Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Tuyên Quang (Trang 97 - 100)

5. Kết cấu của luận văn

3.4.1. Yếu tố chủ quan

Cơ cấu tổ chức bộ máy cơ quan thuế

Thực hiện quản lý thuế theo mô hình chức năng là phù hợp với xu hướng phát triển, trong đó kết quả chất lượng quản lý là kết quả của hệ thống chức năng, hoạt

87

động của khâu trước phục vụ công việc tiếp theo của khâu sau. Nhưng hiện nay, cơ chế để kết nói các chức năng còn nhiều bất cập, thậm chí không ăn khớp, việc quản lý còn dàn trải, phương thức quản lý áp dụng cho các đối tượng người nộp thuế là như nhau nên đem lại hiệu quả không cao.

Thêm vào đó, các quy trình thuộc các nội dung quản lý thuế tuy được rà soát thường xuyên nhưng chậm cải tiến, dẫn đến một số khâu trong quy trình còn chồng chéo nhiệm vụ của cán bộ thuế, làm chậm tiến độ giải quyết công việc, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động quản lý thuế của Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang.

Năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ thuế

Đội ngũ cán bộ thuế vừa thiếu vừa yếu do một bộ phận cán bộ còn thiếu tính chuyên nghiệp, cơ cấu nhân sự tại một số bộ phận chưa bố trí hợp lý. Chất lượng đội ngũ cán bộ thuế tại Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 3.20. Chất lượng đội ngũ cán bộ thuế tại Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang từ năm 2017 - 2019 Stt Chỉ tiêu 2017 2018 2019 Số người Tỷ trọng (%) Số người Tỷ trọng (%) Số người Tỷ trọng (%) I Tổng số cán bộ thuế 322 100,00 331 100,00 325 100,00 1 Về chuyên môn

Kinh tế, Kinh doanh 62 19,25 64 19,34 60 18,46

Tài chính ngân hàng 96 29,81 98 29,61 98 30,15

Kế toán, kiểm toán 117 36,34 122 36,86 122 37,54

Khác 47 14,60 47 14,20 45 13,85

2

Về kỹ năng nghiệp vụ

Năng lực ngoại ngữ 213 66,15 221 66,77 236 72,62

Năng lực tin học 258 80,12 269 81,27 285 87,69 Nguồn: Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang

Về chuyên môn, hầu hết các cán bộ thuế tại Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang được đào tạo theo các ngành tài chính ngân hàng và kế toán, kiểm toán. Những ngành

88

chuyên sâu nghiên cứu về tình hình tài chính kế toán của doanh nghiệp, đồng thời có hiểu biết sâu rộng về các chính sách kinh tế, đặc biệt là chính sách thuế của Nhà nước. Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều cán bộ thuế được đào tạo theo ngành kinh tế, kinh doanh và một số ngành khác mang tính chất không mấy đặc thù về tài chính kế toán, nên nghiệp vụ thuế của những cán bộ này cần phải được đào tạo lại, gây tốn kém về chi phí thời gian cũng như chi phí đào tạo lại.

Về kỹ năng nghiệp vụ, số lượng cán bộ thuế đảm bảo về năng lực tin học duy trì ở mức cao, từ 80,12% ở năm 2017 đã tăng lên 87,69% trong năm 2019. Năng lực ngoại ngữ của cán bộ thuế Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang dường như là một hạn chế về nguồn nhân lực của đơn vị, trong khi tính đến hết 2019 chỉ có 72,62% cán bộ đảm bảo về năng lực ngoại ngữ.

Nhìn chung, về cơ bản thì đội ngũ cán bộ thuế tại Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang có khả năng đảm bảo thực hiện công tác quản lý thuế. Tuy nhiên, trong thời gian tới, với sự biến động không ngừng của nền kinh tế và sự phát triển hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang thì chất lượng đội ngũ cán bộ thuế cần phải cải thiện hơn nữa, nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác quản lý thuế, đặc biệt là thuế TNDN đối với DNNVV trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Tác giả tiến hành khảo sát ý kiến của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang về chất lượng đội ngũ cán bộ thuế tại Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang. Kết quả được tổng hợp trong bảng số liệu sau đây:

Bảng 3.21. Tổng hợp kết quả khảo sát về đội ngũ cán bộ thuế tại Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang

Nhận định Điểm

trung bình Ý nghĩa

Thái độ hoà nhã, lịch sự, nhiệt tình giải đáp thắc mắc 3,43 Đồng ý

Trình độ chuyên môn sâu, rộng 3,36 Bình thường

Kỹ năng nghiệp vụ thuần thục 3,39 Bình thường

Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát

Các DNNVV khi tiếp xúc với các cán bộ thuế tại Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang đánh giá khá tốt về thái độ và phong cách làm việc. Mức điểm đánh giá trung bình là 3,43 thể hiện ý kiến “Đồng ý” khi cho rằng cán bộ thuế tại Cục Thuế tỉnh Tuyên

89

Quang có thái độ hoà nhã, lịch sự và luôn nhiệt tình giải đáp thắc mắc của các doanh nghiệp trong quá trình triển khai công việc. Tuy nhiên, về trình độ chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ của cán bộ thuế thì chưa nhận được sự đồng tình cao của các DNNVV. Họ chỉ đánh giá ở mức bình thường với điểm trung bình là 3,36 và 3,39. Tuy mức điểm này gần sát với mức đánh giá “Đồng ý” nhưng trong thời gian tới, Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang vẫn cần chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thuế hơn nữa, nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn trong quá trình triển khai các hoạt động quản lý thuế TNDN đối với DNNVV trên địa bàn.

Mức độ đáp ứng của cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ của cơ quan thuế

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế còn ở mức thấp, mới chỉ tập trung chủ yếu vào việc đăng ký thuế, cấp mã số thuế, xử lý tờ khai và chứng từ nộp thuế, quản lý ấn chỉ, quản lý nợ và phân tích báo cáo tài chính nhưng các phần mềm hay bị lỗi làm ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế. Hệ thống thông tin về người nộp thuế còn rời rạc, tính tự động hóa chưa cao để phục vụ cho việc truy cập, khai thác, đánh giá tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Tuyên Quang (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)