các tổ chức chính trị - xã hội đối với việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị tại tỉnh Quảng Bình
3.2.6.1 Đối với Hội đồng nhân dân
Điều 36 Luật Bình đẳng giới 2006 quy định
“ 1. Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm giám sát việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới.
2. Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm giám sát việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới tại địa phương.”
Căn cứ quy định trên, có thể khẳng định: Giám sát việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trong chính trị là hoạt động do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành nhằm đảm bảo cho việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trong chính trị được thực thi. Chủ thể tiến hành hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp
75
luật về bình đẳng giới trong chính trị chính là các cơ quan quyền lực của Nhà nước. Giám sát việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới được coi là biện pháp quan trọng hàng đầu, bởi nó có ý nghĩa tiên quyết đến sự thành công của công tác bình đẳng giới nói chung, bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị nói riêng.
HĐND các cấp, là một trong những chủ thể giám sát việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trong chính trị. Nội dung giám sát của HĐND rất rộng lớn, đa dạng trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, trong đó bao gồm cả lĩnh vực thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trong chính trị. Với vai trò như vậy, tăng cường chức năng giám sát của HĐND là một trong những biện pháp quan trọng, góp phần đưa pháp luật về bình đẳng giới trong chính trị được bảo đảm trong đời sống xã hội. Việc giám sát của HĐND các cấp cần tập trung vào các nội dung cụ thể như sau:
Thứ nhất, tập trung công tác giám sát việc tuân thủ pháp luật, giám sát việc
ban hành văn bản QPPL và giám sát việc triển khai thực hiện nghị quyết của HĐND các cấp. Tăng cường các phương thức giám sát như giám sát bằng văn bản, giám sát thông qua các kỳ họp của HĐND, giám sát thực tế.
Thứ hai, tăng cường công tác giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp
luật về bình đẳng giới trong chính trị, bởi đây là nội dung quan trọng hàng đầu, quyết định tới sự thành công của công tác bình đẳng giới trong chính trị. HĐND phải có trách nhiệm giám sát văn bản QPPL của UBND cùng cấp, Nghị quyết của HĐND cấp dưới trực tiếp nhằm đảm bảo các văn bản pháp luật được ban hành đúng tiến độ, đúng thẩm quyền, không trái với Hiến pháp, các văn bản pháp luật của cấp trên.
Thứ ba, giám sát công tác tuyên truyền, phổ biến Luật bình đẳng giới. Quan
tâm giám sát các đối tượng được tuyên truyền, phổ biến pháp luật bao gồm đội ngũ cán bộ, công chức và các tầng lớp nhân dân về hiệu quả của công tác thực hiện; giám sát, kiểm tra việc đảm bảo cho nội dung, hình thức thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới phù hợp với các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới để không mang định kiến giới, không tạo ra định kiến giới...; Giám sát việc tổ
76
chức, bộ máy thực hiện bình đẳng giới, mà ở đây là Ban vì sự tiến bộ phụ nữ tỉnh Quảng Bình, các huyện, thành phố và địa phương. Việc giám sát cần tập trung vào các nội dung như kiểm tra kiến thức chuyên môn của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về bình đẳng giới, cơ cấu, tổ chức, hoạt động của các cơ quan chuyên môn về bình đẳng giới; công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, thông tin được thực hiện tại các cơ quan này ra sao, có đạt hiệu quả hay không, tình hình thực hiện bình đẳng giới các huyện, thành phố ra sao; Giám sát lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng chính sách pháp luật, giám sát lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong ngân sách Nhà nước nhàm bảo đảm phân bổ nguồn lực bình đẳng đối với cả nam và nữ trong quá trình tham gia cũng như thụ hưởng thành quả của phát triển. Giám sát tuân thủ pháp luật bình đẳng giới trong chính trị bằng các hình thức như tổ chức đoàn giám sát trực tiếp, tổ chức hội nghị để nghe báo cáo việc thực hiện, thông qua chất vấn của đại biểu HĐND trong các kỳ họp.
3.2.6.2 Đối với Mặt trận, các đoàn thể chính trị - xã hội
Chức năng giám sát cần thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau:
- Đối với Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam các cấp: cần tăng cường công tác giám sát việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới, đặc biệt thể hiện trong công tác bầu cử. Mặt trận tổ chức hiệp thương lựa chọn, giới thiệu những người ứng cử, phối hợp tổ chức các cuộc tiếp xúc giữa cử tri với những người ứng cử để vận động bầu cử, giám sát tỷ lệ nữ trong cơ cấu.
- Đối với tổ chức công đoàn: tăng cường sự tham gia của nữ CNVCLĐ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo, nhằm từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị; các cấp Công đoàn cần chủ động tham gia với cấp ủy, chính quyền địa phương trong công tác quy hoạch đối với cán bộ quản lý, lãnh đạo nữ. Chỉ đạo các Ban nữ công Công đoàn các cấp nâng cao trách nhiệm, tham gia xây dựng và giám sát việc thực hiện kế hoạch hành động về BĐG, phát triển, quy hoạch và bồi dưỡng cán bộ nữ của các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp; thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát các chế độ chính sách đối với lao động nữ được quy định trong Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn của Bộ, ngành Trung ương; Chủ động
77
tham gia xây dựng các văn bản của tổ chức Công đoàn trong xây dựng chính sách pháp luật liên quan đến đối tượng lao động nữ. Xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảng viên kiêm chức của các cấp Công đoàn hoạt động về BĐG và lồng ghép giới, phụ nữ, gia đình, trẻ em trong thời kỳ CNH – HĐH đất nước; Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” gắn với phong trào “ Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” trong nữ CNVCLĐ; Củng cố, kiện toàn các Ban nữ công Công đoàn các cấp làm tốt vai trò tham mưu cho các cấp Công đoàn, phối kết hợp với Hội LHPN các cấp làm tốt công tác BĐG. Kiểm tra theo dõi các chỉ tiêu trong kế hoạch hành động BĐG và Chiến lược Quốc gia về BĐG giai đoạn 2011 – 2020.
- Đối với Hội LNPN các cấp: cần tăng cường công tác phối hợp với các ban ngành, đoàn thể chính trị - xã hội triển khai, quán triệt tổ chức thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác bình đẳng giới, nhất là bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị. Theo dõi việc thực hiện các nội dung liên quan về công tác phụ nữ; tích cực, chủ động tham mưu kịp thời cho cấp ủy đảng, các cơ quan quản lý nhà nước về công tác bình đẳng giới xây dựng các chương trình hành động, kế hoạch thực hiện.
Tiểu kết Chương
Từ thực tiễn thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị tại Quảng Bình trong thời gian vừa qua với các chỉ tiêu đặt ra tại địa phương, những giải pháp trước mắt cần thực hiện một cách khẩn trương trong giai đoạn hiện nay đó là: phải có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự vào cuộc của các đoàn thể chính trị - xã hội, đưa các mục tiêu bình đẳng giới vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và các địa phương, ngành, đơn vị.
Tiếp tục đẩy mạnh và đa dạng hóa, công tác thông tin, truyền thông, phổ biến, giáo dục nhằm thay đổi nhận thức, hành động và trách nhiệm về thực hiện bình đẳng giới trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và quần chúng nhân dân.
78
Tăng cường công tác quản lý nhà nước về bình đẳng giới và hoạt động của Ban VSTBPN các cấp, công tác phối hợp giữa các sở, ban, ngành, các địa phương trong việc thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới. Làm tốt công tác chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các chính sách pháp luật về bình đẳng giới. Đồng thời, tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức và năng lực quản lý nhà nước về bình đẳng giới cho đội ngũ làm công tác bình đẳng giới và VSTBPN các cấp; Tổ chức tập huấn bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho nữ lãnh đạo, quản lý, nữ trong diện quy hoạch chức vụ, chức danh lãnh đạo quản lý các cấp, nữ đại biểu Quốc hội khóa XIV, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021.
79
KẾT LUẬN
Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng nêu rõ: “Nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ; thực hiện tốt bình đẳng giới, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển tài năng”[13, tr.163]. Đây là đường lối lãnh đạo quan trọng của Đảng trong thực hiện quyền phụ nữ ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Trong những năm qua, thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị; quán triệt sâu sắc các quan điểm, chủ trương Đảng, chính sách của Nhà nước về công tác phụ nữ, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Quảng Bình đã có nhiều chủ trương, chính sách về cán bộ nữ, về bình đẳng giới nhằm phát huy giá trị và vai trò của phụ nữ Quảng Bình trong giai đoạn mới. Tuy vậy, công tác cán bộ nữ ở tỉnh Quảng Bình vẫn còn gặp nhiều khó khăn mặc dù có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền của các ngành, các cấp. Nhiều quy định của pháp luật vẫn còn quy định trên văn bản chưa thật sự đi vào cuộc sống, giữa quy định và thực tế vẫn còn một khoảng cách.
Để mang lại quyền bình đẳng thật sự cho phụ nữ trong lĩnh vực chính trị, xin đề xuất một số vấn đề có tính cấp thiết không chỉ riêng cho Quảng Bình mà cho cả nước như sau:
Một là, tiếp tục nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cả hệ thống chính trị
và toàn xã hội về bình đẳng giới và vấn đề bình đẳng giới trong công tác cán bộ nữ. Nghiêm túc đánh giá trên cơ sở các nghiên cứu khoa học để chỉ ra đúng nguyên nhân cơ bản, đặc thù của mỗi địa phương, cấp, ngành, đơn vị dẫn đến sự không thành công mục tiêu bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị.
Hai là, thực hiện nguyên tắc bình đẳng giữa nam và nữ về độ tuổi trong quy
hoạch, đào tạo, đề bạt và bổ nhiệm. Đây là một trong những nhiệm vụ, giải pháp mà Nghị quyết 11-NQ/TW đề ra, trước đó Luật Bình đẳng giới (2006) cũng đã quy định “Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lý, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức” (Điều 11, Khoản 4), song chưa được thực hiện. Quy định tuổi nghỉ hưu của phụ nữ thấp hơn nam giới 5
80
tuổi đã kéo độ tuổi quy hoạch, đào tạo, đề bạt và bổ nhiệm của nữ dừng ở tuổi 50, trong khi đối với nam là số tuổi lớn hơn.
Ba là, chú trọng tạo nguồn cán bộ nữ và bảo đảm chất lượng thực sự. Trong
các tổ chức Đảng, mỗi cấp ủy viên phải có trách nhiệm phát hiện, đánh giá, giới thiệu nguồn cán bộ nữ để đưa vào quy hoạch, bảo đảm tỷ lệ nữ trong quy hoạch phải tương ứng với tỷ lệ nhân lực nữ và tỷ lệ đảng viên nữ trong cơ quan, đơn vị. Việc đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí sử dụng cán bộ cũng phải tuân thủ cơ cấu tỷ lệ trên. Bên cạnh đó, cần có các chính sách chăm lo, ưu tiên để góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho cán bộ nữ trong quá trình phấn đấu.
Bốn là, nâng cao vị thế và trách nhiệm của Hội Liên hiệp Phụ nữ, Ban Nữ
công Công đoàn các cấp trong việc xây dựng và bảo vệ quyền lợi cho giới nữ. Các cấp ủy đảng cần xây dựng quy chế, nhất thiết phải lấy ý kiến của Hội Liên hiệp Phụ nữ hoặc Ban Nữ công Công đoàn trong quá trình thực hiện công tác cán bộ liên quan đến nữ.
Năm là, đẩy mạnh phát triển đời sống kinh tế - xã hội, nâng cao thu nhập cho
cán bộ, công chức để phụ nữ có được điều kiện phát triển toàn diện. Nhà nước cần có chính sách phát triển và tổ chức tốt các dịch vụ công để phục vụ tốt hơn đời sống nhân dân, giúp phụ nữ giảm gánh nặng gia đình để tập trung sức lực, trí tuệ cho công tác, góp phần thiết thực vào việc thực hiện bình đẳng giới phụ nữ trên thực tế.
Với tư duy lý luận và kiến thức thực tiễn cùng với các nhóm giải pháp chung và riêng mà người viết đã trình bày trong Luận văn, tin tưởng rằng việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị ở tỉnh Quảng Bình nói riêng cả nước nói chung trong thời gian tới sẽ gặt hái được nhiều kết quả cao hơn, góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu mà Nghị quyết 11-NQ/TU của Bộ Chính trị khóa X và Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2010 – 2020 đã đề ra về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước và hội nhập quốc tế./.
81