Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC (Trang 65 - 67)

Thứ nhất, nhận thức của một số cấp ủy đảng, chính quyền, cơ quan, đơn vị về

bình đẳng giới, về vai trò, năng lực của phụ nữ còn hạn chế. Lãnh đạo của một số cơ quan, địa phương, đơn vị chưa thực sự quan tâm công tác cán bộ nữ; thiếu những chính sách, giải pháp cụ thể để khuyến khích, hỗ trợ đối với phụ nữ và cán bộ nữ, nhất là chính sách liên quan đến công tác đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, tuyển dụng, bố trí, sử dụng đối với phụ nữ và cán bộ nữ. Do đó, dẫn đến nhiều cấp ủy, chính quyền, đoàn thể trong tỉnh nhiều nhiệm kỳ liền không có nữ cán bộ chủ chốt (Mặt trận TQVN tỉnh, LĐLĐ tỉnh...). Đội ngũ làm công tác bình đẳng giới còn gặp nhiều hạn chế trong quá trình thực hiện.

Thứ hai, một bộ phận cán bộ nữ còn biểu hiện tự ti, an phận, ngại va chạm,

ngại đổi mới, thiếu ý chí vươn lên dẫn đến đội ngũ cán bộ nữ phát triển chưa vững chắc, thiếu đồng bộ, phân bố không đều tại các địa phương, đơn vị. Việc chỉ đạo đổi mới công tác cán bộ nữ thiếu liên tục chưa đồng bộ nên lực lượng cán bộ nữ quy hoạch vào các chức danh chủ chốt còn ít.

Thứ ba, sự phối hợp giữa chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức

với Hội Liên hiệp Phụ nữ còn thiếu nhịp nhàng. Hội LHPN các cấp chưa chủ động,

tích cực trong công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền về giới thiệu nguồn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ nữ. Trình độ, năng lực của một bộ phận cán bộ Hội còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu của sự phát triển.

Thứ tư, công tác kiểm tra, giám sát thiếu thường xuyên do đó chưa thấy hết

những tồn tại, yếu kém trong quá trình triển khai pháp luật về bình đẳng giới gắn với thực hiện Nghị quyết số 11 để đưa ra những giải pháp khắc phục, từng bước đưa pháp luật về bình đẳng giới nói chung, bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị nói riêng đi vào cuộc sống.

Tiểu kết Chương

Chương 2 của Luận văn tập trung phân tích thực trạng thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị tại Tỉnh Quảng Bình. Có thể nói, sau hơn 10 năm triển khai thực hiện Luật bình đẳng giới, Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ

60

Chính trị về công tác phụ nữ, nhận thức về quan điểm, mục tiêu và trách nhiệm đối với công tác phụ nữ của các cấp ủy Đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể và cán bộ, đảng viên trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã có nhiều chuyển biến tích cực. Thời gian qua, UBND tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố cùng các sở, ban, ngành, đoàn thể đã chủ động ban hành kế hoạch, đề án phù hợp với công tác phụ nữ; quan tâm, tạo điều kiện cho cán bộ nữ tham gia HĐND các cấp, Ban chỉ đạo, Ban đại diện, Hội thẩm Nhân dân để phụ nữ phát huy trí tuệ, khả năng và khẳng định vị trí của mình trong xã hội.

Tuy nhiên, một số cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể ở cơ sở chưa quan tâm đúng mức đến công tác phụ nữ; việc chỉ đạo, xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ, giải pháp về công tác phụ nữ có nơi chưa sát và phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng địa bàn, địa phương, đơn vị, do đó chưa tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ trong nội dung, phương thức hoạt động.

Xuất phát từ thực trạng trên, để tiếp tục nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị cùng toàn xã hội về công tác phụ nữ và bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị, thời gian tới, các cấp ủy đảng, chính quyền ở tỉnh Quảng Bình cần có các giải pháp tích cực trong việc lãnh chỉ đạo triển khai thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị; thực hiện đầy đủ chính sách, chế độ liên quan đến quyền, lợi ích chính đáng của phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ làm việc trong các ngành đặc thù, lao động ở doanh nghiệp, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn; tạo điều kiện cho chị em phụ nữ phát triển và tham gia hoạt động xã hội, tham gia quản lý Nhà nước; nêu cao tinh thần tự chủ, đoàn kết, vượt khó vươn lên; xây dựng và thực hiện tốt hệ thống luật pháp, chính sách về bình đẳng giới, tạo điều kiện cho sự phát triển của phụ nữ.

61

Chương 3

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)