II. Điều trị bằng y học cổ truyền 2.1 Nguyên nhân
14.TĂNG HUYẾT ÁP 1 Đại cương
1. Đại cương
Tăng huyết áp (THA) là một vấn đề rất thường gặp trong cộng đồng và hiện đã trở thành một vấn đề xã hội. Ở các nước phát triển, tỷ lệ THA ở người lớn (> 18 tuổi) theo định nghĩa của JNC VI là khoảng gần 30% dân số và có trên một nửa dân số > 50 tuổi có THA.. Tỷ lệ người mắc THA ngày càng tăng và tuổi bị mắc mới cũng ngày một trẻ. Vào năm 2000, theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), toàn thế giới có tới 972 triệu người bị THA và con số này được ước tính là khoảng 1,56 tỷ người vào năm 2025. Các yếu tố nguy cơ của lối sống như lười vận động, ăn không hợp lí với chế độ ăn quá nhiều chất béo, ăn mặn, hút thuốc lá... là những nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng gánh nặng này. Một vấn đề khá quan trọng nữa là tỷ lệ người mắc THA ngày một tăng nhanh chóng ở các nước đang phát triển (châu Á, châu Phi). Theo thống kê tại Hoa Kỳ năm 2006, có khoảng 74,5 triệu người Mỹ bị THA; nghĩa là cứ 3 người lớn có 1 người bị THA. Ngay tại Việt Nam, thống kê mới nhất năm 2008 cho thấy tỷ lệ THA ở người lớn là 25,1%. THA đã và đang trở thành nguy cơ hàng đầu của các biến chứng tim mạch. Vào năm 2002, WHO đã ghi nhận trong báo cáo sức khỏe hàng năm và liệt kê THA là "kẻ giết người số 1". Nói một cách ngắn gọn, đối với người bị THA, nguy cơ bị đột quỵ (tai biến mạch não) tăng gấp 4 lần, nguy cơ bị nhồi máu cơ tim tăng gấp 2 lần nếu so với người không bị THA. Nguy cơ tử vong sẽ tăng gấp đôi khi số huyết áp tăng mỗi 20mmHg đối với huyết áp tâm thu và tăng 10mmHg đối với huyết áp tâm trương. Năm 2008 có khoảng 16,5 triệu người chết vì THA trên toàn thế giới
Tăng huyết áp có liên quan đến:
- Tuổi: tuổi càng cao thì càng nguy cơ bị bệnh tăng huyết áp. Nếu ở lứa tuổi trẻ số người có bệnh tăng huyết áp chiếm tỷ lệ 1-2% thì ở người cao tuổi tỷ lệ mắc bệnh tăng đến 18,2-38% (thậm chí đến 50,2%). Trên 40 tuổi số người tăng huyết áp cao gấp 10 lần so với khi dưới 40 tuổi.
- Sự phát triển công nghiệp: Ở đô thị và nơi có nhịp sống căng thẳng, tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp cao hơn. Tương tự, ở các nước phát triển có mức sống cao và ở thành thị tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp nhiều hơn ở nông thôn.
1.2. Định nghĩa:
Tăng huyết áp là một hội chứng lâm sàng do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, nói lên tình trạng gia tăng áp lực máu trong các động mạch của đại tuần hoàn.
* Tăng huyết áp: Cho đến nay, Tổ chức Y tế thế giới và hội THA quốc tế đã thống
nhất gọi là THA khi huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg.(Huyết áp động mạch tối đa còn gọi là huyết áp tâm thu, huyết áp động mạch tối thiểu còn gọi là huyết áp tâm trương).
* Tiền tăng huyết áp: Kết hợp HA bình thường và bình thường cao, nghĩa là
* Tăng huyết áp áo choàng trắng: Là giá trị huyết áp cao được đo tại cơ sở y tế
nhưng không đáp ứng các tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp khi đo tại ngoài cơ sở y tế.
* Tăng huyết áp ẩn: Nghĩa là giá trị huyết áp cao được đo tại ngoài cơ sở y tế
nhưng không đáp ứng các tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp khi đo tại cơ sở y tế.
* Tăng huyết áp ác tính: Là những thay đổi sinh lý bệnh cụ thể có thể liên quan
đến tăng huyết áp nặng , bao gồm xuất huyết võng mạc, quáng gà hoặc phù gai thị, triệu chứng liên quan đến bệnh não và xơ hóa thận cấp tính
Tăng huyết áp ác tính thường liên quan đến huyết áp tâm trương trên 120 mmHg. Tuy nhiên, nó có thể xảy ra khi huyết áp tâm trương dưới 100 mmHg ở những bệnh nhân có huyết áp bình thường trước đó nhưng mắc tăng huyết áp cấp tính do tiền sản giật hoặc viêm cầu thận cấp.
* Tăng huyết áp cấp cứu: Là tình trạng tăng huyết áp nặng (thường là huyết áp tâm
trương trên 110 mmHg) có kèm theo bằng chứng tổn thương cấp tính cơ quan đích. Tăng huyết áp cấp cứu có thể đe doạ đến tính mạng và cần được điều trị ngay lập tức, thông thường sử dụng thuốc qua đường tiêm truyền trong môi trường được theo dõi sát
* Tăng huyết áp khẩn cấp: Là tình trạng tăng huyết áp nặng (thường là huyết áp
tâm trương trên 110 mmHg) ở bệnh nhân không có triệu chứng. Không có bằng chứng về lợi ích của việc hạ huyết áp nhanh chóng ở những bệnh nhân không có triệu chứng, không có bằng chứng tổn thương cơ quan đích và có ít nguy cơ ngắn hạn
1.3. Phân loại:
a. Dựa theo định nghĩa:
- Tăng huyết áp giới hạn khi trị số huyết áp trong khoảng 140/90 < HA < 160/95 mmHg
- Tăng huyết áp tâm thu khi huyết áp động mạch tối đa (PAs) lớn hơn 160 mmHg và huyết áp động mạch tối thiểu (PAd) nhỏ hơn 90 mmHg.
- Tăng huyết áp tâm trương khi huyết áp động mạch tối đa (PAs) thấp hơn 140 mmHg và huyết áp động mạch tối thiểu (PAd) cao hơn 95 mmHg.
b. Dựa vào tình trạng biến thiên của trị số huyết áp:
- Tăng huyết áp thường xuyên, có thể phân thành tăng huyết áp ác tính và tăng huyết áp lành tính.
- Tăng huyết áp cơn: trên cơ sở huyết áp bình thường hoặc gần bình thường, bệnh xuất hiện với những cơn cao vọt, những lúc này thường có tai biến.
- Tăng huyết áp dao động: con số huyết áp có thể lúc tăng, lúc không tăng
c. Dựa vào nguyên nhân:
- Tăng huyết áp thứ phát (có nguyên nhân), phần lớn ở trẻ em và người trẻ tuổi.