- Giáo trình Lập và Thẩm định dự án đầu tư, Đỗ Phú Trần Tình, Nhà
ngày nay công nghệ thông tin đã, đang phát triển rất
tin đã, đang phát triển rất mạnh mẽ và thu được nhiều thành tựu lớn trong lĩnh vực đào tạo, trong đó phải kể đến E-Learning (đào tạo trực tuyến). Trong khi nhu cầu đào tạo ngày càng lớn với mức độ kiến thức rộng, các nội dung đào tạo thay đổi liên tục và cần được cập nhật kịp thời để phục vụ tốt cho công việc thì đào tạo trực tuyến có thể đáp ứng được yêu cầu đó.
NguyễN THị THaNH NHã Trung tâm ĐT & NCKH
hàng Phát triển Việt Nam”. Đây là một giáo trình lớn, một bộ quy chuẩn về kiến thức, kỹ năng trong hoạt động quản trị Ngân hàng Phát triển, bao gồm không chỉ kiến thức tổng quan, các nội dung mang tính chất cơ sở lý luận về VDB mà còn bao gồm các nghiệp vụ cụ thể, các kiến thức, kỹ năng cơ bản theo từng vị trí công việc của VDB. Đây là lần đầu tiên, Trung tâm mạnh dạn triển khai xây dựng một giáo trình lớn và chủ động xin tổ chức hội thảo tham khảo ý kiến tham gia của nhiều nhà khoa học, các chuyên gia trong và ngoài hệ thống. Đề cương Giáo trình “Quản trị Ngân hàng Phát triển Việt Nam” đã tổ chức Hội thảo lần thứ nhất và đã tổng hợp, hoàn thiện trình Lãnh đạo VDB tổ chức hội thảo lần thứ hai.
Bên cạnh kết quả đạt được, công tác đào tạo năm 2014 vẫn còn những tồn tại cần khắc phục:
Trong quá trình kiểm tra trực tuyến, còn một số sự cố kỹ thuật xảy ra, tuy nhiên đã được khắc phục kịp thời để không ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra của các thí sinh. Quy định về đào tạo và bồi dưỡng cán bộ còn nhiều bất cập, quy định mới chưa được ban hành nên trong quá trình thực hiện vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc. Việc liên hệ bố trí giảng viên mới cho các khóa học nhiều lúc chưa được chủ động, đội ngũ giảng viên kiêm chức còn mỏng nên mới tập trung ở một số Lãnh đạo các Ban, Trung tâm. Đội ngũ giảng viên là lãnh đạo các chi nhánh có nhiều kinh nghiệm thực tế chưa được mời tham gia giảng dạy ở các lớp tập huấn, bồi dưỡng.
Công tác tổ chức lớp học còn bị động, cử cán bộ đi học và dự toán lớp học sát ngày tổ chức lớp học. Việc đánh giá chất lượng đào tạo đầu ra còn hạn chế.
Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế là do hiện nay toàn Ngành đang tập trung cho công tác thu hồi, xử lý nợ và tái cấu trúc toàn hệ thống. Công tác đào tạo chưa phải là công việc cấp bách nên thực sự chưa được Lãnh đạo VDB, Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc thực sự quan tâm về thời gian và kinh phí. Quy định về công tác đào tạo cũng bị phụ thuộc vào Điều lệ Tổ chức và hoạt động của VDB sửa đổi, cần đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ.
Mục tiêu công tác đào tạo năm 2015 và định hướng mục tiêu đến năm 2020 nhằm đánh giá nhu cầu đào tạo đối với từng vị trí công tác về kiến thức, kỹ năng; thực hiện quản lý công tác đào tạo đến từng cán bộ viên chức trên nền công nghệ thông tin hiện đại. Xây dựng được chương trình đào tạo khung đối với tất cả các khóa đào tạo từ khóa nhập môn, tiền viên chức đến các khóa đào tạo chuyên sâu… trên cơ sở đó hình thành đội ngũ giảng viên kiêm chức, tiến tới làm chủ công tác đào tạo và hình thành đội ngũ giảng viên chuyên trách có chất lượng cao. Xây dựng hệ thống đào tạo trực tuyến, kết hợp với loại hình đào tạo truyền thống nhằm khai thác tối đa các mặt mạnh về chất lượng và hiệu quả của hai loại hình đào tạo tiên tiến và truyền thống. Chủ động tiến tới xây dựng được các chương trình đào tạo trực tuyến đặc thù, riêng có của VDB. Từng bước xây dựng được các bộ giáo trình chuẩn, có tính chiến lược, thực tiễn đối với hoạt động của VDB, trước hết là xây dựng đề cương giáo trình chuẩn, các khung chương trình phù hợp với vị trí chức danh nghề nghiệp.
Để thực hiện mục tiêu đó, xin đưa ra một số giải pháp sau:
Thứ nhất, thường xuyên cập nhật các văn bản của Nhà nước, của VDB có liên quan đến lĩnh vực
đào tạo để kịp thời sửa đổi, hoàn thiện các quy định đảm bảo đồng bộ với các quy định hiện hành.
Thứ hai, chủ động phối hợp với các đơn vị, cá nhân trong ngoài ngành tổ chức lớp đào tạo, bồi dưỡng của ngành, đặc biệt là khâu xây dựng chương trình, chuẩn bị tài liệu, giảng viên lớp học nhằm đảm bảo chất lượng, tiến độ lớp học.
Thứ ba, phối hợp với Trung tâm Công nghệ thông tin và các đơn vị có liên quan xây dựng đề án giải pháp tổng thể và chi tiết ứng dụng Đào tạo trực tuyến vào công tác đào tạo của VDB.
Thứ tư, ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo: xây dựng chương trình quản lý đào tạo để có thể phối hợp nhịp nhàng các đơn vị trong hệ thống. Theo dõi chính xác, kịp thời về đối tượng học viên, khóa học đã tham gia, những nghiệp vụ chuyên môn còn thiếu để có định hướng đào tạo, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của các hoạt động nghiệp vụ.
Thứ năm, xây dựng đội ngũ giảng viên kiêm chức có chất lượng cao, có trình độ tin học đáp ứng yêu cầu soạn giáo án điện tử, sử dụng thành thạo Powerpoint…
Thứ sáu, trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ các khóa đào tạo, bồi dưỡng. Từng bước hiện đại hóa trang thiết bị phục vụ phương pháp giảng dạy mới đối với một số khóa đào tạo, bồi dưỡng, theo các tiêu chí phù hợp với quy mô, đối tượng đào tạo ở từng cấp.
Thứ bảy, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định về công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, chấn chỉnh kịp thời những sai phạm trong quá trình thực hiện.
Các phong trào thi đua đều hướng tới mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ chính trị được VDB giao, gắn với việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Hàng năm, Chi nhánh đã xây dựng nội dung thi đua và tổ chức ký kết giao ước thi đua giữa Công đoàn với Chính quyền tại Hội nghị cán bộ viên chức. Nội dung, mục tiêu thi đua bám sát yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm của Chi nhánh, của ngành, của địa phương; phong trào thi đua được gắn liền với nhiệm vụ, công việc hằng ngày: công tác thu hồi nợ, xử lý nợ; công tác rà soát kiểm tra, đánh giá tài sản bảo đảm tiền vay, tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính của khách hàng; kiểm soát giải ngân chặt chẽ, công khai, minh bạch; tăng cường kiểm tra trước - trong - sau quá trình giải ngân và sử dụng vốn vay; khắc phục các tồn tại, sai sót sau thanh tra, kiểm tra và tự kiểm tra; chấp hành kỷ cương, kỷ luật công tác, trách nhiệm công vụ... Trên cơ sở đó, từng tập thể, từng cá nhân trong Chi nhánh tiến hành đăng ký thi đua và đề ra các giải pháp phấn đấu đạt danh hiệu, hình thức khen thưởng hàng năm.
Nhiều phong trào thi đua đã phát động triển khai như: phong trào thi đua “Lao động giỏi”, “Lao động sáng tạo”; phong trào “An toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ” “Xanh - sạch - đẹp”; “Xây dựng cơ quan văn hóa và ngày làm việc 8 giờ chất lượng, hiệu quả”; thực hiện tốt Quy chế “Văn minh công sở”; phong trào xây dựng người cán bộ “Trung thành - Tận tụy - Sáng tạo - Gương mẫu”; phấn đấu đạt gương “Người
tốt, việc tốt”; danh hiệu nữ cán bộ viên chức “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”; đẩy mạnh thi đua “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”... đã tạo khí thế thi đua sôi nổi, sâu rộng, mạnh mẽ trong toàn Chi nhánh, phát huy được trí tuệ, tinh thần đoàn kết, nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao của cán bộ viên chức và người lao động.
Chi nhánh thường xuyên quan tâm, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước; mục tiêu, giải pháp điều hành thực hiện
nhiệm vụ của VDB; tuyên truyền Luật Thi đua, khen thưởng, các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác thi đua khen thưởng và các văn bản hướng dẫn về thi đua, khen thưởng của Ngành... tới toàn thể cán bộ viên chức và người lao động. Qua đó, đã nâng cao nhận thức của CBVC và người lao động về nhiệm vụ của Ngành, của Chi nhánh trong mỗi giai đoạn; nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa, tác dụng của thi đua khen thưởng..., từ đó mỗi cán bộ viên chức tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua, lấy công việc hằng ngày làm nền tảng thi đua để không ngừng học tập, tự trau dồi kiến thức