2.2.3.1 Hạn chế
Thứ nhất, việc ban hành văn bản, thể chế hóa quy định pháp luật có liên quan
đến bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị còn chậm, chưa đáp ứng được kịp thời các yêu cầu đặt ra, nội dung còn sơ sài.
Thứ hai, việc triển khai lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn
bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác cán bộ nữ triển khai chưa đem lại hiệu quả cao, còn mang tính chất hình thức.
Thứ ba, việc ban hành các văn bản liên quan đến lĩnh vực chính trị không bị
ràng buộc bởi các điều khoản chế tài, không đặt ra biện pháp nếu như không thực hiện và thực hiện không đúng thì sẽ phải chịu hậu quả ra sao. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc thực hiện trên thực tế còn hạn chế, người dân còn có ý thức coi thường, coi việc thực hiện bình đẳng giới là công việc của nhà nước, nhà nước phải là người thực hiện.
2.2.3.2 Nguyên nhân
Thứ nhất, đội ngũ cán bộ tham gia công tác bình đẳng giới còn ít, lại thường
xuyên thay đổi, phần đa cán bộ tham gia công tác bình đẳng giới là kiêm nhiệm, không có thời gian để tập trung nghiên cứu sâu về vấn đề bình đẳng giới, dẫn đến việc tham mưu còn chậm, chưa nắm bắt kịp thời yêu cầu của xã hội đối với công tác phụ nữ.
Thứ hai, vấn đề lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị mặc
dù đã được triển khai từ rất lâu tuy nhiên thì thực tế lại chưa được thực hiện một cách cụ thể, theo đúng quy trình, yêu cầu đặt ra. Một số nội dung lồng ghép chỉ mang tính hợp thức hóa chứ không được triển khai thực hiện sâu rộng trên thực tế, điều này ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho
46
từng đối tượng, làm lu mờ đi tính chất quan trọng của bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị.
Thứ ba, việc ban hành văn bản chưa đưa ra được các chế tài liên quan, điều
này làm giảm yếu tố bắt buộc, tính chất mệnh lệnh Nhà nước đối với các quy định của pháp luật đối với các đối tượng có liên quan, hiệu lực thực thi văn bản pháp luật trên thực tế không có hiệu quả.
2.2.4 Bài học kinh nghiệm
Một là, thường xuyên đẩy mạnh công tác tuyên truyền Luật bình đẳng giới, cụ thể
hóa chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với công tác phụ nữ thành cơ chế, chính sách cụ thể, sát thực, phù hợp. Đây là yếu tố quan trọng đối với sự phát triển của phụ nữ và phong trào phụ nữ trong giai đoạn hiện nay.
Hai là, đẩy mạnh trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân trong thực hiện
hiệu quả việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật; xây dựng và thực hiện chiến lược, chương trình mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới liên quan đến công tác cán bộ nữ là yếu tố và giải pháp then chốt. Đặc biệt, cần tăng cường việc giám sát và thực thi các quy định này trong thực tiễn; xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp vừa có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, vừa tâm huyết với công tác bình đẳng giới.
Ba là, các cấp Hội phải chủ động, thường xuyên làm tốt vai trò tham mưu, đề
xuất với các cấp ủy Đảng, Chính quyền về công tác phụ nữ trong giai đoạn mới; biết khơi dậy và phát huy tiềm năng của phụ nữ. Vận động phụ nữ tích cực tự học, tự rèn luyện để nâng cao năng lực, trình độ, kỹ năng, xóa bỏ mặc cảm tự ty để vươn lên trong cuộc sống.