Kinh nghiệm tại Cục Thuế tỉnh Hà Giang

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Tuyên Quang (Trang 43 - 46)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.1. Kinh nghiệm tại Cục Thuế tỉnh Hà Giang

Cùng với việc chia tách và tái lập tỉnh từ tháng 10/1991 theo Nghị quyết của Quốc hội, Cục Thuế Hà Giang được thành lập và bắt đầu đi vào hoạt động. Trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo giúp đỡ của cấp uỷ, chính quyền các cấp, của Bộ Tài chính, Tổng Cục Thuế, sự phối hợp có hiệu quả của các ban, ngành, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở, sự nghiêm chỉnh chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, đồng bào các dân tộc trong tỉnh, ngành thuế Hà Giang đã trưởng thành về mọi mặt. Đến nay, toàn ngành đã có 370 cán bộ, công chức, trình độ chuyên môn và lý luận chính trị được tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Ghi nhận thành tích và công lao đóng góp của tập thể cán bộ, công chức Cục Thuế Hà Giang đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, năm 2010, Cục Thuế tỉnh Hà Giang được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhất vì có nhiều thành tích xuất sắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Góp phần vào thành công chung của Cục Thuế tỉnh Hà Giang, công tác quản lý thuế TNDN đối với DNNVV trên địa bàn tỉnh đã gặt hái được một số thành tựu như sau:

33

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hà Giang chủ yếu là các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và doanh nghiệp tư nhân được thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp. Tính đến 2019, toàn tỉnh có khoản hơn 1.000 DNNVV phân bố ở các loại hình doanh nghiệp khác nhau, trong đó, loại hình doanh nghiệp tư nhân chiếm đa số, khoảng 41%. Số thu thuế TNDN từ các DNNVV năm 2019 ước đạt gần 30 tỷ đồng và có xu hướng tăng trong giai đoạn kế tiếp. Nhìn chung ý thức chấp hành luật thuế TNDN của các đối tượng nộp thuế có nhiều biến chuyển tích cực. Do đó, công tác quản lý đăng ký thuế của Cục Thuế tỉnh Hà Giang cũng gặp nhiều thuận lợi.

Về khai thuế và nộp thuế

Công tác quản lý thuế TNDN đối với DNNVV được thực hiện đồng bộ, trong đó việc quản lý kê khai thuế, nộp thuế xuất phát từ việc quản lý căn cứ tính thuế là việc được chú trọng và quan tâm khá nhiều.

Công việc quản lý căn cứ tính thuế ở Cục Thuế tỉnh Hà Giang được thể hiện ở các phương diện: Quản lý doanh thu tính thuế, quản lý chi phí được trừ và quản lý thu nhập chịu thuế khác. Cụ thể như sau:

Việc quản lý doanh thu của đối tượng hết sức khó khăn vì doanh thu nhận được từ rất nhiều hoạt động, từ nhiều chủ thể hoạt động rất nhiều địa bàn, lĩnh vực hoạt động. Hơn nữa, việc nhận biết tình hình thay đổi doanh thu hết sức khó khăn, bởi hoạt động kinh doanh của đối tượng nộp thuế biến động qua các thời kỳ khác nhau theo quy luật của kinh tế thị trường.

Việc quản lý tốt các chi phí là một trong những căn cứ quan trọng để tính thu nhập chịu thuế, hạn chế thất thu thuế.

Quản lý thu nhập chịu thuế khác. Đây là những khoản thu nhập không phải từ hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp nên trong quá trình kiểm tra, quyết toán thường thấy rằng các doanh nghiệp thường cố tình không khai báo khoản thu nhập này, hoặc có những trường hợp kế toán của doanh nghiệp hạch toán tính chung vào doanh thu hoạt động kinh doanh chính. Mặt khác, do đây không là hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp nên cán bộ thuế khi tiến hành kiểm tra cũng thường chủ quan hơn.

34

Để thu hồi nợ đọng, cục thuế đã chỉ đạo phòng kiểm tra thuế tích cực thực hiện các biện pháp đôn đốc thu nợ thuế. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hết hạn quy định nộp thuế, phòng kiểm tra thuế phân công cán bộ tiến hành đôn đốc nộp thuế bằng hình thức gọi điện hoặc phát hành thông báo nộp thuế theo quy định. Đối với doanh nghiệp dây dưa nợ đọng kéo dài phòng thực hiện chuyển hồ sơ sang phòng quản lý nợ thuế, căn cứ vào sổ theo dõi nợ thuế của tháng trước và kết quả phân loại nợ, phong quản lý nợ thuế lập thông báo tiền nợ thuế và tiền chậm nộp thuế đối với các khoản nợ có tuổi nợ trên 30 ngày gửi cho người nợ thuế. Việc thực hiện thông báo chậm nộp tiền thuế và phạt chậm nộp tiền thuế được thực hiện sau 30 ngày kể từ ngày hết hạn nộp thuế. Hàng tháng, phòng quản lý nợ thông báo số tiền nợ thuế, số tiền phạt còn phải nộp tính đến tháng được báo cáo. Tính đến hết 2019, tổng số nợ thuế TNDN của các DNNVV là 15.919 triệu đồng, chiếm 11% trên tổng thu ngân sách do Cục Thuế quản lý. Nguyên nhân của tình trạng trên, ngoài việc các doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, công nợ thu hồi chậm và một số doanh nghiệp kinh doanh không có hiệu quả thì Cục Thuế vẫn chưa thực hiện hết chức năng và thẩm quyền được giao trong công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế, chưa thực sự tìm mọi biện pháp để thu hồi những khoản nợ thuế có khả năng thu, chưa chủ động thực hiện quyết liệt việc triển khai các biện pháp đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện nộp số thuế nợ đọng vào NSNN. Do đó, các doanh nghiệp cố tình chây ỳ không nộp số thuế nợ đọng nhằm chiếm dụng tiền thuế.

Về thanh tra, kiểm tra thuế, kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp

Khi nhận được báo cáo quyết toán thuế của đơn vị gửi lên Cục thuế sẽ tiến hành kiểm tra theo hai bước sau:

Bước 1 - Kiểm tra số liệu quyết toán thuế tại cục thuế.

Bước 2 - Kiểm tra quyết toán thuế tại đơn vị. Công tác kiểm tra, quyết toán thuế bước hai chủ yếu được tiến hành vào 6 tháng cuối năm. Do đó, những sai phạm của đối tượng nộp thuế tồn tại trong khoảng thời gian quá dài, thường không được phát hiện và có hình thức xử lý kịp thời. Trong năm 2019 cục thuế đã kiểm tra quyết toán thuế bước hai được 56 doanh nghiệp, tổng số tiền thuế và tiền phạt phải thu sau kiểm tra lên tới hơn ba tỷ đồng. Qua kiểm tra đã phát hiện 24 doanh nghiệp có hiện tượng

35

vi phạm luật thuế, đã có quyết định truy thu 3 tỷ 115 triệu đồng, phạt vi phạm hành chính 50 triệu đồng. Kiểm tra trước hoàn thuế 18 doanh nghiệp, không giải quyết cho 05 số hồ sơ do đơn vị không thực hiện đúng chế độ kế toán. Kiểm tra sau hoàn thuế được 6 doanh nghiệp, thu hồi 35 triệu đồng tiền thuế đã hoàn.

Để hoàn thành nhiệm vụ thu thuế TNDN đối với các DNNVV trong thời gian qua, ban lãnh đạo Cục Thuế phân công cho phòng Kiểm tra thuế theo dõi hoạt động của các doanh nghiệp mà mình quản lý, thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở các đối tượng nộp thuế thực hiện đúng luật thuế mới, lấy chỉ tiêu thực hiện dự toán để đánh giá chất lượng cán bộ. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra phát hiện các hành vi vi phạm, che dấu doanh thu, khai tăng chi phí nhằm phản ánh đúng số thuế phải nộp vào NSNN của các doanh nghiệp. Các trường hợp thuộc diện được hưởng ưu đãi, miễn giảm thuế được Cục Thuế tiến hành lập hồ sơ xem xét, giải quyết nhanh chóng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuộc diện ưu đãi của nhà nước được hưởng quyền lợi của mình

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Tuyên Quang (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)