Hoàn thiện quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế thu nhập doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Tuyên Quang (Trang 111 - 112)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.2. Hoàn thiện quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế thu nhập doanh nghiệp

doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Tuyên Quang

Tại Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang, công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế được thực hiện trên cơ sở khai thác các số liệu nợ đọng từ các phần mềm quản lý thuế do Đội kê khai, kế toán thuế cung cấp. Do vậy, để việc xác định đối tượng nợ, phân loại nợ thuế được thực hiện nhanh gọn, đạt hiệu quả cao, trước hết cần nâng cấp các Ứng dụng phầm mềm quản lý thuế. Đảm bảo các số liệu theo dõi nợ đọng trên phần mềm luôn chính xác và được cập nhật kịp thời.

Đẩy mạnh việc rà soát nợ, phân loại nợ và phân tích tuổi nợ, nguyên nhân nợ đọng chi tiết đến từng NNT theo các tiêu chí: nợ do ảnh hưởng của yếu tố khách quan như khủng hoảng kinh tế, nợ do ý thức chấp hành luật của NNT kém, nợ do NNT mất tích, phá sản hay nợ do lỗi chủ quan của cơ quan thuế để có những biện pháp ứng xử phù hợp và kịp thời theo quy định của pháp luật. Phấn đấu đưa tỷ lệ nợ thuế không

101

vượt quá 5% so với tổng số thu NSNN trên địa bàn, hạn chế để phát sinh thêm các khoản nợ mới. Ban hành ngay các thông báo đôn đốc thu nợ khi phát sinh nợ mới. Thực hiện giao chỉ tiêu thu nợ hàng tháng đến từng cán bộ thuế. Thực hiện đối chiếu, điều chỉnh ngay số nợ sai sót do NNT nộp nhầm mục lục ngân sách hoặc sai mã số thuế để tránh tồn nợ sai, nợ ảo.

Ngoài ra, Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, cần tham mưu cho Lãnh đạo Cục ban hành thông báo yêu cầu NNT ngay từ khi NNT mới ra kinh doanh (chưa phát sinh nợ đọng tiền thuế) phải khai báo đầy đủ các thông tin về tài khoản Ngân hàng. Và hàng năm, khi NNT mở mới các tài khoản Ngân hàng, phải tiến hành khai bổ xung tới cơ quan thuế. Đồng thời cần tham mưu và báo cáo lãnh đạo cấp trên chỉ đạo các Ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố thực hiện tốt quy chế phối hợp cung cấp thông tin đảm bảo công tác cưỡng chế nợ thuế được diễn ra thuận lợi, hiệu quả và kiến nghị thành lập ban chỉ đạo chống thất thu NSNN.

Thực hiện tuyên dương NNT chấp hành tốt pháp luật thuế, có đóng góp lớn vào số thu NSNN và công bố công khai các trường hợp nợ đọng thuế nhiều, thời gian nợ thuế kéo dài trên các phương tiện thông tin đại chúng để NNT có ý thức tự giác hơn trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho NSNN.

Thêm vào đó, đẩy mạnh việc thu thuế cũng như cưỡng chế thu nợ thuế qua hệ thống ngân hàng. Với sự lớn mạnh và phát triển không ngừng của các dịch vụ ngân hàng, việc thu thuế, thu nợ thuế trở nên dễ dàng hơn, tạo nhiều điều kiện cho các cán bộ thuế trong công tác thu thuế, thu nợ thuế. Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang nên phối kết hợp chặt chẽ hơn nữa với các ngân hàng trên địa bàn tỉnh để đạt được hiệu quả cao hơn khi thu thuế, thu nợ thuế của các doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Tuyên Quang (Trang 111 - 112)