Đặc trưng và phương thức thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC (Trang 38 - 39)

đóng một vai trò nhất định đối với việc thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị.

1.4.2 Đặc trưng và phương thức thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị vực chính trị

Hiến pháp 2013 sửa đổi, bổ sung với những điểm mới quan trọng, đặc biệt là đề cao quyền con người, quy định tại Chương II của Hiến pháp : “ Quyền con người và nghĩa vụ cơ bản của công dân”. Theo đó, nội dung của nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật được quy định tại Điều 16: “ Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội”.

Khoản 1,2,3,4 Điều 11 Luật Bình đẳng giới quy định bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị như sau:

Nam, nữ bình đẳng trong tham gia quản lý nhà nước, tham gia hoạt động xã hội. Nam, nữ bình đẳng trong tham gia xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng hoặc quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức.

Nam, nữ bình đẳng trong việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp.

Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lý, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức.

Phương thức thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị là cách thức và phương pháp tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về bình đẳng giới trên thực tế. Căn cứ vào các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước tiến hành hình thành khung pháp lý bảo đảm thực hiện bằng việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết các nội dung có liên quan đến bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị. Xây dựng hệ thống bộ máy cơ quan thực hiện pháp luật về bình đẳng giới có trình độ chuyên môn, năng lực, am hiểu về công tác phụ nữ trong tình hình mới và bình đẳng giới trong xã hội ngày nay. Từ các quy định pháp luật, các cơ quan chuyên môn xây dựng các chương trình

33

hành động, các kế hoạch thực hiện, đề ra các biện pháp bảo đảm thực hiện trên thực tế.

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)