Tồn tại, hạn chế trong thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị ở Quảng Bình

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC (Trang 63 - 65)

lĩnh vực chính trị ở Quảng Bình

Thứ nhất, so với tiềm năng và nguồn lực nữ cán bộ trong hệ thống chính trị thì

tỷ lệ cán bộ quản lý, lãnh đạo nữ ở Quảng Bình còn thấp so với đội ngũ lao động nữ và so với yêu cầu. Tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy Đảng các cấp còn quá thấp so với chỉ tiêu đề ra; đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp có xu hướng tăng nhưng vẫn chưa đạt chỉ tiêu Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ đến năm 2020 (phấn đấu đạt từ 35% trở lên). Tỷ lệ nam và nữ nắm giữ các vị trí lãnh đạo, quản lý vẫn còn mất cân đối. Trong nhiều năm nay, ở Quảng Bình, chưa có sự tham gia của phụ nữ vào các chức danh Bí thư, Phó Bí thư, Chủ tịch, Phó Chủ tịch tỉnh; trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy hiện nay chỉ có 1/15 đồng chí là nữ. Đặc biệt, tỷ lệ cán bộ lãnh đạo nữ ở các cơ quan cấp tỉnh, các đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh còn rất thấp chưa đáp ứng yêu cầu đề ra. Toàn tỉnh, hiện chỉ có 01 nữ giữ chức vụ Giám đốc Sở (Sở tư pháp); 04 nữ giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở (Sở tư pháp, Sở giáo dục, Sở

58

ngoại vụ, Sở tài chính). Đối với các đoàn thể cấp tỉnh, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Bình nhiều nhiệm kỳ qua không có cán bộ chủ chốt là nữ (Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch). Nhất là đối với Liên đoàn Lao động Quảng Bình, hiện quản lý trên 55 ngàn đoàn viên lao động, trong đó có trên 30 ngàn lao động nữ (chiếm tỷ lệ 54% tổng số đoàn viên, lao động), mặc dù trong công tác tuyên truyền luôn đưa ra nội dung quan tâm đến công tác nữ, vì sự tiến bộ của phụ nữ. Trong công tác quy hoạch chức danh chủ tịch, phó chủ tịch LĐLĐ tỉnh có đưa vào một số nữ lãnh đạo, song đến công tác nhân sự Đại hội thì tỷ lệ nữ tham gia cơ quan Thường trực hầu như không được đề cập đến. Điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi của lao động nữ, bởi lẽ trong các cuộc họp, giao ban, trong phối hợp liên ngành tiếng nói của nữ công nhân viên chức lao động không có nên nhiều chế độ chính sách liên quan đến lao động nữ chưa được thực hiện hoặc thực hiện không thỏa đáng (như chế độ thai sản, chế độ nghỉ ngơi, bảo hộ lao động ...). Một số cấp ủy, chính quyền các huyện, thị xã, thành phố như: Đồng Hới, Bố Trạch, Ba Đồn, Quảng Trạch... chưa có nữ tham gia Thường trực huyện ủy (bí thư, phó Bí thư); Thường trực UBND huyện (Chủ tịch, Phó chủ tịch).

Thứ hai, việc quán triệt, tổ chức triển khai công tác bình đẳng giới trong lĩnh

vực chính trị chưa nhận được sự quan tâm sâu sát, đầy đủ của nhiều cơ quan, đơn vị. Bên cạnh đó, công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới còn nhiều hạn chế. Công tác thống kê về bình đẳng giới đã được quan tâm thực hiện nhưng còn gặp nhiều khó khăn; Kinh phí đầu tư cho công tác bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị vẫn còn thấp, không đáp ứng được yêu cầu việc thực hiện công tác này trên phạm vi toàn tỉnh; Đội ngũ cán bộ chuyên trách về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị còn hạn chế về lượng và chất, đa phần làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, vì vậy ảnh hưởng lớn đến thời gian công tác, sự tập trung về chuyên môn cũng như tâm huyết đối với công tác bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị. Mặt khác, lực lượng này chưa được đào tạo một cách chuyên sâu về công tác bình đẳng giới, cho nên trong quá trình thực hiện còn lúng túng, khó khăn trong việc áp dụng vào thực tế, ảnh hưởng đến kết quả của hoạt động.

59

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)