việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị
Quảng Bình là tỉnh ven biển Bắc Trung bộ, có tổng diện tích tự nhiên
8.065km2, trong đó 85% diện tích tự nhiên là đồi núi, có bờ biển dài trên 116,4 km;
toàn tỉnh có 8 đơn vị hành chính, gồm 6 huyện, 01 thị xã và 01 thành phố (trong đó, có 2 huyện miền núi và rẻo cao), 159 xã, phường, thị trấn (65 xã miền núi, 28 xã rẻo cao). Dân số của tỉnh trên 907.000 người, với 3 dân tộc anh em là Kinh, Chứt và Bru-Vân Kiều.
Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, các tầng lớp nhân dân Quảng Bình đã phát huy tinh thần tự lực tự cường, truyền thống quê hương cách mạng, đoàn kết, sáng tạo, tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Kinh tế - xã hội của tỉnh đã có những bước chuyển biến đáng kể, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt khá, từ 5-7%; thu nhập bình quân đầu người đạt 28,72 triệu đồng (năm 2016), tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 12,42% theo chuẩn đa chiều. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng; cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội được đầu tư, nâng cấp và phát huy có hiệu quả. Văn hóa giáo dục, y tế và các vấn đề an sinh xã hội được đảm bảo. Đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, quốc phòng- an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị tiếp tục được chú trọng, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các cấp ủy, tổ chức đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền các cấp ngày càng được nâng lên.
Tư tưởng, tâm trạng của các tầng lớp nhân dân diễn biến tích cực, quyền làm chủ của nhân dân được phát huy; khối đại đoàn kết toàn dân ngày càng được tăng cường và mở rộng. Mối quan hệ giữa Đảng, chính quyền với các tầng lớp nhân dân được củng
38
cố. Nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động đạt được nhiều kết quả thiết thực.
Tuy nhiên, do tỉnh còn nhiều khó khăn, điểm xuất phát thấp, nguồn lực đầu tư còn hạn chế; mặt khác, lại thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, bão lũ; gần đây, sự cố môi trường biển ở 04 tỉnh miền Trung đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế - xã hội, tác động lớn đến đời sống việc làm, thu nhập và tâm trạng của các tầng lớp nhân dân trong toàn tỉnh.
Thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW, Kết luận số 55-KL/TW gắn với Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 20/12/2007 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động phụ nữ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, trong những năm qua, các cấp ủy Đảng đã quan tâm lãnh đạo công tác phụ nữ và bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị. Do đó, lực lượng phụ nữ tham gia vào các cơ quan lãnh đạo, quản lý, lĩnh vực khoa học công nghệ, kinh doanh ngày càng nhiều hơn. Nhiều phụ nữ biết phát huy nội lực, ý chí vươn lên và đã thành đạt, tự khẳng định mình trên mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội.
Tuy vậy, thực tế cho thấy hiện nay phụ nữ Quảng Bình vẫn đang phải chịu nhiều thiệt thòi hạn chế, đó là: việc làm của phụ nữ trong một số doanh nghiệp trên địa bàn không ổn định, điều kiện lao động, chính sách tiền lương, bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội chưa được quan tâm thực hiện đầy đủ, phụ nữ nông thôn thiếu việc làm, cơ hội tiếp cận giáo dục của trẻ em gái và phụ nữ nông thôn, vùng biển, vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa còn hạn chế, tỷ lệ mù chữ, nghèo còn cao. Tỷ lệ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý, các cơ quan dân cử còn thấp; cơ chế thị trường làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội tác động đến những giá trị truyền thống tốt đẹp của phụ nữ. Lối sống thực dụng có xu hướng phát triển trong một bộ phận phụ nữ, biểu hiện suy thoái về đạo đức, phẩm chất. Một số phụ nữ còn tự ti, an phận, chưa chủ động vượt khó vươn lên, còn tư tưởng níu kéo, chưa ủng hộ nhau. Đặc biệt một số phụ nữ bị lợi dụng, bị xúi giục sa vào tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật làm ảnh
39
hưởng đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Công tác phụ nữ còn nhiều bất cập, phương pháp công tác vận động phụ nữ còn hạn chế.