Yếu tố về thể chế, cơ chế và nguồn lực

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC (Trang 41 - 43)

Yếu tố về thể chế, đây là những quy tắc chính thức, các quy định không chính thức hay những nhận thức chung có tác động kìm hãm, định hướng hoặc chi phí sự tương tác của các chủ thể chính trị với nhau trong những lĩnh vực nhất định. Trong công tác bình đẳng giới, yếu tố thể chế đóng vai trò chủ đạo, là cơ sở cho việc xây dựng cơ chế thực hiện, đảm bảo việc thực thi các quy định về bình đẳng giới trên thực tế.

Các quy tắc chính thức bao gồm Hiến pháp, các bộ Luật, điều Luật, Hiến chương, văn bản dưới luật... quy định các nội dung liên quan về bình đẳng giới. Các quy tắc không chính thức có vai trò mở rộng, chi tiết hóa hoặc chỉnh sửa các quy tắc chính thức và điều chỉnh hành vi của các chủ thể thông qua các chuẩn tắc xã hội bao gồm các truyền thống, tập quán, những điều cấm ky,... hay các quy tắc xử sự nội bộ.

Vai trò của các thể chế thể hiện ở chỗ chúng tạo nên một khuôn khổ pháp lý mà ở đó hành động của các chủ thể trở nên dễ đoán trước hơn. Pháp luật bình đẳng giới tạo ra không

36

gian, phạm vi đồng thời đặt ra các biện pháp cụ thể nhằm cho phép các chủ thể thực hiện các hoạt động liên quan đến bình đẳng giới.

Yếu tố cơ chế, là cách thức tổ chức nội bộ và quy luật vận hành, biến hóa của một hiện tượng. Việc xây dựng bộ máy thực hiện công tác bình đẳng giới được pháp luật quy định với các nội dung cụ thể bao gồm các quy định về mục đích, phương tiện, số lượng, thành phần, nhiệm vụ quyền hạn, các điều kiện và nguồn lực khác. Yếu tố nguồn lực, đây là điều kiện quan trọng để thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị; nhà nước cần có chủ trương, chính sách tập trung các nguồn lực và có chính sách huy động tối đa mọi nguồn lực trong nước, ngoài nước để đảm bảo và tăng cường thực hiện pháp luật bình đẳng giới trong chính trị bao gồm: ngân sách nhà nước, các khoản đầu tư, đóng góp của các tổ chức, cá nhân, các tổ chức nước ngoài về tài chính, công sức, trí tuệ, kỹ thuật,... Nhà nước là cơ quan quản lý trực tiếp các nguồn lực ngân sách nhà nước, từ các khoản viện trợ chính phủ; đồng thời có chính sách phù hợp huy động các nguồn lực, khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân hợp tác, giúp đỡ dưới mọi hình thức trong việc đảm bảo và tăng cường thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị.

Tiểu kết Chương

Thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị là một quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật nhằm phát huy vai trò của hệ thống pháp luật trong việc điều chỉnh các mối quan hệ trong xã hội, đặc biệt là trong công tác phụ nữ tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội.

Thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị bao gồm những nội dung chính như: Đảng, Nhà nước và các cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động, các chương trình nhằm mục đích đưa chính sách pháp luật về bình đẳng giới đi vào cuộc sống; Tổ chức các hoạt động áp dụng pháp luật, các biện pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị, các chế tài xử lý các tranh chấp, vướng mắc, vi phạm pháp luật trong quá trình tổ chức thực hiện; Phối hợp và hỗ trợ các chủ thể trong việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị một cách thuận tiện và đạt hiệu quả.

37

Chương 2

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)