Vọng chẩn: (Nhìn, quan sát)

Một phần của tài liệu CHUYÊN NGÀNH BÁC SĨ Y HỌC CỔ TRUYỀN 1. TRÍCH QUY CHẾ CHUYÊN MÔN (Trang 43 - 44)

II. Sơ đồ tóm tắt về chẩn đoán và xử trí phản vệ

1. Vọng chẩn: (Nhìn, quan sát)

Là nhìn, quan sát bằng mắt để đánh giá thần sắc, hình thể, cử động, mắt, môi, miệng và lưỡi của người bệnh

1.1. Quan sát thần:

Thần thể hiện ra vẻ mặt, ánh mắt, cử chỉ, lời nói

- Thần tốt: Ý thức và tiếp xúc tốt, vẻ mặt tươi nhuận, ánh mắt linh hoạt, lời nói rõ ràng, cử chỉ phù hợp.

- Thần yếu: Vẻ mặt u uất, mắt lờ đờ, tiếp xúc chậm chạp.

- Lạc thần (loạn thần): Ánh mắt đờ đẫn hoặc sáng một cách bất thường, ý thức không chính xác, cười nói không ăn nhập.

- Giả thần: Bệnh đang nặng, đột nhiên tỉnh táo, ánh mắt sáng, ý thức minh mẫn, trí nhớ tốt. Đây là dấu hiệu nguy kịch, chính khí sắp thoát.

1.2. Quan sát màu da:

- Da đỏ là nhiệt chứng, bệnh thuộc tâm, nếu chỉ phớt hồng ở gò má, môi đỏ là âm hư hoả vượng.

- Da trắng bệch, tái nhợt là chứng hư hàn do dương hư, phế khí hư. - Da xanh là khí ứ trệ đang đau đớn, bệnh thuộc can.

- Da vàng là hoàng đản, thấp nhiệt can kinh hoặc tỳ nhiệt đàm trệ. - Da xạm đen là dương khí suy, huyết ứ hoặc thận hư.

1.3. Quan sát lưỡi: (Thiệt chẩn)

- Xem hình dáng lưỡi: Bình thường là thon đều.

+ To bè có vết ngấn răng ở rìa lưỡi là do khí hư, đàm thấp hoặc thận tỳ dương hư

+ Thon nhỏ là do âm hư, huyết hư

- Xem chất lưỡi là tổ chức cơ và niêm mạc của lưỡi, bình thường hồng nhuận.

+ Chất lưỡi nhạt, mềm là khí, huyết hư + Chất lưỡi đỏ là chứng nhiệt

+ Chất lưỡi hồng có những điểm đỏ thẫm là huyết ứ

+ Chất lưỡi xanh tím: Nếu khô là cực nhiệt, nếu ướt là huyết ứ - Xem rêu lưỡi: Là chất phủ trên bề mặt của lưỡi, thường rất mỏng.

+ Màu sắc: Rêu trắng mỏng là hàn còn ở biểu; rêu vàng thuộc nhiệt ở lý; rêu xạm đen là bệnh nặng.

- Tính chất: Rêu mỏng là bệnh nhẹ còn ở biểu; rêu dày bệnh ở lý có tích trệ; rêu khô là nhiệt cao, âm hư, khô tân dịch; rêu ướt, mọng là phong hàn, ướt, dính, nhớt là thấp trệ.

1.4. Quan sát hình thể:

- Người gầy, da khô, tóc khô, móng chân, móng tay gãy, thường là can thận âm hư.

- Người béo, bủng bệu, cử động chậm chạp do âm thịnh, đàm trệ.

Một phần của tài liệu CHUYÊN NGÀNH BÁC SĨ Y HỌC CỔ TRUYỀN 1. TRÍCH QUY CHẾ CHUYÊN MÔN (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)