Lào Cai là tỉnh có tiềm năng phát triển thuỷ điện vừa và nhỏ có ý nghĩa quan trọng trong phát triển công nghiệp, góp phần xóa đói giảm nghèo ở vùng sâu, vùng xa, chuyển dịch cơ cấu kinh

Một phần của tài liệu TC107 (Trang 43 - 44)

- Giáo trình Lập và Thẩm định dự án đầu tư, Đỗ Phú Trần Tình, Nhà

Lào Cai là tỉnh có tiềm năng phát triển thuỷ điện vừa và nhỏ có ý nghĩa quan trọng trong phát triển công nghiệp, góp phần xóa đói giảm nghèo ở vùng sâu, vùng xa, chuyển dịch cơ cấu kinh

triển công nghiệp, góp phần xóa đói giảm nghèo ở vùng sâu, vùng xa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh giá trị sản xuất công nghiệp trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

mục đích chính là sản xuất điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời góp phần trị thủy suối Ngòi Đường, đưa nước tưới tiêu ổn định cho trên 200 ha lúa nước ở phía hạ lưu, tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.

Để xây dựng công trình thủy điện thành công, chủ đầu tư đã phải xây lắp hàng chục km đường thu nước bằng bê tông và ống thép. Các đường mương dẫn nhiều đoạn đi qua khu dân cư và vùng canh tác lúa nước của đồng bào địa phương nhưng Công ty cũng đã thực hiện công tác đền bù, di dời dân, không làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và môi trường xung quanh.

Trong suốt thời gian vận hành Nhà máy, Chủ đầu tư luôn chú ý bảo dưỡng để Nhà máy hoạt động tốt. Cụ thể đầu năm 2014, Chủ đầu tư đã tiến hành đại tu, bảo dưỡng bánh xe công tác tuabine gáo Nhà máy số 2 do quá trình hoạt động từ năm 2008 đến nay đã đã bị bào mòn nhiều, có nguy cơ xảy ra sự cố. Tháng 3/2014, Công ty đã chủ động tìm đối tác có uy tín để sửa chữa, bảo dưỡng. Sau 1 tháng đại tu, bánh xe công tác đã vận hành trơn chu, ổn định, đảm bảo cho các tổ máy phát điện vận hành an toàn liên tục và kinh tế.

Có thể khẳng định dự án đầu tư thuỷ điện Ngòi Đường đã phát huy tối đa hiệu quả đầu tư từ sự kết hợp của hai nguồn vốn tín dụng đầu tư và vốn ODA cho vay lại của VDB. Dự án đã đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh thể hiện được vai trò Hỗ trợ đầu tư phát triển của Ngân hàng Phát triển Việt Nam trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

THu HồNg

TISCO tiền thân là Công ty

Gang thép Thái Nguyên, được thành lập năm 1959, với tên gọi “Khu Gang thép Thái Nguyên”, khu công nghiệp đầu tiên tại Việt Nam có dây chuyền sản xuất liên hợp khép kín từ khai thác quặng sắt đến luyện gang, luyện thép và cán thép.

Thực hiện chủ trương của Chính phủ về cổ phần hóa doanh nghiệp (DN) Nhà nước, từ ngày 01/7/2009, Công ty chính thức chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần với vốn điều lệ là 1.840 tỷ đồng (vốn Nhà nước chiếm 65%) và chính thức đăng ký giao dịch tại sàn giao dịch UPCOM với mã cổ phiếu TIS.

Trải qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển, đến nay TISCO đã trở thành một trong những công ty sản xuất và kinh doanh thép lớn trên thị trường, với 18 đơn vị thành viên, 9 đơn vị liên doanh liên kết, nằm trong top 500 DN lớn nhất Việt Nam. Mấy năm gần đây, nền kinh tế trong và ngoài

nước khó khăn kéo dài, TISCO vẫn đảm bảo duy trì tốc độ phát triển ổn định trong ngành thép. Sản phẩm thép TISCO đã trở nên nổi tiếng trong cả nước, được người tiêu dùng tín nhiệm, được sử dụng vào hầu hết các Công trình trọng điểm Quốc gia như thuỷ điện (Hoà Bình, Yaly, Sơn La), đường dây tải điện 500 KV Bắc Nam, Trung tâm hội nghị Quốc gia, sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, cầu Thăng Long, Chương Dương và nhiều công trình khác; thâm nhập vào các thị trường Quốc tế như Canada, Singapore, Indonesia, Lào, Campuchia... Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên cùng sản phẩm Thép mang thương hiệu TISCO đã giành được nhiều giải thưởng uy tín tring nước và quốc tế...  Với những thành tích nổi bật, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Công ty đã vinh dự được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân, Huân chương Độc lập hạng Nhất, Nhì, Ba và nhiều phần thưởng cao quý khác của Đảng và Nhà nước.

Một phần của tài liệu TC107 (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)