5. Kết cấu của luận văn
1.2.2. Kinh nghiệm tại Cục Thuế tỉnh Sơn La
Sơn La là tỉnh miền núi cao ở phía Tây Bắc, có diện tích 14.125 km². Phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu, Yên Bái; phía Đông giáp tỉnh Phú Thọ, Hoà Bình; phía Tây giáp tỉnh Điện Biên; phía Nam giáp tỉnh Thanh Hoá và nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào. Toàn tỉnh có 12 đơn vị hành chính. Do điều kiện thiên nhiên ưu đãi đã tạo cho Sơn La tiềm năng để phát triển các sản phẩm nông, lâm nghiệp hàng hoá có lợi thế với quy mô lớn mà ít nơi có được.
Cục Thuế tỉnh Sơn La là đơn vị triển khai nhiệm vụ quản lý và khai thác nguồn thu trên địa bàn miền núi, kinh tế - xã hội của tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, thời tiết khắc nghiệt, thiên tai bão lũ thường xuyên, quy mô doanh nghiệp trên địa bàn còn nhỏ, năng lực tài chính và sức cạnh tranh thấp. Tuy vậy, trong giai đoạn gần đây, cùng với sự chỉ đạo sát sao của Ban lãnh đạo tỉnh Sơn La, Cục Thuế tỉnh đã đạt được một số thành tựu nhất định trong công tác, đặc biệt đối với hoạt động quản lý thuế TNDN đối với DNNVV trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:
36
Việc thực hiện cơ chế “Một cửa liên thông” đã được thực hiện kịp thời, nhanh chóng, đúng thời gian quy định, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn, thêm vào đó là chính sách thu hút, khuyến khích đầu tư từ các doanh nghiệp trong và nước, tạo điều kiện tốt cho các thành phần kinh tế phát triển. Do đó mà số lượng DNNVV trên địa bàn tỉnh Sơn La đăng ký và được cấp mã số thuế có xu hướng ngày càng tăng. Trong giai đoạn từ 2011 đến 2019, mỗi năm tỉnh Sơn La cấp mới khoảng gần 40 mã số thuế cho DNNVV.
Về khai thuế và nộp thuế
Hàng năm số thu về thuế TNDN đóng góp vào NSNN ngày càng tăng, góp phần ổn định thu chi, hạn chế phần nào thâm hụt ngân sách đảm bảo cho tỉnh Sơn La thực hiện chức năng QLNN của mình. Việc tổ chức triển khai ứng dụng Hỗ trợ khai thuế bằng công nghệ mã vạch hai chiều đã giúp cho việc quản lý kê khai, nộp thuế được thực hiện hoàn toàn tự động trên máy tính. Điều này góp phần nâng cao chất lượng kê khai thuế tại Cục Thuế tỉnh Sơn La, cụ thể, trong giai đoạn 2011 đến 2019, tỷ lệ DNNVV nộp tờ khai thuế TNDN xấp xỉ 93% và tỷ lệ nộp đúng hạn vào khoảng 90%, tỷ lệ tờ khai sai số học chưa đến 1%. Như vậy, công tác quản lý kê khai và thu nộp thuế TNDN đối với DNNVV tại Cục Thuế tỉnh Sơn La đang được thực hiện khá tốt và cần phát huy hơn nữa trong giai đoạn tới.
Về tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế
Cục đã phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng như: Đài Phát thanh và Truyền hình, hệ thống đài phát thanh cơ sở tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tư vấn, hỗ trợ và giải đáp các vướng mắc về pháp luật thuế nói chung và về thuế TNDN nói riêng cho người nộp thuế. Từ đó nhằm nâng cao nhận thức và ý thức tự giác chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của các doanh nghiệp dặc biệt là doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Hỗ trợ tốt cho doanh nghiệp khai thuế qua mạng từ đó hạn chế sai số học, tiết kiệm thời gian thực hiện cho cả cơ quan thuế và người nộp thuế.
Về thu nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế
Cục đã thực hiện nhiều biện pháp quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế như: Tổ chức rà soát đối chiếu, kiểm tra, tổng hợp, phân tích đánh giá phân loại nợ thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và các bước của quy trình quản lý thu nợ, đề nghị
37
cấp có thẩm quyền xoá nợ, miễn, giảm nợ thuế theo chế độ quy định. Tập trung đôn đốc ngay các khoản nợ thuế có khả năng thu vào ngân sách, tổ chức làm việc với từng doanh nghiệp có số thuế nợ đọng lớn, thực hiện cam kết thanh toán nợ đọng thuế theo phân kỳ, chủ động, phối hợp với các ngành chức năng để triển khai thực hiện các biện pháp quản lý thu hồi nợ thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế. Theo số liệu báo cáo của Cục Thuế tỉnh Sơn La năm 2019, tổng nợ thuế TNDN của các DNNVV là gần 21 tỷ đồng, trong đó có 2,7 tỷ đồng là nợ khó thu và 4,6 tỷ đồng là nợ chờ xử lý, còn lại là nợ có khả năng thu.
Về thanh tra, kiểm tra thuế, kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp
Công tác kiểm tra thuế đã được kiện toàn với lực lượng cán bộ đủ đảm đương công tác của ngành, thường xuyên kiểm tra tờ khai thuế để xác định kịp thời nghĩa vụ thuế của người nộp thuế. Công tác kiểm tra thuế tiếp tục duy trì thực hiện trên cơ sở thu thập số liệu, phân tích thông tin, phân tích rủi ro… Thông qua kết quả kiểm tra đã nhận thấy các hành vi khai sai, trốn thuế là: kê khai sai, hạch toán thiếu doanh thu, kê khống chi phí, bán hàng không xuất hóa đơn…