5. Kết cấu của luận văn
4.2.3. Hoàn thiện hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp
với doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Tuyên Quang
Để công tác phân tích hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế, cũng như công tác lựa chọn đối tượng nộp thuế cần kiểm tra tại trụ sở NNT đạt kết quả cao, phát hiện đúng NNT có dấu hiệu rủi ro cao về thuế. Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang cần xây dựng được một hệ thống cơ sở dữ liệu đồng bộ, thống nhất và đầy đủ các thông tin về NNT
102
từ khâu nhập thông tin đăng ký thuế đến các khâu lưu giữ thông tin kê khai thuế, xử lý vi phạm về thuế. Từ đó có được những nhìn nhận, đánh giá tổng quát và toàn diện về quá trình hoạt động của NNT phục vụ tích cực cho công tác phân tích thông tin chi tiết, so sánh việc chấp hành nghĩa vụ thuế giữa các đơn vị kinh doanh cùng quy mô, ngành nghề tạo tiền đề cho việc lập kế hoạch kiểm tra tại trụ sở NNT đúng đối tượng. Đồng thời cần thiết lập hệ thống các bộ chỉ tiêu phân tích dọc, ngang các thông tin trên HSKT qua các năm của từng NNT theo đặc thù của từng lĩnh vực ngành nghề kinh doanh để đề xuất nâng cấp ứng dụng phân tích rủi ro sát với thực tế.
Cần đổi mới phương pháp kiểm tra tại trụ sở NNT và bố trí sắp xếp lại cán bộ các đoàn kiểm tra, thay vì thành lập đoàn kiểm tra theo địa bàn quản lý, cần sắp xếp thành lập đoàn kiểm tra tập trung theo từng chuyên đề chuyên sâu. Bởi đối với mỗi ngành nghề, mỗi lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nhau cần phải có những phương pháp kiểm tra khác nhau. Khi cán bộ thực hiện kiểm tra theo chuyên đề chuyên sâu, họ sẽ đúc rút được nhiều kinh nghiệm kiểm tra và có được sự so sánh tương quan trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế của từng NNT để đưa ra những biện pháp kiểm tra phù hợp góp phần chống thất thu cho NSNN. Và tăng cường kiểm tra đối với những nhóm đối tượng lỗ nhiều năm liên tục nhưng vẫn mở rộng SXKD, hoặc đối tượng nhiều năm chưa được kiểm tra tại trụ sở NNT. Ngoài ra cần thiết lập, xây dựng “Sổ tay kiểm tra điện tử” trên mạng nội bộ của Cục Thuế để các cán bộ làm công tác kiểm tra cùng trao đổi bàn bạc kinh nghiệm, tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong công tác kiểm tra. Phấn đấu hoàn thành kế hoạch kiểm tra năm 2020 cả về số lượng cũng như chất lượng các cuộc kiểm tra.
Việc thực hiện quy trình đối với công tác kiểm tra cần nghiêm túc, tuân thủ nguyên tắc hơn nữa. Cần đảm bảo mọi cuộc kiểm tra tại trụ sở NNT không được kéo dài quá thời gian quy định, và việc theo dõi, chấn chỉnh NNT thực hiện các yêu cầu, kiến nghị sau kiểm tra phải được đôn đốc chặt chẽ.
Tăng cường triển khai công tác xác minh, đối chiếu chéo Hoá đơn chứng từ của NNT. Xử lý nghiêm các trường hợp phát hiện sử dụng Hoá đơn chênh lệch giữa các liên, hoá đơn khống, hoá đơn bất hợp pháp. Đối với các doanh nghiệp có dấu hiệu thành lập nhằm mục đích mua, bán hóa đơn thu lợi bất chính cần theo dõi sát sao và chuyển hồ sơ cho cơ quan Công an đề nghị điều tra, xử lý theo quy định của pháp
103
luật. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với cơ quan Công an và các cơ quan thông tin đại chúng để công khai các trường hợp mua, bán hóa đơn bất hợp và thông báo các Hoá đơn không có giá trị sử dụng pháp nhằm mục đích giáo dục NNT tránh bị mắc sai phạm.
Đẩy mạnh công tác kiểm tra nội bộ của Cục Thuế, để kết quả kiểm tra tại trụ sở NNT được thẩm định, phúc tra nhằm xác định tính chính xác hiệu quả của công tác kiểm tra NNT và nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ làm công tác kiểm tra.
Chú trọng công tác đào tạo và cử cán bộ tham gia các lớp đào tạo lại chuyên môn nghiệp vụ, để cập nhật các kiến thức mới thay đổi của Luật thuế cũng như tăng năng lực chuyên môn, tăng kỹ năng xử lý công việc cho cán bộ làm công tác kiểm tra thuế.
Đề xuất với lãnh đạo Cục chuyển chức năng nhiệm vụ đôn đốc đảm nhận kế hoạch thu NSNN cho Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế để giảm tải bớt công việc của Phòng Thanh tra - Kiểm tra thuế, giúp cán bộ kiểm tra có thời gian nghiên cứu, đầu tư chuyên sâu cho công việc.