5. Kết cấu của luận văn
3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn
Theo Quyết định số 1836/QĐ-BTC ngày 08/10/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thuế trực thuộc Tổng Cục Thuế, Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang có chức năng như sau:
Là tổ chức trực thuộc Tổng Cục Thuế, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là thuế) thuộc phạm vi nhiệm vụ của cơ quan thuế quản lý thu trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
Có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Cục Thuế thực hiện nhiệm vụ quyền hạn trách nhiệm theo quy định của Luật Quản lý thuế, các luật thuế, các quy định pháp luật có liên quan khác và các nhiệm vụ quyền hạn cụ thể sau đây:
- Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, quản lý thuế và các văn bản quy định của pháp luật khác có liên quan; các quy định, quy trình nghiệp vụ quản lý thuế do Bộ Tài chính, Tổng Cục Thuế ban hành trên địa bàn tỉnh, thành phố.
- Phân tích, tổng hợp, đánh giá công tác quản lý thuế; tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương về lập dự toán thu ngân sách nhà nước, về công tác quản lý thuế trên địa bàn; chủ trì và phối hợp chặt chẽ với các ngành, cơ quan, đơn vị liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế: đăng ký thuế; khai thuế; tính thuế, thông báo thuế; nộp thuế; hoàn thuế; khấu trừ thuế; miễn thuế, giảm thuế; xoá nợ tiền thuế, tiền phạt; kế toán thuế đối với người nộp thuế; đôn đốc người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước.
54
- Quản lý thông tin về người nộp thuế; xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về người nộp thuế.
- Thực hiện nhiệm vụ cải cách hệ thống thuế theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai hoá thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ quản lý thuế và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ cho người nộp thuế thực hiện chính sách, pháp luật về thuế.
- Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích chính sách thuế của Nhà nước; hỗ trợ người nộp thuế trên địa bàn thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật.
- Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hàng năm được giao, các biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế trực tiếp thực hiện việc quản lý thuế đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế theo quy định của pháp luật và các quy định, quy trình, biện pháp nghiệp vụ của Bộ Tài chính, Tổng Cục Thuế.
- Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các Chi Cục Thuế trong việc tổ chức triển khai nhiệm vụ quản lý thuế.
- Tổ chức các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro trong hoạt động quản lý thuế;
- Trực tiếp thanh tra chuyên ngành thuế, kiểm tra thuế, giám sát việc kê khai thuế, hoàn thuế, khấu trừ thuế, miễn thuế, giảm thuế, nộp thuế và chấp hành chính sách pháp luật về thuế đối với người nộp thuế; tổ chức và cá nhân quản lý thu thuế, tổ chức được ủy nhiệm thu thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Cục trưởng Cục Thuế.
- Tổ chức thực hiện kiểm tra việc chấp hành nhiệm vụ, công vụ của cơ quan thuế, của công chức thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Cục trưởng Cục Thuế.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế, khiếu nại tố cáo liên quan đến việc chấp hành trách nhiệm công vụ của cơ quan thuế, công chức thuế thuộc quyền quản lý của Cục trưởng Cục Thuế theo quy định của pháp luật; xử lý vi phạm hành chính về thuế, lập hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thuế.
- Tổ chức thực hiện thống kê, kế toán thuế, quản lý biên lai, ấn chỉ thuế, lập báo cáo về tình hình kết quả thu thuế và báo cáo phục vụ cho việc chỉ đạo, điều hành của
55
cơ quan cấp trên, của Ủy ban nhân dân đồng cấp và các cơ quan có liên quan; tổng kết, đánh giá tình hình và kết quả công tác của Cục Thuế.
- Kiến nghị với Tổng cục trưởng Tổng Cục Thuế những vấn đề vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, các quy định của Tổng Cục Thuế về chuyên môn nghiệp vụ và quản lý nội bộ; kịp thời báo cáo với Tổng cục trưởng Tổng Cục Thuế về những vướng mắc phát sinh, những vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của Cục Thuế.
- Quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định miễn, giảm thuế, hoàn thuế, gia hạn nộp hồ sơ khai thuế, gia hạn nộp thuế, xoá nợ tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp; miễn xử phạt tiền thuế theo quy định của pháp luật.
- Được yêu cầu người nộp thuế, các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết cho việc quản lý thu thuế; đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các tổ chức, cá nhân không thực hiện trách nhiệm trong việc phối hợp với cơ quan thuế để thu thuế vào ngân sách nhà nước.
- Được ấn định thuế, thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo quy định của pháp luật; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với người nộp thuế vi phạm pháp luật thuế.
- Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế; giữ bí mật thông tin của người nộp thuế; xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế khi có đề nghị theo quy định của pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế.
- Giám định để xác định số thuế phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Triển khai các phần mềm ứng dụng, hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa công tác quản lý thuế, công tác quản lý nội ngành vào các hoạt động của Cục Thuế;
- Quản lý bộ máy biên chế, công chức, viên chức, lao động và tổ chức đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức của Cục Thuế theo quy định của Nhà nước, Bộ Tài chính và Tổng Cục Thuế.
- Quản lý, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế và kinh phí, tài sản được giao theo quy định của pháp luật.
76
Nhìn chung, công tác thu nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế tại Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang được thực hiện đúng quy định của pháp luật, có quy trình rõ ràng và bước đầu đã đạt được những hiệu quả khá tốt. Tuy vậy, trong thời gian tới, Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang vẫn cần quan tâm, chú trọng hơn nữa, đặc biệt đến việc xây dựng danh mục nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế nhằm làm tăng hiệu quả thu nợ, cưỡng chế nợ, từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý thuế tại đơn vị.
3.3.2.5. Thực trạng thanh tra, kiểm tra, kiểm soát
* Thanh tra, kiểm tra
Việc kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế được tiến hành dựa trên cơ sở người nộp thuế không thực hiện giải trình thông tin tài liệu theo Thông báo của Cục Thuế, hoặc giải trình nhưng không chứng minh được số thuế khai là đúng. Ngoài ra việc kiểm tra còn thực hiện theo Danh sách Cục thuế phê duyệt theo lựa chọn của Cục đã xây dựng từ cuối năm trước. Và việc lựa chọn danh sách phải kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế thường dựa trên các tiêu chí như:
- Người nộp thuế nộp Hồ sơ khai thuế không đầy đủ, không đúng hạn.
- Hồ sơ khai thuế hay sai sót, khai bổ sung điều chỉnh nhiều lần, cơ quan thuế đã nhiều lần nhắc nhở nhưng chậm khắc phục.
- Người nộp thuế không nộp đầy đủ số thuế đã kê khai, thường xuyên có tình trạng nợ thuế và chậm nộp tiền thuế.
- Người nộp thuế có doanh thu lớn nhưng thu nhập thấp hoặc lỗ kéo dài.
- Người nộp thuế có số thuế giá trị gia tăng âm liên tục nhưng không xin hoàn hoặc có xin hoàn nhưng Hồ sơ khai thuế không đầy đủ và đã được cơ quan thuế yêu cầu bổ sung hồ sơ hoàn nhưng không thực hiện.
- Người nộp thuế có đột biến về doanh số tăng, giảm trên 20% so với năm trước. Hoặc qua phân tích, đánh giá Hồ sơ khai thuế, cán bộ thuế phát hiện các chỉ tiêu trên Báo cáo tài chính qua các năm của người nộp thuế có dấu hiệu nghi vấn như: tỷ trọng các khoản mục chi phí trên doanh thu của từng năm có sự biến động lớn, hay tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thấp, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang nhiều trong khi tài khoản khách hàng trả tiền trước dư có lớn,… thì cũng lựa chọn đưa vào danh sách phải kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế.
77
Thời gian qua, công tác kiểm tra thuế tại Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang được thực hiện đối với tất cả các sắc thuế và do Phòng Thanh tra - Kiểm tra tiến hành. Tuy nhiên việc gian lận và trốn thuế thường xảy ra khi người nộp thuế kê khai, xác định nghĩa vụ thuế TNDN nên công tác kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế thường đi sâu vào sắc thuế này.
Kết quả kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế ở Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang từ năm 2017 - 2019 đã đạt được như sau:
Bảng 3.16. Thực trạng kiểm tra thuế TNDN đối với DNNVV tỉnh Tuyên Quang từ năm 2017 - 2019
STT Chỉ tiêu Đơn vị tính 2017 2018 2019 Giá trị Tăng/giảm so với 2017 (%) Giá trị Tăng/giảm so với 2018 (%) 1 Số lần kiểm tra thuế TNDN theo kế hoạch (1) lần 850 850 - 870 2,35 2 Số lần kiểm tra thuế TNDN thực tế (2) lần 838 847 1,07 881 4,01 3 Tỷ lệ c = (2)/(1) % 98,59 99,65 101,26 4 Số lần kiểm tra thuế TNDN đối với DNNVV theo kế hoạch (3) lần 420 430 2,38 450 4,65
78 STT Chỉ tiêu Đơn vị tính 2017 2018 2019 Giá trị Tăng/giảm so với 2017 (%) Giá trị Tăng/giảm so với 2018 (%) 5 Số lần kiểm tra thuế TNDN đối với DNNVV thực tế (4) lần 411 426 3,65 467 9,62 6 Tỷ lệ d = (4)/(3) % 97,86 99,07 103,78 7 Số xử lý sau kiểm tra thuế TNDN đối với DNNVV (5) xử lý 405 421 3,95 462 9,74 8 Tỷ lệ e = (5)/(4) % 98,54 98,83 98,93 9 Số DNNVV có vi phạm doanh nghiệp 403 418 3,72 458 9,57 10 Số tiền phạt triệu đồng 912,62 917,18 0,50 922,46 0,58 - Phạt trốn thuế triệu đồng 54,53 50,24 (7,87) 50,09 (0,30) - Phạt kê
khai sai triệu đồng 574,18 572,39 (0,31) 571,66 (0,13)
- Phạt nộp
chậm triệu đồng 194,37 198,24 1,99 211,21 6,54 - Phạt hành
chính khác triệu đồng 89,54 96,31 7,56 89,50 (7,07)
79
Số liệu ở bảng 3.16 cho thấy tình hình thực hiện kế hoạch kiểm tra: Từ năm 2017 đến năm 2019, Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang đã hoàn thành kế hoạch kiểm tra thuế TNDN ở mức cao (98,59% năm 2017; 99,65% năm 2018 và đến năm 2019 bứt phá lên mức 101,26%. Kết quả đạt được là nhờ sự chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo Chi cục, bổ sung nhân lực có đủ trình độ, phẩm chất đạo đức được kịp thời.
Trong đó, số lần kiểm tra thuế TNDN đối với DNNVV năm 2017 là 411 lần, đạt 97,86% so với kế hoạch; năm 2018 là 426 lần, đạt 99,07% và năm 2019 là 467 lần, đạt 103,78% kế hoạch đặt ra.
Về số xử lý sau kiểm tra, năm 2017, Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang tiến hành 405 xử lý; năm 2018 là 421 lần xử lý và năm 2019 là 462. Tỷ lệ số xử lý sau kiểm tra thuế TNDN đối với DNNVV so với số lần kiểm tra thuế TNDN đối với DNNVV luôn ở mức cao (trên 98%).
Qua những lần kiểm tra người nộp thuế, Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang đã kịp thời phát hiện những sai sót và vi phạm của người nộp thuế khi thực hiện nghĩa vụ thuế của mình. Năm 2017, Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang đã phát hiện 403 DNNVV vi phạm; năm 2018 là 418 doanh nghiệp và năm 2019 là 458 DNNVV vi phạm, số lượng các doanh nghiệp vi phạm có tăng lên. Tuy Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang đã tích cực rà soát, kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn các doanh nghiệp trong quá trình kê khai, nộp hồ sơ khai thuế và nộp thuế nhưng tình trạng vi phạm vẫn tiếp diễn mặc dù mức độ vi phạm và các lỗi vi phạm có thay đổi.
Về số tiền phạt các DNNVV trong quá trình kê khai và nộp thuế TNDN, do số lượng DNNVV vi phạm tăng lên, do vậy số tiền phạt cũng theo đó mà gia tăng hơn nhưng tốc độ tăng không quá lớn. Cụ thể, năm 2017, Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang đã phạt các DNNVV vi phạm với tổng số tiền phạt là 912,62 triệu đồng; năm 2018 tăng lên 0,5% ở mức 917,18 triệu đồng và năm 2019 tăng 0,58% đạt mức 922,46 triệu đồng.
Qua bảng trên cho thấy việc kiểm tra phát hiện DNNVV nộp thuế TNDN thường vi phạm các lỗi như khai sai, khai thiếu thuế TNDN và nộp chậm thuế TNDN. Theo các Báo cáo tổng kết, đánh giá việc thực hiện công tác kiểm tra thuế hàng năm tại Cục Thuế
80
tỉnh Tuyên Quang cho thấy tất cả các sai phạm thường nhằm mục đích giảm doanh thu, tăng chi phí khi xác định nghĩa vụ thuế phải nộp NSNN.
Từ kết quả trên, cũng có thể thấy rằng, công tác kiểm tra đối với các DNNVV cũng đang dần hoàn thiện hơn trong những năm gần đây. Tuy nhiên việc lựa chọn doanh nghiệp để kiểm tra những doanh nghiệp có hành vi trốn thuế gian lận vẫn chưa kịp thời, vẫn còn tồn tại một số lượng doanh nghiệp bỏ kinh doanh trước khi được thanh tra, kiểm tra thuế.
Vấn đề tồn tại trong chính sách thuế cũng như công tác quản lý thuế đó là với quy trình khai thuế chung cho mọi doanh nghiệp như hiện nay, khó quản lý được sự thất thoát nguồn thu cho NSNN. Quyền hạn điều tra, tiếp xúc doanh nghiệp của công chức thuế còn hạn chế nên việc đấu tranh với các biểu hiện sai phạm của các doanh nghiệp chưa sâu sát. Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng chưa đồng bộ, thiếu thống nhất dứt khoát. Chức năng nhiệm vụ của Phòng Thanh tra - Kiểm tra thuế gắn với việc đôn đốc thực hiện dự toán thu, do đó có sự chi phối và ảnh hưởng lớn đến tính độc lập trong công tác kiểm tra. Thực tế với yêu cầu khối lượng công việc lớn, do đó đã ảnh hưởng hiệu quả công tác kiểm tra.
* Tình hình kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Tuyên Quang
Kiểm soát ở khâu đăng ký, kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp
Công tác kê khai, nộp thuế TNDN là nhiệm vụ hết sức quan trọng nhằm thu thập, cập nhật thông tin, tạo cơ sở dữ liệu ban đầu phục vụ cho các hoạt động của cơ quan thuế như: Tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình thu từ đó đề ra các biện pháp quản lý, kiểm soát thu thuế có hiệu quả; phân tích rủi ro để lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra. Thực hiện cơ chế “Tự khai, tự nộp thuế”, theo đó người nộp thuế thực hiện quyết toán thuế TNDN cho cơ quan thuế trực tiếp theo mẫu và theo thời hạn quy định. Quy trình kê khai, nộp thuế được minh hoạ như sơ đồ sau đây: