THUỐC GIẢI BIỂU 1 Thuốc phát tán phong hàn (tân ôn giải biểu)

Một phần của tài liệu CHUYÊN NGÀNH BÁC SĨ Y HỌC CỔ TRUYỀN 1. TRÍCH QUY CHẾ CHUYÊN MÔN (Trang 59 - 60)

II. Sơ đồ tóm tắt về chẩn đoán và xử trí phản vệ

7. THUỐC GIẢI BIỂU 1 Thuốc phát tán phong hàn (tân ôn giải biểu)

1. Thuốc phát tán phong hàn (tân ôn giải biểu) 1.1. Định nghĩa

Là thuốc cay ấm, điều trị các trường hợp phong hàn xâm nhập vào phần biểu.

1.2. Tác dụng chung

Điều trị cảm mạo do lạnh, ho hen do lạnh, đau cơ, đau thần kinh do lạnh, dị ứng do lạnh.

1.3. Cách sử dụng

Chỉ dùng khi bệnh ở biểu mà do phong hàn. Mùa hè dùng lượng ít, mùa đông dùng lượng cao hơn.

Phụ nữ sau đẻ, người già, trẻ em dùng lượng ít và phối hợp với thuốc bổ. Thuốc sắc xong phải uống nóng, ăn cháo nóng, đắp chăn, không nên dùng kéo dài.

Không dùng trường hợp tự hãn, đạo hãn, thiếu máu, mất máu, mụn nhọt đã vỡ, ban chẩn đã mọc hết, sốt do âm hư.

1.4. Các vị thuốc

1.4.1. Quế chi

- Dùng cành nhỏ cây quế - Tính vị: Cay ngọt

- Tác dụng điều trị: Cảm mạo phong hàn có mồ hôi, ôn thông kinh mạch, trừ phong thấp, điều trị chứng co cứng cơ do lạnh, đau khớp, đau dây thần kinh do hàn tà xâm nhập. Ho, long đờm, hóa khí lợi tiểu.

- Chống chỉ định: Không dùng cho người âm hư hỏa vượng, phụ nữ có thai. - Liều dùng, cách dùng: 6 - 16 g/ngày. Sắc uống

1.4.2. Sinh khương (gừng sống)

- Dùng thân rễ

- Tính vị: Cay, ấm vào kinh phế tỳ vị.

- Tác dụng điều trị: Cảm mạo do lạnh, nôn mửa do lạnh, ho do lạnh, kích thích tiêu hoá chống đầy hơi, hạn chế độc tính của nam tinh, phụ tử, bán hạ.

- Liều dùng, cách dùng: 6 - 12 g/ngày. Sắc uống

1.4.3. Tía tô

- Dùng toàn cây trên mặt đất

- Tác dụng điều trị: Cảm mạo do lạnh giảm ho, long đờm, giải uất; chữa tức ngực khó thở, ngực bụng đầy chướng, nôn mửa, an thai, viêm tuyến vú, ngộ độc thức ăn do cua cá.

- Liều dùng, cách dùng: 6 - 12 g/ngày. Sắc uống

1.4.4. Kinh giới

- Dùng toàn cây trên mặt đất

- Tính vị: Cay, ấm vào kinh phế can.

- Tác dụng điều trị: Cảm mạo do lạnh, đau dây thần kinh do lạnh, kích thích mọc ban chẩn điều trị dị ứng, chảy máu cam, xuất huyết.

- Liều dùng, cách dùng: 4 - 12 g/ngày. Sắc uống

1.4.5. Bạch chỉ

- Dùng rễ

- Tính vị: Cay, ấm vào kinh phế vị.

- Tác dụng điều trị: Chữa đau lựng, đau khớp do lạnh, cảm mạo, nhức đầu sổ mũi, đau răng.

- Liều dùng, cách dùng: 4 - 12 g/ngày. Sắc uống

Một phần của tài liệu CHUYÊN NGÀNH BÁC SĨ Y HỌC CỔ TRUYỀN 1. TRÍCH QUY CHẾ CHUYÊN MÔN (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)