyệt cho vay như: khảo sát, kiểm tra lại tài sản thế chấp, đánh giá và phân tích lại nguồn thu nhập của khách hàng,... Trong khi trong mọi hoạt động kinh doanh đều có rủi ro, nguy cơ thua lỗ, phá sản không có ngoại lệ cho bất cứ ai.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH BA ĐÌNH (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w