5. Kết cấu của luận văn
1.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra đối với Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang
Qua nghiên cứu kinh nghiệm quản lý thuế của một số tỉnh lân cận, cho thấy dù mô hình tổ chức và cách thức hoạt động khác nhau nhưng đều có những điểm chung là tìm ra các phương pháp để thực hiện quản lý thuế một cách hiện đại, chuyên nghiệp mà vẫn đảm bảo chống thất thu cho NSNN và tạo sự công bằng, bình đẳng trong thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho mọi đối tượng. Do đó Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang có thể vận dụng một số kinh nghiệm để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý thuế.
Về tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế
Các chính sách thuế mới phải phổ biến dễ hiểu, rõ ràng và nhanh chóng đến người nộp thuế. Ngoài ra phải mở rộng nhiều hình thức tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế đặc biệt là hệ thống thư điện tử kết nối giữa cơ quan thuế và người nộp thuế để truyền thông tin đến với người nộp thuế đơn giản, hiệu quả và kinh tế.
Bộ phận tuyên truyền người nộp thuế là bộ phận quan trọng, cần tuyển chọn những cán bộ có kiến thức, kỹ năng và tâm huyết để hướng dẫn người nộp thuế một
38
cách rành mạch, tránh hướng dẫn chồng chéo, giúp người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ của mình một cách thuận lợi nhất.
Về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thuế
Cơ quan thuế cần đẩy mạnh công tác đào tạo nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn theo từng chức năng nhiệm vụ cụ thể, cũng như về đạo đức nghề nghiệp. Mặt khác phải thường xuyên đánh giá công tác quản lý thuế để rút ra bài học cho những năm tiếp theo.
Về quản lý và cưỡng chế nợ thuế
Quản lý nợ phải thực hiện kiên quyết và hiệu quả, phối hợp tốt với các cơ quan chức năng để cưỡng chế nợ thuế bằng nhiều biện pháp và tùy thuộc vào từng đối tượng để có biện pháp thực hiện phù hợp. Khai thác ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả phục vụ cho công tác quản lý nợ thuế.
Về thanh tra, kiểm tra thuế
Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra. Đồng thời tăng cường sự phối kết hợp giữa cơ quan thuế và các cơ quan chức năng khác của Nhà nước để nhằm thực hiện nghiêm túc luật quản lý thuế, tăng tính răng đe đối với những trường hợp cố tình vi phạm pháp luật.
39
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu
Tác giả thực hiện nghiên cứu luận văn để tìm câu trả lời cho các câu hỏi sau: Một là, thực trạng quản lý thuế TNDN đối với DNNVV tỉnh Tuyên Quang từ năm 2017 - 2019 như thế nào?
Hai là, yếu tố nào ảnh hưởng tới quản lý thuế TNDN đối với DNNVV tỉnh Tuyên Quang từ năm 2017 - 2019?
Ba là, giải pháp nào để hoàn thiện công tác quản lý thuế TNDN đối với DNNVV tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn 2030?
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
2.2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Tác giả tiến hành khảo sát ý kiến về quản lý thuế TNDN đối với DNNVV tỉnh Tuyên Quang.
Mục đích khảo sát
Thu thập ý kiến đánh giá khách quan về các nội dung liên quan đến quản lý thuế TNDN đối với DNNVV tỉnh Tuyên Quang như:
Thực trạng các nội dung quản lý thuế TNDN như (i) lập dự toán thu thuế; (ii) đăng ký thuế; (iii) khai thuế và nộp thuế; (iv) tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế; (v) thu nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế; (vi) thanh tra, kiểm tra thuế, kiểm soát thuế; (vii) xử lý khiếu nại, tố cáo các vấn đề về thuế.
Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý (yếu tố thuộc về các DNNVV, các yếu tố thuộc cơ quan thuế, các yếu tố thuộc chính sách thuế).
Đối tượng khảo sát và cỡ mẫu khảo sát
Tác giả tiến hành phát phiếu khảo sát với đối tượng:
Các cán bộ thuế làm việc tại Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang và các Chi Cục Thuế trực thuộc.
40
n = N
(1 + N × e2) Trong đó: n: quy mô mẫu
N: kích thước của tổng thể
e: mức độ sai lệch (chọn khoảng tin cậy là 95% nên e = 0,05) Đối với cán bộ thuế, tính đến thời điểm 31/12/2019, số lượng cán bộ thuế toàn tỉnh Tuyên Quang là 350 cán bộ, N = 350 => n = 186,67. Do đó, tác giả phát ra 187 phiếu với các cán bộ thuế trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
Bảng 2.1. Thống kê mô tả mẫu điều tra tại Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang và các Chi Cục Thuế trực thuộc
Mô tả Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Tổng số 187 100,00 Vị trí công tác Lãnh đạo Cục 3 1,60 Các phòng nghiệp vụ 64 34,22 Các đơn vị trực thuộc 120 64,17 Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ Sau đại học 38 20,32 Đại học 91 48,66 Cao đẳng 58 31,02 Từ trung cấp trở xuống 0 - Độ tuổi Từ 51 đến 60 tuổi 16 8,56 Từ 41 đến 50 tuổi 46 24,60 Từ 31 đến 40 tuổi 83 44,39 Dưới 30 tuổi 42 22,46 Giới tính Nữ 75 40,11 Nam 112 59,89
Thâm niên công tác 1 năm trở xuống 27 14,44 Từ 1 đến dưới 3 năm 47 25,13 Từ 3 đến dưới 5 năm 32 17,11 Từ 5 đến dưới 10 năm 63 33,69 Trên 10 năm 18 9,63
41
Đối với các DNNVV, tính đến thời điểm 31/12/2019, số lượng DNNVV toàn tỉnh Tuyên Quang là 1679 doanh nghiệp, N = 1679 => n = 323,04. Vậy, tác giả phát ra 323 phiếu với các DNNVV trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
Tác giả điều tra 323 phiếu (người/chủ các DNNVV) với các DNNVV trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
Bảng 2.3. Thống kê mô tả mẫu điều tra Các chủ thể nộp thuế TNDN là chủ các DNNVV trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
Mô tả Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Tổng số 323 100,00 Vị trí Lãnh đạo 95 29,41 Nhân viên 228 70,59 Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ Sau đại học 56 17,34 Đại học 124 38,39 Cao đẳng 118 36,53 Từ trung cấp trở xuống 25 7,74 Độ tuổi Từ 51 đến 60 tuổi 31 9,60 Từ 41 đến 50 tuổi 77 23,84 Từ 31 đến 40 tuổi 126 39,01 Dưới 30 tuổi 89 27,55 Giới tính Nữ 145 44,89 Nam 178 55,11
Thâm niên công tác
1 năm trở xuống 18 5,57
Từ 1 đến dưới 3 năm 76 23,53
Từ 3 đến dưới 5 năm 132 40,87
Từ 5 đến dưới 10 năm 64 19,81
Trên 10 năm 51 15,79
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)
Nội dung khảo sát
Phiếu khảo sát được thiết kế riêng cho 02 đối tượng khảo sát như sau:
Phiếu dành cho cán bộ thuế bao gồm các thông tin cá nhân của người tham gia khảo sát; các nhận định về công tác quản lý thuế TNDN đối với DNNVV tỉnh Tuyên
42
Quang (lập dự toán thu thuế; đăng ký thuế; khai thuế và nộp thuế; tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế; thu nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế; thanh tra, kiểm tra thuế; xử lý khiếu nại, tố cáo các vấn đề về thuế). Cụ thể được trình bày trong bảng sau:
Bảng 2.2. Nội dung khảo sát cán bộ thuế trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
Stt Nhận định
I Về lập dự toán thu thuế
1 Công tác lập dự toán thực hiện đúng theo kế hoạch 2 Công tác lập dự toán được thực hiện có hiệu quả
II Về đăng ký thuế
1 Thủ tục đăng ký thuế gọn nhẹ, thuận tiện 2 Thời gian nộp tờ khai được quy định rõ ràng
III Về kê khai thuế và nộp thuế
1 Cơ chế tự khai tự nộp phù hợp
2 Phần mềm tin học hỗ trợ tốt cho việc kê khai
3 Các doanh nghiệp nhỏ và vừa nộp thuế đầy đủ và đúng hạn
IV Về tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế
1 Tổ chức nhiều chương trình tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế 2 Hình thức tuyên truyền đa dạng, phong phú
3 Nội dung tuyên truyền được cập nhật
V Về thu nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế
1 Danh mục thu nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế được xây dựng đầy đủ, rõ ràng 2 Tổ chức thu nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế đúng quy định
VI Về thanh tra, kiểm tra thuế
1 Đảm bảo đúng quy trình, quy định 2 Kế hoạch thanh tra rõ ràng
3 Báo cáo sau thanh tra chi tiết, cụ thể 4 Giải pháp sau thanh tra có hiệu quả
VII Về xử lý khiếu nại, tố cáo
1 Quy trình xử lý khiếu nại, tố cáo rõ ràng, minh bạch 2 Biện pháp xử lý mang tính răn đe
43
Phiếu dành cho DNNVV trên địa bàn tỉnh, tác giả cũng thu thập thông tin cá nhân của người tham gia khảo sát và các nhận định về công tác quản lý thuế TNDN đối với DNNVV tỉnh Tuyên Quang (đăng ký thuế; khai thuế và nộp thuế; tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế). Ngoài ra, tác giả thiết kế câu hỏi về chất lượng hoạt động của cán bộ thuế trong công tác quản lý thuế TNDN đối với DNNVV tỉnh Tuyên Quang.
Bảng 2.3. Nội dung khảo sát các chủ thuế nộp thuế TNDN là chủ các DNNVV trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
Stt Nhận định
I Về cán bộ thuế
1 Thái độ hoà nhã, lịch sự, nhiệt tình giải đáp thắc mắc 2 Trình độ chuyên môn sâu, rộng
3 Kỹ năng nghiệp vụ thuần thục
II Về đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế
1 Thủ tục đăng ký thuế gọn nhẹ, thuận tiện 2 Thời gian nộp tờ khai được quy định rõ ràng
III Về tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế
1 Tổ chức nhiều chương trình tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế 2 Hình thức tuyên truyền đa dạng, phong phú
3 Nội dung tuyên truyền được cập nhật
Nguồn: Tác giả xây dựng từ thực tế thực hiện
Thang đo và ý nghĩa thang đo
Luận văn sử dụng thang do Likert 5 mức độ cho phần bảng hỏi. Trong đó, người được khảo sát, điều tra sẽ đánh giá theo thang điểm như sau
1 - Hoàn toàn đồng ý 2 - Đồng ý
3 - Trung bình 4 - Không đồng ý
5 - Hoàn toàn không đồng ý
Sau khi thu thập phiếu điều tra, khảo sát, tác giả sử dụng phần mềm Microsoft Excel để nhập dữ liệu và tính toán điểm trung bình của các nhận định. Ý nghĩa của các mức điểm trung bình như sau:
44
Bảng 2.4. Khoảng điểm và ý nghĩa thang đo
Mức đánh giá Khoảng điểm Ý nghĩa
1 1,00 - 1,80 Hoàn toàn không đồng ý
2 1,81 - 2,60 Không đồng ý
3 2,61 - 3,40 Bình thường
4 3,41 - 4,20 Đồng ý
5 4,21 - 5,00 Hoàn toàn đồng ý
(Nguồn: Tác giả tổng hợp) 2.2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Tác giả thu thập các báo cáo của Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang về công tác quản lý thuế TNDN đối với các DNNVV trên địa bàn. Các báo cáo thu thập cụ thể:
- Báo cáo tổng kết thu NSNN hàng năm của Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang, thừ năm 2017 - 2019;
- Khai thác thông tin từ hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung của cơ quan thuế như: Hệ thống tự khai, tự nộp; phần mền ứng dụng đăng ký thuế, Hệ thống thanh tra, kiểm tra.
- Các bài báo tại các tạp chí khoa học chuyên ngành kinh tế, quản lý, thuế. - Các công trình nghiên cứu, dự án thực hiện trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. - Các tài liệu liên quan khác.
Mục tiêu của phương pháp này nhằm thu thập và tổng hợp các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Dựa vào những thông tin thu thập được, tác giả sẽ tiến hành phân tích thực trạng công tác quản lý thuế TNDN đối với DNNVV tỉnh Tuyên Quang, đồng thời thấy rõ những dữ liệu còn thiếu để bổ sung và cập nhật thông tin giúp công tác nghiên cứu thực trạng đạt hiệu quả hơn.
2.2.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin
Toàn bộ số liệu thu thập được xử lý bởi chương trình Excel trên máy tính. Đối với những thông tin là số liệu định lượng thì tiến hành tính toán các chỉ tiêu cần thiết như số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình và lập thành các bảng biểu, đồ thị.
45
2.2.2.1. Phân tổ thống kê
Phân tổ thống kê là căn cứ vào một (hay một số) tiêu thức nào đó để phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ có tính chất khác nhau. Phân tổ là phương pháp cơ bản để tiến hành tổng hợp thống kê. Qua phân tổ, các đơn vị tổng thể được tập hợp lại thành một số tổ, giữa các tổ có sự khác nhau rõ rệt, còn trong phạm vi mỗi tổ các đơn vị đều có sự giống nhau hoặc gần giống nhau về tính chất theo tiêu thức được dùng làm căn cứ phân tổ. Từ đó, có thể đi sâu tính toán, nghiên cứu các đặc điểm riêng của mỗi tổ cũng như các đặc điểm chung của tổng thể. Những thông tin thứ cấp sau khi thu thập được sẽ được phân tổ theo các tiêu chí. Phương pháp phân tổ sẽ cho tác giả sự nhìn nhận rõ ràng để có được những kết luận chính xác nhất đối với công tác quản lý thuế TNDN đối với các DNNVV tại Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang.
2.2.2.2. Bảng thống kê
Bảng thống kê là hình thức biểu hiện các số liệu thống kê một cách có hệ thống, lôgíc nhằm mô tả cụ thể, rõ ràng các đặc trưng về mặt lượng của các hiện tượng nghiên cứu. Bảng thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này nhằm giúp cho việc phân tích thống kê được thuận lợi, rõ ràng. Các số liệu đã thu thập được sắp xếp khoa học trong bảng thống kê có thể giúp so sánh, đối chiếu, phân tích theo nhiều phương pháp khác nhau nhằm đánh giá bản chất hiện tượng nghiên cứu. Các loại bảng được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm cả bảng giản đơn, bảng phân tổ và bảng kết hợp.
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin
Phân tích thông tin là giai đoạn cuối cùng của quá trình nghiên cứu khoa học, có nhiệm vụ làm rõ các đặc trưng, xu hướng phát triển của hiện tượng và quá trình nghiên cứu dựa trên các thông tin thống kê đã được thu thập, xử lý và tổng hợp nhằm giải đáp các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra. Quá trình phân tích phải xác định cụ thể các mức độ của hiện tượng, xu hướng biến động cũng như tính chất và mức độ chặt chẽ của các mối liên hệ giữa các hiện tượng, để từ đó rút ra được những kết luận khoa học về bản chất cũng như tính quy luật của hiện tượng nghiên cứu; dự báo quá trình tiếp theo của hiện tượng trong thời gian ngắn.
46
2.2.4. Phương pháp so sánh
So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hoá có cùng một nội dung, tính chất tương tự nhau:
- Biểu hiện bằng số: Số lần hay phần trăm. - Phương pháp so sánh gồm các dạng. + So sánh các nhiệm vụ kế hoạch. + So sánh qua các giai đoạn khác nhau.
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.1. Nhóm chỉ tiêu liên quan đến lập dự toán thu thuế
- Số thuế dự toán thu từng năm trong giai đoạn
Căn cứ kế hoạch thu thuế của cơ quan thuế tỉnh Tuyên Quang, tác giả thu thập số liệu về số thuế dự toán thu từng năm trong giai đoạn nghiên cứu là từ năm 2017 đến năm 2019. Số thu thuế thường tính bằng đơn vị tỷ đồng hoặc triệu đồng. Số thuế dự toán thu cho thấy việc lên kế hoạch thu thuế được xây dựng căn cứ tình hình thực tế của địa phương và của cơ quan thuế.
- Tỷ lệ hoàn thành dự toán thu thuế Tỷ lệ hoàn thành dự
toán thu thuế =
Số thuế thực thu
× 100% Số thuế theo dự toán
- Số lượng DNNVV dự toán thu thuế TNDN
Căn cứ vào số lượng DNNVV hiện đang hoạt động và số lượng DNNVV mở mới, đăng ký mã số thuế mới mỗi năm, cơ quan thuế lập báo cáo dự toán số lượng các doanh nghiệp sẽ nộp thuế trong kì thu thuế kế tiếp. Từ đó, lên kế hoạch cho các hoạt động thu thuế được thực hiện một cách bài bản và có hệ thống.
2.3.2. Nhóm chỉ tiêu liên quan đến công tác đăng ký thuế