Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Tuyên Quang (Trang 104)

5. Kết cấu của luận văn

3.5.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

Mặc dù, việc triển khai thực hiện quản lý thuế TNDN đối với DNNVV tại Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang trong những năm qua đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, nhưng vẫn tồn tại những hạn chế, yếu kém cần khắc phục. Tình trạng thất thu thuế vẫn còn xảy ra, nguồn thu thuế vẫn chưa được khai thác một cách triệt để, nợ đọng thuế vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn, việc phát hiện các sai sót và kết quả truy thu thuế TNDN qua công tác kiểm tra cần hoàn thiện hơn nữa.

- Kết quả thu thuế TNDN chưa khai thác hết nguồn thu, chưa tương xứng với tiềm năng của địa bàn tỉnh Tuyên Quang:

Tuy kết quả thu thuế TNDN thời gian qua luôn tăng dần qua các năm góp phần hoàn thành kế hoạch thu ngân sách của Cục Thuế, nhưng số thu đó vẫn chưa thực sự tương xứng với khả năng và điều kiện của thành phố, chưa khai thác, quản lý hết nguồn thu. Ở một số lĩnh vực, vẫn còn xảy ra tình trạng thất thu cả về số thuế đã được người nộp thuế kê khai lẫn số thuế chưa được người nộp thuế kê khai.

Nguyên nhân là do số đối tượng người nộp thuế đã có thông báo tạm ngừng kinh doanh với cơ quan thuế nhưng thực chất vẫn có hoạt động buôn bán, cung cấp dịch vụ tại nơi khác mà cơ quan thuế không phát hiện hiện ra cũng như không kiểm soát được. Đặc biệt đối với lĩnh vực kinh doanh thương mại, dịch vụ, số lượng khách lẻ rất nhiều và thường là người tiêu dùng không tham gia kinh doanh nên không lấy hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ đã vô tình tiếp tay cho người nộp thuế giấu doanh thu, không kê khai nghĩa vụ thuế. Hoặc đối với một số người nộp thuế vẫn kê khai thuế phải nộp nhưng lại mang tâm lý dây dưa, chây ì không nộp thuế đến khi phá sản, bỏ địa chỉ kinh doanh cũng gây nên tình trạng thất thu thuế.

- Công tác quản lý khai thuế, nộp thuế và kế toán thuế: Công tác xử lý dữ liệu trong quản lý khai thuế, nộp thuế và kế toán thuế tại Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang thời gian vừa qua đã được hiện đại hóa, đạt được một số hiệu quả nhất định. Song việc thực hiện quy trình vẫn còn một số tồn tại như: Chưa thực hiện xử phạt đối với NNT nộp chậm hồ sơ khai thuế qua mạng internet, chưa đôn đốc người nộp thuế nộp đầy đủ các phụ lục phải đính kèm theo hồ sơ khai thuế, chưa thực hiện ấn định thuế đối

94

với người nộp thuế nộp chậm hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định hoặc người nộp thuế không nộp hồ sơ khai thuế. Vì vậy, chưa chấn chỉnh được người nộp thuế thực hiện đúng các quy định của Luật quản lý thuế và còn gây thất thu cho NSNN. Đối với công tác kế toán thu nộp NSNN chưa yêu cầu người nộp thuế thực hiện điều chỉnh kịp thời mục lục NSNN trong trường hợp người nộp thuế nộp tiền thuế sai chương loại khoản mục, dẫn đến công tác lập sổ theo dõi nợ của người nộp thuế đôi khi chưa chính xác, chưa phản ánh đúng số nợ thuế của người nộp thuế. Đồng thời, do đặc thù của sắc thuế TNDN là khai thuế tạm tính theo quý và thực hiện quyết toán vào cuối năm tài chính, nhưng ứng dụng phần mềm đang áp dụng tại Cục chưa có khả năng tự xác định lại chính xác nghĩa vụ thuế phải nộp của người nộp thuế nên số thuế theo dõi trên ứng dụng không chính xác buộc cán bộ thuế làm công tác kê khai, kế toán thuế phải mở sổ theo dõi thủ công trên file excel. Cho nên đã gây khó khăn cho công tác đôn đốc, thu hồi nợ đọng.

- Công tác kiểm tra người nộp thuế: Bên cạnh những kết quả đạt được như phát hiện, ngăn chặn và xử lý nhiều hành vi vi phạm pháp luật thuế của một bộ phận không nhỏ người nộp thuế, góp phần đẩy lùi những hành vi gian lận, trốn thuế, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho người nộp thuế, công tác này vẫn bộc lộ những hạn chế nhất định như: Công tác kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan thuế và phân tích rủi ro trên hồ sơ khai thuế chưa được đầu tư và quan tâm đúng mức. Việc kiểm tra, phân tích thường được thực hiện thủ công dựa trên các yếu tố trực quan, cộng trừ, nhân chia, so sánh đối chiếu các chỉ tiêu trên hồ sơ khai thuế của NNT, hoặc chỉ dựa trên các báo cáo phân tích tỷ số tăng giảm đột biến của các ứng dụng phân tích rủi ro của Ngành thuế mà chưa có sự đánh giá toàn diện, xu hướng phát triển ngành nghề, quy mô, và so sánh với các đơn vị khác cùng ngành nghề trên cùng địa bàn thành phố. Mặt khác, các ứng dụng phân tích rủi ro được viết chung cho toàn ngành và mới được áp dụng trong thời gian gần đây nên tính hữu ích của ứng dụng chưa cao, chưa sát với thực tế. Vì vậy, công tác phân tích hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế khi đánh giá rủi ro còn thiếu cơ sở và tính chính xác nên kết quả mang lại không cao, không phát hiện được nhiều các trường hợp gian lận, trống thuế.

95

Việc xây dựng kế hoạch kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế chưa lựa chọn đúng đối tượng cần thực hiện kiểm tra khiến cho kết quả của cuộc kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế đôi khi không cao, chưa đạt được kỳ vọng ban đầu, số thu qua công tác kiểm tra còn thấp và gây mất thời gian cho cả cơ quan thuế cũng như người nộp thuế. Và với đặc thù của ngành thuế là thực hiện quản lý thuế theo hình thức đề cao tính tự giác, tự khai, tự nộp của người nộp thuế. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi tất cả các hồ sơ khai thuế đều được thực hiện kê khai qua mạng và đều được cơ quan thuế chấp nhận không phân biệt đúng, sai. Nhưng công tác kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế lại được thực hiện chưa nhiều. Đồng thời công tác kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế thường được thực hiện theo phường, cán bộ theo dõi phường nào thì thực hiện kiểm tra người nộp thuế tại phường đó mà không thực hiện kiểm tra theo chuyên đề chuyên sâu. Ngoài ra, thời gian của một số cuộc kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế còn kéo dài quá thời gian quy định của quy trình trình kiểm tra thuế và việc đôn đốc người nộp thuế chấp hành nộp các khoản tiền thuế truy thu, tiền phạt qua công tác kiểm tra còn chưa dứt điểm làm gia tăng tỷ lệ nợ thuế. Việc khắc phục, chấn chỉnh các sai sót của người nộp thuế sau kiểm tra như điều chỉnh giảm thuế được khấu trừ hay giảm lỗ... chưa được theo dõi chặt chẽ. Do đó, chưa thực sự tạo được tính nghiêm minh của Pháp luật và tính răn đe người nộp thuế vi phạm chưa cao. Nguyên nhân do số lượng cán bộ làm công tác kiểm tra còn hạn chế, năng lực chuyên môn nghiệp vụ không đồng đều, kỹ năng xử lý công việc đôi khi chưa khoa học và cán bộ kiểm tra phải kiêm nhiệm nhiều việc khác nhau như vừa phải thực hiện công tác kiểm tra thuế, vừa phải nhận kế hoạch thu NSNN, vừa phải rà soát xác minh địa điểm kinh doanh của người nộp thuế mới ra kinh doanh hoặc người nộp thuế có dấu hiệu bỏ trốn, mất tích... nên không có thời gian đầu tư chuyên sâu cho công việc dẫn tới hiệu quả cuộc kiểm tra chưa cao, thời gian xử lý kéo dài.

Cơ chế chính sách cũng thường xuyên thay đổi, sự ổn định và tính nhất quán không cao, nhiều quy định còn mở, không bao trùm hết các tình huống phát sinh trên thực tế nên cũng gây không ít khó khăn cho công tác kiểm tra thuế cũng như công tác quản lý thuế, kiểm soát nguồn thu.

- Công tác quản lý nợ: Việc hạch toán, theo dõi số thu nộp của người nộp thuế trên ứng dụng phần mềm quản lý thuế đôi khi không chính xác gây khó khăn cho việc

96

xác định nợ, phân loại nợ và đôn đốc thu nợ. Tình trạng người nộp thuế nộp sai mục lục ngân sách, sai mã số thuế còn diễn ra thường xuyên nên vẫn tồn tại nhiều số liệu nợ thuế ảo. Ý thức nộp thuế của người nộp thuế chưa cao, còn một bộ phận không nhỏ người nộp thuế muốn dây dưa, chiếm dụng tiền thuế. Bởi trong giai đoạn nền kinh tế suy giảm, Nhà nước thắt chặt tín dụng và việc tiếp cận, huy động vốn của người nộp thuế khó khăn nên tỷ lệ phạt chậm nộp tiền thuế còn thấp hơn lãi suất vay ngân hàng. Ngoài ra việc khai báo thông tin tài khoản Ngân hàng của người nộp thuế thường không đầy đủ, còn mang tính đối phó, họ chỉ cung cấp những thông tin về tài khoản Ngân hàng ít thực hiện giao dịch, có số dư tiền gửi thấp. Nên công tác thực hiện cưỡng chế qua tài khoản tiền gửi Ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, một số tổ chức Ngân hàng tín dụng, không hợp tác trong cung cấp thông tin dẫn đến thông tin chậm hoặc không chính xác nên đã xảy ra thực trạng, khi cơ quan thuế có được thông tin về số dư tiền gửi Ngân hàng lớn nhưng đến khi ban hành Quyết định cưỡng chế thì tài khoản chỉ còn số dư thấp không đủ để thực hiện cưỡng chế. Đặc biệt, việc triển khai áp dụng cưỡng chế bằng hình thức kê biên, bán đấu giá tài sản còn phức tạp, khó thực hiện do thành phần cưỡng chế phải bao gồm nhiều ban ngành chức năng cùng phối hợp thực hiện.

- Công tác phối kết hợp với các sở ban ngành liên quan: Quản lý thuế chịu tác động của rất nhiều yếu tố. Vì vậy, để công tác quản lý thuế đạt được hiệu quả thì không thể thiếu sự phối kết hợp của các cơ quan liên quan. Công tác này tại Cục Thuế vừa qua chưa thực sự đạt hiệu quả cao, bởi lẽ mới chỉ có sự liên kết trao đổi thông tin hai chiều giữa Cục Thuế với KBNN tỉnh trong công tác thu nộp. Sự phối hợp giữa Công an tỉnh, Cục Quản lý thị trường chỉ dừng lại ở công tác thành lập đoàn đôn đốc thu nợ mà chưa có sự cung cấp thông tin đa chiều liên quan đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của người nộp thuế. Các hoạt động buôn bán mua hàng hóa trôi nổi, không rõ xuất xứ không được người nộp thuế kê khai tính thuế, cũng không được Cục Quản lý thị trường phản ánh thông tin tới cơ quan thuế. Các Ngân hàng thương mại mở tài khoản và thực hiện các giao dịch cho người nộp thuế cũng hạn chế cung cấp thông tin cho cơ quan thuế.

Nguyên nhân do chưa có chế tài quy định cụ thể về sự phối hợp liên ngành giữa các cơ quan. Và các ngân hàng thương mại vì tâm lý muốn thu hút, giữ khách hàng mà không muốn cung cấp thông tin về người nộp thuế.

97

Chương 4

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TỈNH TUYÊN QUANG 4.1. Định hướng và mục tiêu quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Tuyên Quang

4.1.1. Định hướng quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Tuyên Quang vừa tỉnh Tuyên Quang

Việc tìm các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý thuế, tăng thu cho ngân sách tỉnh Tuyên Quang trong tình hình hiện nay có ý nghĩa cực kỳ quan trọng cả về lý luận và thực tiễn. Đặc biệt trong cơ chế tăng cường sự tự chủ về tài chính cho chính quyền địa phương thì vai trò thu ngân sách càng có ý nghĩa hơn. Do đó, theo Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2019 của Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang, phần phương hướng hoạt động đã nêu rõ định hướng quản lý thuế TNDN đối với DNNVV tỉnh Tuyên Quang được xác định như sau:

- Chỉ đạo quyết liệt nhiệm vụ thu ngân sách. Phát động các phong trào thi đua phấn đấu hoàn thành vượt mức từ 5% trở lên dự toán thu NSNN năm 2020 được Tổng cục Thuế giao.

- Triển khai thực hiện tốt Luật quản lý thuế, luật thuế thu nhập cá nhân, Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung.

- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hoá, công khai, minh bạch, tạo thuận lợi cho các tổ chức và cá nhân người nộp thuế thực hiện khai thuế, nộp thuế; Tuyên truyền vận động các doanh nghiệp áp dụng kê khai thuế qua mạng (iHTKK). Tăng cường mạnh mẽ việc thực hiện ISO theo phiên bản 9001- 2008 ở tất cả các mặt công tác trong các đơn vị toàn ngành.

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch Thanh tra, Kiểm tra trên cơ sở phân tích rủi ro, đảm bảo kế hoạch đã đề ra. Kiểm tra hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế đạt 100%. Kịp thời thu vào ngân sách đối với tiền thuế phát hiện qua thanh, kiểm tra.

- Theo dõi, giám sát chặt chẽ, thường xuyên sự biến động của các khoản nợ thuế, xây dựng các giải pháp hữu hiệu thu hồi các khoản nợ đọng đảm bảo đúng quy trình quản lý nợ thuế. Phấn đấu tỷ lệ tổng nợ so với số thực hiện thu đạt dưới 4%.

98

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch Kiểm tra nội bộ đạt mục tiêu đã đề ra, chấn chỉnh và xử lý nghiêm minh các hành vi sai phạm, từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm. Thực hiện tốt nội quy, quy chế làm việc của ngành; xây dựng môi trường, phong cách làm việc chuyên nghiệp , thân thiện, hiện đại và hiệu quả.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ các tổ chức và cá nhân người nộp thuế ở tất cả các khâu, các bộ phận, các lĩnh vực. Thường xuyên tổ chức đối thoại, tổ chức tuyên dương, khen thưởng kịp thời thành tích chấp hành tốt chính sách, pháp luật thuế của cá tổ chức và cá nhân người nộp thuế.

- Đẩy mạnh công tác luân chuyển, luân phiên và chuyển đổi vị trí công tác,nhất là đối với cán bộ trong diện quy hoạch, cán bộ trẻ có năng lực để đào tạo, bồi dưỡng nhằm tạo nguồn trước mắt và lâu dài.Tăng cường công tác đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực, bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu theo từng chức năng quản lý thuế.

- Thực hiện tốt chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và phòng chống tham nhũng; Thực hiện nghiêm quy chế quản lý tài chính; tiết kiệm trong quản lý tài chính nội bộ ngành; Chi tiêu đúng chế độ, không dùng điện thoại, xe công và các tài sản khác của Nhà nước vào việc riêng.

- Làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức cán bộ, công chức trong đơn vị. Đẩy mạnh hơn nữa việc “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Thực hiện đúng 10 điều kỷ luật; Những tiêu chuẩn cần xây và những điều cần chống; Các quy định về văn hoá công sở và đạo đức công chức, viên chức ngành Thuế; Coi trọng, xây dựng và gìn giữ các giá trị “Minh bạch - Chuyên nghiệp - Liêm chính - Đổi mới”.

4.1.2. Mục tiêu quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Tuyên Quang vừa tỉnh Tuyên Quang

Nền kinh tế trong nước được dự đoán tiếp tục đà tăng trưởng ổn định, lạm phát trong tầm kiểm soát, môi trường kinh doanh được cải thiện, tiếp tục tạo đà phát triển cho năm 2020. Tuy nhiên, độ mở của nền kinh tế lớn làm các tác động tiêu cực của kinh tế thế giới đến kinh tế trong nước nhanh và mạnh hơn, khả năng chống chịu của nền kinh tế trước những tác động của kinh tế khu vực và toàn cầu, ứng phó và xử lý những khó khăn thách thức còn hạn chế. Đồng thời, nội tại nền kinh tế còn nhiều vấn

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Tuyên Quang (Trang 104)