Quan điểm bảo đảm thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị ở nước ta

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC (Trang 67 - 68)

vực chính trị ở nước ta nói chung và tỉnh Quảng Bình nói riêng

3.1.1 Quan điểm bảo đảm thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị ở nước ta vực chính trị ở nước ta

Thứ nhất, bảo đảm quyền bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị là một trong

các nguyên tắc cơ bản trong bảo đảm quyền con người. Nam, nữ bình đẳng là một trong những quyền cơ bản của con người. Trong xã hội dân chủ, quyền này luôn đựơc coi trọng. Ở Việt Nam, chủ trương bình đẳng giới được đề ra ngay từ khi Đảng Cộng sản ra đời. Chính sách bình đẳng giới thật sự là sợi chỉ đỏ xuyên suốt của chính sách phụ vận qua các thời kỳ phát triển của Đảng và Nhà nước ta. Quyền bình đẳng giới đã được Hiến định ngay từ Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước ta (1946). Vị trí, vai trò của nữ giới được xã hội tôn trọng và pháp luật tạo điều kiện thuận lợi để nữ giới phát triển tài năng và tham gia hoạt động chính trị, hoạt động xã hội.

Thứ hai, bảo đảm nguyên tắc bình đẳng giới trong quá trình xây dựng, thực

hiện chính sách pháp luật. Pháp luật bảo đảm quyền bình đẳng của con người, trong đó có quyền bình đẳng của phụ nữ. Do đó, việc hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới không thể tách ra khỏi việc hoàn thiện hệ thống pháp luật chung. Việc hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị đòi hỏi phải chú trọng mối quan hệ giữa nội dung các quy định của pháp luật với cơ chế pháp lý nhằm bảo đảm

62

nội dung đó được thực hiện trong thực tế. Nội dung của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị phải được thể chế hóa đầy đủ chủ trương và chính sách của Đảng đối với việc phát huy vai trò của phụ nữ trong xã hội, thể hiện đầy đủ các quyền chính trị của phụ nữ. Cùng với nội dung của pháp luật, cơ chế pháp lý cũng phải bảo đảm chuyển tải những nội dung trên bởi các quy định, thủ tục đơn giản, thuận tiện và thể hiện được nguyên tắc bình đẳng và dân chủ của các chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị.

Thứ ba, củng cố cơ chế bảo đảm quyền bình đẳng giới trong lĩnh vực chính

trị. Quốc hội cần rà soát, sửa đổi, bổ sung và xây dựng mới các văn bản pháp luật phù hợp với đặc điểm đặc thù giới của phụ nữ, đặc điểm riêng của từng ngành, nghề theo hướng: Bảo đảm tính khả thi, dễ hiểu, quy định cụ thể để giảm bớt tình trạng phải chờ quá nhiều văn bản hướng dẫn mới thi hành được. Đồng thời, để các văn bản pháp luật dễ đi vào cuộc sống, Chính phủ và các cơ quan hành chính ở địa phương tăng cường những nghiên cứu liên quan tới bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị nhằm cung cấp cơ sở khoa học vững chắc cho việc hoạch định và thực thi chính sách, pháp luật liên quan đến bình đẳng giới. Các tổ chức chính trị - xã hội cần mạnh dạn hơn nữa trong quá trình tham gia quản lý nhà nước trong vấn đề bảo đảm quyền bình đẳng giới.

Thứ tư, cần nghiên cứu và xem xét để điều chỉnh phù hợp đối với các quy

định liên quan đến tuổi nghỉ hưu, tuổi quy hoạch, tuổi bổ nhiệm đối với cán bộ nữ. Việc phụ nữ nghỉ hưu sớm là rào cản mang tính luật pháp có tác động rất lớn đến con đường phát triển sự nghiệp, sự thăng tiến của phụ nữ vào các vị trí lãnh đạo, quản lý. Sự khác biệt về tuổi hưu ảnh hưởng suốt cuộc đời lao động của người phụ nữ, góp phần tạo ra những hình thức phân biệt, đối xử chính thức và không chính thức đối với phụ nữ đến các vị trí cao cấp trong hệ thống chính trị.

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)