BÀI HỌC TỪ LỊCH SỬ

Một phần của tài liệu TC107 (Trang 51 - 52)

- Giáo trình Lập và Thẩm định dự án đầu tư, Đỗ Phú Trần Tình, Nhà

BÀI HỌC TỪ LỊCH SỬ

Riêng với chúng tôi, trang lứa sinh ra vào đúng năm đất nước thống nhất, có những mùa Tết Trung thu sống trong những năm tháng bao cấp khó khăn, thiếu thốn của tuổi thơ và cả những năm tháng đổi mới, phát triển của đất nước nên có rất nhiều kỷ niệm đáng nhớ. Tết Trung thu thường gắn với những kỷ niệm xưa, thời lên bảy lên tám tuổi, đúng vào giai đoạn giữa những năm đầu thập niên 80, khi ấy chúng tôi mới học lớp 2 - 3 tại Hà Nội.

Hồi ấy Hà Nội không tấp nập, xe cộ giăng mắc kẹt đường như bây giờ…

Hà Nội Tết Trung thu thời ấy chỉ rộn ràng ở khu phố cổ, nơi có nhà ông ngoại của tôi, tại con phố Hàng Mã với cả một thế giới tuổi thơ muôn màu hấp dẫn, sinh động và phong phú…

Tôi nhớ, gần đến trung thu khoảng hai tuần, các nhà mặt phố Hàng Mã bắt đầu bày bán rất nhiều đồ chơi truyền thống, tự làm bằng tay là chủ yếu như: đèn ông sao, đèn cù, đèn kéo quân, lồng đèn con thú, giỏ thiên nga với những con thiên nga cổ cao trắng muốt làm bằng bông Bạch Tuyết… Đồ chơi thời đó hấp dẫn chúng tôi nhất là đèn ông sao và đầu sư tử làm bằng giấy, trang trí bằng màu nước. Thời đó, nhà có

điều kiện mới dám mua đầu sư tử cho trẻ con chơi, đầu sư tử càng to thì giá trị món đồ chơi này trong mắt bọn trẻ con chúng tôi càng hấp dẫn. Nhà nào sắm cho con chơi đầu sư tử ngay từ đầu tháng 8 âm lịch thường là những chiếc đầu sư tử to và đẹp nhất được bày bán… Càng gần kề trung thu thì chỉ còn lại những chiếc đầu sư tử bé, màu sắc không đẹp, nhưng vẫn là ước mơ của bao đứa trẻ khác được đội đầu sư tử đi phá cỗ.

Những đứa trẻ có đầu sư tử thường đi hàng đầu trong đám rước phá cỗ nên rất oai. Và vì thế món đồ chơi chiếc đầu sư tử luôn là ao ước của những đứa trẻ như chúng tôi những năm tháng đó

Một phần của tài liệu TC107 (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)