- Giáo trình Lập và Thẩm định dự án đầu tư, Đỗ Phú Trần Tình, Nhà
hiệu quả từ nguồn vốn ODa
Tại các Xí nghiệp thuộc Công ty có bộ máy tổ chức gồm có Ban giám đốc Xí nghiệp, các phòng ngiệp vụ (Phòng Kế toán - kinh doanh; Phòng Kỹ thuật điện - nước) và các tổ quản lý điện nước khu vực. Điều hành các tổ có tổ trưởng và tổ phó. Các chức danh này đều do Công ty bổ nhiệm theo tiêu chí có bằng chuyên môn, có năng lực đạo đức tốt. Quản lý trực tiếp các trạm cấp nước xã do tổ quản lý điện nước khu vực, tổ này tùy theo số hộ sử dụng điện - nước, tuỳ theo địa hình mà có thể quản lý từ 2 đến 4 xã. Riêng các trạm cấp nước có công nhân phụ trách từ 2 đến 3 người. Chịu sự điều hành của Tổ khu vực.
Để phấn đấu phát triển 20.000 khách hàng/năm được sử dụng nước sạch, Công ty đang tập trung phát triển các đường ống, trạm cấp nước từ nguồn vốn vay. Công ty đã mạnh dạn đổi mới công tác quản lý tổ chức, công tác quản lý kinh tế - kỹ thuật, giảm điện - nước thất thoát thấp nhất, chất lượng nước không ngừng được nâng cao, quản lý chất lượng theo hệ thống quản lý chất lượng ISO phiên bản 9001:2008. Nhờ thường xuyên tự kiểm tra
định kỳ, đột xuất chất lượng nước sạch, kết hợp với trung tâm y tế dự phòng tỉnh kiểm tra kiểm nghiệm chất lượng nước sạch nên sản phẩm nước sạch của Công ty luôn đảm bảo đầy đủ theo các tiêu chuẩn quy định, được người dân tin dùng.
hiệu quả từ nguồn vốn ODa
Trong suốt quá trình phát triển của Công ty Cổ phần Điện nước An Giang, ngoài nguồn vốn tự có, việc huy động nguồn vốn từ bên ngoài để đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển các dự án cấp nước của Công ty là rất quan trọng, trong đó phải kể đến nguồn vốn hỗ trợ chính thức - ODA. Các dự án cấp nước sử dụng vốn ODA hoàn thành và đưa vào sử dụng tạo nền tảng, góp phần vào sự phát triển chung của An Giang.
Đầu tiên phải kể đến dự án xây dựng Nhà máy nước Long Xuyên thực hiện năm 2008. Dự án sử dụng 103,812 tỷ đồng từ nguồn vốn Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) do VDB quản lý cho vay lại, hiện dư nợ của dự án hơn 71 tỷ đồng. Công trình đã hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng và đạt được hiệu quả rất cao, phát huy hết công sức của Nhà máy nhờ đó, Công ty thực hiện tốt việc trả nợ gốc, lãi, phí đúng hạn.
Năm 2011, Cơ quan phát triển Pháp (AFD) tài trợ từ nguồn vốn ODA của Chính phủ Pháp xây dựng “Hệ thống cấp nước thị trấn An Phú, huyện An Phú, tỉnh An Giang” thuộc Chương trình Đầu tư cấp nước đô thị Đồng bằng sông Cửu Long. Theo hợp đồng tín dụng, dự án có tổng mức đầu tư gần 60 tỷ đồng, trong đó vốn vay ODA thông qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam cho vay ưu đãi hơn 40 tỷ đồng. Dự án có quy mô, công suất: 5.000m3/ngày đêm. Dự án được đầu tư tại thị trấn An Phú, huyện An Phú, tỉnh An Giang vùng
Đồng bằng sông Cửu Long. Việc thực hiện Dự án đáp ứng nhu cầu cấp thiết về nước sạch của vùng, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân trong khu vực, giảm thiểu các tác hại do sử dụng nguồn nước không hợp vệ sinh; góp phần cải thiện điều kiện môi trường cũng như an sinh xã hội trong vùng dự án. Dự án hoàn thành và đi vào hoạt động vào năm 2014, góp phần cải thiện mức sống của người dân tại huyện An Phú.
Cũng nằm trong Chương trình Đầu tư cấp nước đô thị Đồng bằng sông Cửu Long dự án “Hệ thống cấp nước Long Sơn, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang” được khởi công xây dựng tháng 3/2014. Dự án được đầu tư tại phường Long Sơn, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang cung cấp nước sạch cho 8.700 hộ dân các phường nội ô thị xã Tân Châu và các xã lân cận. Dự án có quy mô, công suất: 5.000m3/ ngày đêm, tổng mức đầu tư 70 tỷ đồng, trong đó vốn từ Cơ quan phát triển Pháp (AFD) thông qua VDB với số vốn đã giải ngân là 29,171 tỷ đồng.
Với quyết tâm cao và kinh nghiệm đã tích lũy của Chủ đầu tư và nhà thầu, cùng với sự hỗ trợ kịp thời của chính quyền địa phương; đến nay công trình đã hoàn thành được nghiệm thu bàn giao sớm trước thời hạn hơn 60 ngày so với hợp đồng thi công đã ký. Ngày 06/05/2015, tại Phường Long Sơn - Thị xã Tân Châu - Tỉnh An Giang, Công ty Cổ phần Điện nước An Giang đã tổ chức Lễ khánh thành Dự án. Dự án đáp ứng nhu cầu cấp thiết về nước sạch của vùng, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân trong khu vực, giảm thiểu các tác hại do sử dụng nguồn nước không hợp vệ sinh; góp phần cải thiện điều kiện môi trường cũng như an sinh xã hội trong vùng dự án.
Dự kiến khi đi vào hoạt động, mỗi năm dự án khai thác khoảng 3.500.000 tấn quặng nguyên khai vonfram - đa kim/ năm. Chế tạo ra các sản phẩm: 8.800 tấn vonfram trioxit, 201.000 tấn flouri, 26.000 tấn đồng, 109,5 kg vàng và 2.800 tấn bismut hàng năm. Khi hoàn thành, Dự án sẽ đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và huyện Đại Từ, là điểm nhấn cho ngành Công nghiệp Luyện kim Việt Nam…
Núi Pháo là một khu mỏ đa
kim nằm trên diện tích 9,21 km2
ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, có trữ lượng khoảng 52,5 triệu tấn quặng vonfram, florit, bismut và đồng. Dự án Núi Pháo là dự án về khoáng sản lớn tại Việt Nam và cũng là nhà sản xuất vonfram lớn nhất thế giới ngoài Trung Quốc do Công ty Cổ phần Tài Nguyên
Masan (Masan Resources) - Công ty con của Tập đoàn Masan thực hiện.