Quan điểm bảo đảm thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị tại tỉnh Quảng Bình

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC (Trang 68 - 70)

vực chính trị tại tỉnh Quảng Bình

Có thể khẳng định rằng, quyền bình đẳng trong đời sống chính trị là quyền quan trọng để xây dựng một xã hội công dân, thể hiện quyền làm chủ của công dân

63

với nhà nước. Chính vì vậy, nhiều năm qua, cũng như các tỉnh khác trong cả nước, các cấp ủy đảng, chính quyền ở tỉnh Quảng Bình Bình đã luôn chú trọng công tác bình đẳng giới; xem công tác bình đẳng giới là một trong những nội dung quan trọng, then chốt trong hoạt động của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, các ngành nhằm tạo cơ hội cho phụ nữ Quảng Bình được nói tiếng nói đại diện cho giới mình, được phát huy trình độ năng lực, kinh nghiệm, thể hiện quan điểm trong quyết định các chính sách về các lĩnh vực khác nhau của địa phương và của cả nước; giảm khoảng cách giới và nâng cao vị thế của phụ nữ trong một số lĩnh vực còn bất bình đẳng hoặc có nguy cơ bất bình đẳng giới cao, góp phần thực hiện thành công Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020.

Việc đảm bảo thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị tại Tỉnh Quảng Bình được tập trung vào một số nội dung:

Thứ nhất, hoàn thiện thể chế, cơ chế, củng cố bộ máy thực hiện công tác về

bình đẳng giới, xây dựng, ban hành văn bản liên quan đến bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị nhằm tạo ra khuôn khổ pháp lý thực hiện pháp luật bình đẳng giới; tăng cường giáo dục, tuyên truyền nhằm nâng cao trình độ nhận thức của người dân trong việc nhìn nhận vai trò, vị trí của phụ nữ, sự tham gia của các cấp, ngành, đoàn thể và mỗi cá nhân trong việc nâng cao vị thế, vai trò người phụ nữ, thực hiện bình đẳng giới, đặc biệt trong lĩnh vực chính trị.

Thứ hai, tăng cường công tác chỉ đạo, lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền

đối với công tác phụ nữ, công tác giám sát của Mặt trận, các đoàn thể chính trị - xã hội; tập trung rà soát lại toàn bộ các văn bản liên quan đến bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị, nhất là trong các văn bản luật; chú trọng mối quan hệ giữa nội dung các quy định của pháp luật với cơ chế pháp lý nhằm bảo đảm nội dung đó được triển khai thực hiện trong thực tế và kết quả cần phải đạt được.

Thứ ba, tăng cường công tác nâng cao nhận thức về công tác phụ nữ và bình

đẳng giới, thực hiện tốt công tác truyền thông, tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ thực hiện công tác về bình đẳng giới, tuyên truyền sâu rộng từ tỉnh đến từng địa phương về các chủ trương, chính sách, pháp luật về bình đẳng giới, vai trò, vị trí

64

của người phụ nữ, qua đó nâng cao nhận thức trong đội ngũ cán bộ, các tầng lớp nhân dân, chị em hội viên Hội phụ nữ, phấn đấu đến 2020, có trên 75% cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ, người trong lực lượng vũ trang và sinh viên, học sinh các cấp; và có trên 70% người dân ở các cụm dân cư được truyền thông nâng cao nhận thức về bình đẳng giới; 100% cán bộ làm công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ, cán bộ hoạch định chính sách các cấp, đội ngũ cộng tác viên về bình đẳng giới được tập huấn cập nhật kiến thức bình đẳng giới; 100% nữ đại biểu dân cử, nữ cán bộ quản lý, nữ lãnh đạo các cấp, nữ cán bộ trong diện quy hoạch (từ cấp phòng trở lên) được trang bị kiến thức về bình đẳng giới và kỹ năng quản lý, lãnh đạo.

Thứ tư, tăng cường rà soát, sửa đổi, điều chỉnh một số chỉ tiêu của Chiến lược

quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020 nhằm đảm bảo nguồn cán bộ nữ được quy hoạch, bổ nhiệm, bầu cử đúng tỷ lệ cơ cấu theo tinh thần Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế,

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)