Nhóm giải pháp hoàn thiện các thiết chế, cơ chế, tổ chức, bộ máy thực hiện pháp luật bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị tại tỉnh Quảng Bình

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC (Trang 78 - 79)

thực hiện pháp luật bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị tại tỉnh Quảng Bình

Thứ nhất, hoàn thiện các thiết chế, cơ chế, tổ chức thực hiện pháp luật bình

đẳng giới trong lĩnh vực chính trị. Thông qua lồng ghép, mục tiêu của bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị sẽ được thực hiện bằng cách xác định vấn đề giới, dự báo tác động của văn bản quy phạm pháp luật, trách nhiệm của nguồn lực để giải quyết các vấn đề liên quan đến bình đẳng giới trong các mối quan hệ xã hội mà pháp luật điều chỉnh. Việc đưa các vấn đề giới vào những nội dung chủ đạo, mang tính chi phối về các tư tưởng, quan niệm, thái độ, mối quan hệ và cách thức tiến hành mọi việc trong xã hội sẽ tác động lớn tới ý thức cũng như ảnh hưởng sâu rộng đến cuộc sống của mỗi người dân trong xã hội.

Thứ hai, kiện toàn bộ máy thực hiện pháp luật bình đẳng giới. Hiện nay, tỉnh

Quảng Bình đã có một bộ máy làm công tác phụ nữ và thực hiện pháp luật về bình đẳng giới còn gọi là Ban vì sự tiến bộ phụ nữ từ tỉnh đến địa phương. Bộ máy này

73

được cơ cấu với các thành viên là lãnh đạo chủ chốt ở tất cả các ngành, đơn vị. Trưởng Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ là đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh, các phó Trưởng ban là lãnh đạo của các Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính; Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh. Các thành viên khác là lãnh đạo của các Sở Nội vụ, Sở Kế hoạch – đầu tư, ... Đây có thể coi là cơ quan đầu mối, cơ sở vững chắc để triển khai chính sách, pháp luật về bình đẳng giới. Ở mỗi huyện, thành phố, đơn vị trên địa bàn tỉnh cũng hình thành một bộ máy như vậy để cùng triển khai thực hiện các chính sách, chiến lược về bình đẳng giới. Tuy nhiên, thực tế cho thấy thì số lượng cán bộ làm công tác bình đẳng giới còn thiếu và thường xuyên thay đổi, tỷ lệ nam tham gia làm công tác bình đẳng giới chiếm phần lớn (trên 70%). Như vậy, với đội ngũ làm công tác bình đẳng giới còn mỏng và yếu thì đây là một khó khăn cho việc triển khai thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị. Chính vì vậy, cần hoàn thiện tổ chức bộ máy và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác bình đẳng giới từ tỉnh cho đến cơ sở.

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)