Đối với Chính phủ và Bộ Tài chính

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Tuyên Quang (Trang 114 - 115)

5. Kết cấu của luận văn

4.3.1. Đối với Chính phủ và Bộ Tài chính

Công tác quản lý thuế dựa trên nền tảng hệ thống phát luật mà nhà nước đề ra. Trong thời gian qua Bộ Tài chính ban hành nhiều nghị định và chính sách nhằm cải thiện công tác quản lý thuế trên cả nước, song do mỗi tỉnh đều có đặc thù kinh tế riêng nên khi đưa các nghị định, thông tư áp dụng vào áp dụng đôi với một số tỉnh sẽ là đòn bẩy để hoàn thiện cơ chế quản lý, nhưng với một số tỉnh là lại là những bất cập, hạn chế dẫn tới quản lý gặp nhiều rủi ro. Vì vậy, trước khi ban hành thông tư, nghị định Bộ Tài chính và Tổng cục thuế nên có những phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động của mỗi vùng trên cả nước để từ đó đưa ra những chính sách phù hợp nhất, có thể áp dụng và mang lại hiệu quả cho tất cả các địa bàn.

Cần có những văn bản quy định cụ thể về trách nhiệm của các sở ban ngành, doanh nghiệp, tổ chức cá nhân, ngân hàng trong việc cung cấp thông tin về NNT cho Cục thuế để hoàn thiện và thống nhất cơ sở dữ liệu về thông tin NNT. Bên cạnh đó cũng cần có những chế tài xử phạt khi các đơn vị, tổ chức cá nhân, ngân hàng cố tình

104

không muốn cung cấp thông tin, hoặc có cung cấp nhưng lại cung cấp thông tin sai lệch.

Luật cần quy định chặt chẽ hơn đối với các điều kiện để thành lập doanh nghiệp, các chứng từ chứng nhận đăng ký kinh doanh như trụ sở, địa điểm, mặt hàng, ngành nghề kinh doanh giảm thiểu tình trạng các doanh nghiệp mọc lên tràn lan, hoạt động không có hiệu quả gây tổn thất không chỉ cho kinh tế mà còn ảnh hưởng tới hoạt động quản lý thuế, giải quyết tồn đọng nợ thuế.

Dựa trên những thông tư, nghị định của Nhà nước, Bộ Tài chính và Tổng cục thuế nên có những văn bản hướng dẫn cụ thể về những điều lệ, cơ chế chính sách về thuế nói chung và thuế TNDN đối với các DNNVV nói riêng theo hướng đơn giản hóa, dễ hiểu giúp cho các Cục thuế không gặp phải vướng mắc khi thi hành và triển khai tới NNT.

Tăng cường trao đổi những thông tin về thuế, tài chính của tất cả các cấp trong cả nước thông qua các phần mềm ứng dụng công nghệ tin học. Bên cạnh đó, cần xây dựng hệ thống thông tin NNT thống nhất, chặt chẽ theo từng mã số thuế theo từng địa bàn nhằm giúp nâng cao hiệu quả quản lý các doanh nghiệp đặc biệt là đối với những doanh nghiệp có nhiều trụ sở kinh doanh.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Tuyên Quang (Trang 114 - 115)