Yếu tố kinh tế, xã hộ

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC (Trang 40 - 41)

Về yếu tố kinh tế, phát triển kinh tế chính là cơ sở vật chất, đây là một trong những điều kiện quan trọng bảo đảm thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị. Tuy nhiên, muốn phát triển kinh tế thì đường lối, chính sách của Đảng, cơ chế thực hiện phải được cụ thể hóa trong pháp luật. Pháp luật sẽ tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ phát huy được mọi tiềm năng, hạn chế các mặt tiêu cực, từ đó tạo điều kiện vững chắc cho việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị.

Về yếu tố xã hội, trong thời gian qua, phụ nữ Việt Nam chịu tác động sâu sắc và lâu dài của những quan niệm truyền thống chủ yếu là của Nho giáo về gia đình nên sẵn sàng hy sinh cả sự tiến bộ và hạnh phúc của mình để làm tròn vai trò chăm sóc gia đình. Phụ nữ không có thời gian cho mình và không được tin tưởng, thường chịu nhiều định kiến và ít có cơ hội... Tất cả những điều đó đã hạn chế cơ hội của phụ nữ trong việc học tập, tham gia các hoạt động xã hội và cao hơn là theo đuổi sự nghiệp, khẳng định vị trí của mình trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Đây chính là cơ sở khoa học để định hướng thay đổi nhận thức và thực hiện hành vi bình đẳng giới, thúc đẩy việc thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách, pháp luật về bình đẳng giới để Việt Nam đạt các mục tiêu phát triển bền vững về giới cũng như các mục tiêu phát triển bền vững nói chung.

35

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)