Tổ chức, bộ máy và cơ chế thực hiện bình đẳng giới và pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị tại tỉnh Quảng Bình

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC (Trang 45 - 47)

bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị tại tỉnh Quảng Bình

2.1.2.1 Tổ chức, bộ máy và cơ chế thực hiện

Sau khi triển khai Luật Bình đẳng giới năm 2016, Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, Ban thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng bộ máy thực hiện công tác bình đẳng giới và Ban vì sự tiến bộ phụ nữ từ cấp tỉnh cho đến cấp xã, phường. Đối với cấp tỉnh, lực lượng thực hiện công tác bình đẳng giới và công tác phụ nữ được bố trí với sự tham gia của các sở, ban ngành cấp tỉnh gồm 27 thành viên, trong đó đồng chí Phó Chủ tịch UBND Tỉnh phụ trách Văn hóa – xã hội làm Trưởng ban, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội làm Phó trưởng ban thường trực, Giám đốc Sở Nội vụ làm Phó trưởng ban, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh làm Phó trưởng ban, Giám đốc Sở Tài chính làm Phó trưởng ban. Các thành viên gồm có: Phó Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo, Phó Giám đốc Đài phát thanh truyền hình, Phó Giám đốc Sở thông tin và truyền thông, Phó giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Phó giám đốc Sở Tư pháp, Phó Chánh văn phòng UBND Tỉnh, Phó Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy, Chủ tịch UBMTTQVN, Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh, Phó Chủ tịch Hội Nông dân, Phó Bí thư Tỉnh Đoàn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Phó giám đốc Công an Tỉnh, Phó trường ban dân tộc, Phó Cục trưởng Cục thống kê, Phó Giám đốc Ngân hàng chính sách xã hội, Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội.

Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ tỉnh Quảng Bình làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, chế độ hội họp tổ chức 6 tháng/lần để thông qua chương trình công tác, đánh giá kết quả hoạt động của Ban, của các thành viên và bàn các giải pháp để triển khai, thực hiện hiệu quả nhiệm vụ của Ban. Các thành viên của Ban có trách nhiệm báo cáo lãnh đạo Ban về kết quả thực hiện các nhiệm vụ được phân công. Định kỳ hoặc đột xuất, Ban báo cáo kết quả thực hiện các chương trình hành động và công tác của

40

Ban với UBND Tỉnh và Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam. Ban vì sự tiến bộ phụ nữ tỉnh Quảng Bình có các nhiệm vụ như: Nghiên cứu, đề xuất với Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về phương hướng, giải pháp để giải quyết những vấn đề liên ngành liên quan đến sự tiến bộ của phụ nữ, về công tác cán bộ nữ trong tỉnh; Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các đoàn thể cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã trong việc tuyên truyền, phổ biến và vận động nhân dân thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên quan đến sự tiến bộ của phụ nữ trong tỉnh; Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đôn đốc các cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân tỉnh, các đoàn thể cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã trong việc phối hợp thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến sự tiến bộ của phụ nữ trong tỉnh; Báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và Ủy ban quốc gia về sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam theo định kỳ sáu tháng, một năm hoặc theo yêu cầu về tình hình hoạt động của Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ của Tỉnh; Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến sự tiến bộ của phụ nữ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao.

Ngoài ra, Ban có nhiệm vụ phối hợp với cơ quan quản lý Nhà nước về bình đẳng giới tham mưu cho Tỉnh Ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.

2.1.2.2 Nguồn nhân lực và các điều kiện khác

Đội ngũ tham gia bộ máy làm công tác bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị chủ yếu là lãnh đạo chủ chốt của các sở ban ngành, đoàn thể chính trị. Đây là những cán bộ có năng lực, trình độ chuyên môn, được bổ nhiệm giữ các chức vụ quan trọng trong cơ quan quản lý nhà nước. Với sự tham gia như thế này, sẽ tạo được cơ sở vững chắc cho việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị. Công tác tuyên truyền sẽ được đẩy mạnh hơn và đạt hiệu quả cao hơn.

Kinh phí hoạt động của Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh Quảng Bình do ngân sách nhà nước cấp hàng năm và được tổng hợp chung vào dự toán chi thường xuyên của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội theo quy định hiện hành. Đây là

41

điều kiện đảm bảo cho cán bộ tham gia công tác phụ nữ và bình đẳng giới yên tâm thực hiện làm nhiệm vụ được giao, nâng cao tính trách nhiệm của từng cá nhân, giúp họ chủ động, sáng tạo trong công tác.

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)