Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn

Một phần của tài liệu TC107 (Trang 45 - 46)

- Giáo trình Lập và Thẩm định dự án đầu tư, Đỗ Phú Trần Tình, Nhà

Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn

đoạn 2

Để tiếp nối sự phát triển, từ năm 2007, Công ty đã khởi công thực hiện Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 (Dự án giai đoạn 2) của Nhà máy nhằm nâng cao năng lực sản xuất phôi thép và thép cán từ nguyên liệu trong nước lên 1.000.000 tấn/năm, đáp ứng tốt nhu cầu thị trường và đưa Công ty trở thành một trong những nhà sản xuất thép có quy mô, công nghệ và thiết bị tiên tiến trong khu vực và thế giới. Dự án giai đoạn 2 được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư tại Văn bản số 342/TTg-CN ngày 01/4/2005. Trên cơ sở này, ngày 5/10/2005 Hội đồng Quản trị Tổng Công ty Thép Việt Nam đã có Quyết định phê duyệt Hồ sơ mang số 684/QĐ - ĐT phê duyệt Báo cáo đầu tư Dự án. Theo đó, Dự án có tổng mức đầu tư là 3.884,3 tỷ đồng (tương đương với 242.503.000USD). Cơ cấu nguồn vốn để đầu tư Dự án này bao gồm: Vốn tự có 375 tỷ đồng (chiếm 10%), vốn vay từ nguồn tín dụng ưu đãi Nhà nước 1.605 tỷ đồng (chiếm 42%), vốn vay thương mại 1.863 tỷ đồng (chiếm 48%). Dự án có Tổng thầu là Tập đoàn Xây lắp Luyện kim Trung Quốc (China Metallurgical Group Corporation - MCC), Chủ đầu tư là TISCO và Nhà thầu phụ là Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam (Lilama). Dự án tạo việc làm cho khoảng 6.000 lao động và có đóng góp đáng kể đối với sự phát triển của ngành thép Việt Nam.

Trong quá trình thực hiện, do nhiều nguyên nhân khách quan như trượt giá, tăng lãi suất, thay đổi chính sách của Nhà nước... nên Dự án chậm tiến độ, làm tăng tổng mức đầu tư lên 8.104 tỷ đồng, sau đó lại rơi vào trạng thái dừng thi công từ quý I/2013 do chưa thu xếp được vốn. Nếu không thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó

khăn để tiếp tục triển khai, Dự án sẽ có hiệu ứng không tốt về kinh tế, an sinh, xã hội và ảnh hưởng đến triển vọng của ngành thép Việt Nam.

Trước tình hình đó, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Công Thương cùng với Tổng Công ty Thép Việt Nam chủ trì, phối hợp với Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC), Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam rà soát lại tính chính xác của các số liệu và nội dung đánh giá hiệu quả Dự án, cũng như tính khả thi của phương án thực hiện. Bộ Công Thương đã chỉ đạo Tổng Công ty Thép Việt Nam và TISCO thực hiện Dự án theo phân kỳ đầu tư và theo đúng tiến độ. Trước mắt, tập trung nguồn lực hoàn thành giai đoạn sản xuất ra gang lỏng và phôi thép. Căn cứ kết quả thực hiện giai đoạn sản xuất ra gang lỏng và phôi thép, báo cáo Bộ Công Thương để xem xét, chấp thuận việc thực hiện giai đoạn xây dựng xưởng Luyện Cốc và các hạng mục phụ trợ liên quan. Đồng thời, chấn chỉnh và tổ chức lại bộ máy quản lý, đề cao trách nhiệm người đứng đầu, tổ chức triển khai theo đúng các quy định của pháp luật, bảo đảm Dự án có hiệu quả. Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính đôn đốc và giám sát VDB thực hiện cơ cấu lại các khoản nợ hiện hành của Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên và cho vay bổ sung vốn tín dụng đầu tư để triển khai tiếp Dự án, bảo đảm tiến độ và hiệu quả.

Ngày 27/01/2015, Chi nhánh VDB Khu vực Bắc Kạn-Thái Nguyên và TISCO đã ký kết hợp đồng tín dụng vay vốn bổ sung Dự án giai đoạn 2. Theo đó mức vốn VDB cho Dự án vay bổ sung là 1.359 tỷ đồng, nâng tổng mức vốn vay của dự án lên 2.964 tỷ đồng. Thời

hạn trả nợ từ tháng 01/2017 đến tháng 11/2021 với lãi suất cho vay 8,5%/năm. Việc ký kết hợp đồng tín dụng thể hiện sự quan tâm của Chính phủ, các bộ ngành và sự quyết tâm của chủ đầu tư nhằm tháo gỡ khó khăn sớm đưa Dự án vào hoạt động theo Nghị quyết của Chính phủ về Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2. Đây cũng là tiền đề để chủ đầu tư đàm phán với tổng thầu MCC nhằm tái khởi động dự án.

Theo báo cáo của Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Gang thép Thái nguyên tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2015, để thu xếp vốn cho Dự án, ngoài ký hợp đồng vay vốn tín dụng Nhà nước với VDB, TISCO đã được SCIS góp vốn 1.000 tỷ đồng; Công ty đang rà soát lại những nội dung đủ điều kiện để ký hợp đồng vay vốn Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam trong năm 2015. Ban Quản lý Dự án đang rà soát, chốt khối lượng đã thực hiện của Dự án giai đoạn 2 với các nhà thầu phụ Việt Nam.

Dự án có 7 hạng mục và 163 tiểu hạng mục với hơn 20 nhà thầu tham gia. Trước đây, hợp đồng thi công trọn gói, hiện nay tất cả phần xây dựng lắp đặt do nhà thầu Việt Nam đảm nhận còn nhà thầu Trung Quốc đảm nhận phần chỉ đạo kỹ thuật, cung cấp thiết bị theo hợp đồng ABC. Đến nay, Dự án đã thực hiện được phần cơ bản thiết bị của hệ thống thi công lắp đặt luyện gang, hệ thống lò cao. Quặng tinh cho Dự án giai đoạn 2 đã được khai thác theo đúng công suất. Sau 12 tháng kể từ khi hoạt động trở lại, Dự án sẽ tiếp tục sản xuất ra gang, 6 tháng tiếp theo sẽ sản xuất ra đến thép - thuận lợi hơn trong khâu tiêu thụ, còn công nghệ truyền thống trước đó chỉ sản xuất ra đến gang.

Để đạt được mục tiêu trên phải kể đến sự nỗ lực của tập thể Công ty Cổ phần Điện nước An Giang đưa “niềm vui” nước sạch về với người dân.

Một phần của tài liệu TC107 (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)